Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 10 2018 lúc 4:48

Các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng giúp cho người đọc như đang đứng trước một cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp và đầy sức sống. Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.

Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng ⇒ Điệp từ và đối

Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông ⇒ Đảo ngữ

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LL
28 tháng 9 2021 lúc 14:19

Tham khảo:

Bài 1

* Nội dung:

- Bài ca dao là lời đối đáp của chàng trai với cô gái nói về những cảnh đẹp của nước ta.

- Gồm hai phần: 6 câu đầu là những câu hỏi của chàng trai, 6 câu sau là lời của cô gái.

* Nghệ thuật:

- Lối đối đáp giao duyên tạo ra sự thú vị cho bài ca dao

- Các hình ảnh tiêu biểu đặc trưng của mỗi địa danh:

Nơi năm cửa: thành Hà NộiSông sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng: sông Lục ĐầuSông bên đục bên trong: sông ThươngNúi thắt cổ bồng mà có thánh sinh: núi Đức Thánh TảnĐền thiêng nhất xứ Thanh: đền SòngNơi có thành tiên xây: tỉnh Lạng=> Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về phong cảnh thiên nhiên của đất nước. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết.

Bài 4

- Nội dung: Ca ngợi bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phụ và đẹp đẽ.

- Nghệ thuật:

Điệp ngữ “đứng bên ...ngó bên” gợi ra một không gian rộng lớn, mênh mông và khoáng đạt khiến cho nhân vật trữ tình có thể phóng rộng tầm mắt.So sánh: “Thân em” - “chẽn lúa đòng đòng” kết hợp với hình ảnh “phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai” gợi ra một sự tươi mới, căng tràn và tràn đầy sức sống.
Bình luận (0)
HK
Xem chi tiết
HK
23 tháng 9 2021 lúc 20:23

 giúp e đi ạ. em đang cần gấp

Bình luận (0)
ST
Xem chi tiết
NA
15 tháng 10 2018 lúc 12:22

Bạn lên google tìm đi !

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DH
7 tháng 10 2021 lúc 7:27

Điểm chung về nghệ thuật của 3 bài ca dao:

* Điểm chung về nội dung:

- Phản ánh các số phận nhỏ bé, bất hạnh, và cuộc đời lận đận, vất vả

- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, với những số phận con người bị vùi dập trong xã hội xưa

- Lên án tố cáo, đả kích chế độ phong kiến và giai cấp thống trị

* Đặc điểm nghệ thuật

- Thể thơ: đều sử dụng thể thơ lục bát =>Tạo ra những nhịp điệu và vẫn điệu

- Mượn hình ảnh, biểu tượng và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận mình

Cho mình nha

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
14 tháng 3 2019 lúc 8:39

Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Điều đó thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế và lời mời gọi mọi người hãy đến thăm xứ Huế đẹp mộng mơ.

Bình luận (0)
NL
12 tháng 11 2023 lúc 18:46

Wkwk

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TP
6 tháng 11 2021 lúc 9:05

tham khảo

    Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-bai-ca-dao-so-4-trong-chum-nhung-cau-hat-ve-tinh-yeu-dat-nuoc-con-nguoi-a84030.html#ixzz7BOp7ZIOq

Bình luận (0)
NT
6 tháng 11 2021 lúc 9:06

mình chỉ cần mở đoạn thôi chứ mình không cần cả đoạn luôn nhé!

Bình luận (2)
BT
Xem chi tiết
BT
22 tháng 11 2018 lúc 11:21

Thể loại: Biến thể lục bát

Bình luận (0)
KK
22 tháng 11 2018 lúc 11:21

1. Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

2. Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,… trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,… trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

3. Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,…), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:

+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.

+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,…) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

4. Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.

Bình luận (0)