mn ơi có thể soạn giúm mk bài qua đèo ngang dc ko zậy
mn ơi có thể soạn giùm mk bài những câu hát than thân dc ko zậy
mk đang cần gấp lắm
mk lên mạng để tìm chỗ soạn rùi
nhưng nó tào lao lắm nên mk ko soạn trên mạng nên nhờ mn giúp mk nha
Câu 1:
Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.
Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...
Câu 2:
- Cách diễn tả: Dùng phương pháp ẩn dụ, dùng hỉnh ảnh con cò để nói về cuộc đời con người và sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác.
+ Từ láy "lận đận" và thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" làm cho nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.
+ Biện pháp đối lập: Đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao này, xuất hiện ở cả 4 dòng thơ.
++) Nước non >< một mình đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhỏ bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.
++) Thân cò >< thác ghềnh; lên >< xuống đối lập giữa cái nhỏ bé yếu ớt của thân cò và sự dữ dội khốc liệt của thiên nhiên.
++) Bể kia đầy >< ao kia cạn thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn chiếc ao kia nơi cò kiếm ăn hằng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò tần tảo, nhặt nhảnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh
+ Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.
- Nội dung than thân phản kháng:
+ Than thân: Người nông đã dùng hình ảnh thân cò để nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời mình. Cho nên đây không chỉ là tâm sự của cuộc đời cò mà còn là tâm sự của cuộc đời, của thân phận con người "Mỗi dòng thơ là một tiếng than, tiếng thở dài chua xót".
+ Phản kháng: Câu hỏi tu từ ở cuối bài ca dao còn thể hiện thái độ bất bình phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác, xuống ghềnh. Ai ở đây chính là giai cấp phong kiến, thống trị lúc bấy giờ.
Câu 3:
Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này, thương thay được lặp lại 4 lần. ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động; Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.
Câu 4:
- Nhận xét chung: Hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.
- Hình ảnh cụ thể.
+ "Con tằm": Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ra lấy ra những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sống của tằm cũng chấm dứt
=> Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng.
+ "Lũ kiến": - hàm nghĩa chỉ số đông – "li ti" rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn
=> Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo.
+ "Chim hạc" cánh chim bay mỏi không có nơi đứng.
=> hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
Câu 5: Sưu tầm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em", rồi giải thích những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em":
- Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày - Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa - Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu - Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.
- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).
Câu 6:
- Nhận xét về hình ảnh so sánh:
+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.
- Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.
Dựa vào bài thơ " qua đèo ngang " hãy viết 5 - 7 câu về cảnh khi đi qua đèo ngang vào buổi chiều tà
giúp mk vs mk sẽ tick nếu đúng,cảm ơn mn nhìu ạ ><( ko copy)
Ai giúp mình soạn bài 6 qua đèo ngang và bài 7 bánh trôi nước tất cả bài nha
*Qua đèo ngang
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.Gợi ý: Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ. 2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy:lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Cách đọcĐọc một bài thơ thất ngôn bát cú, trước hết phải chú ý đọc đúng nhịp (4/3), sau nữa là chú ý đến phép đối trong hai cặp 3 - 4, 5 - 6. Riêng với bài thơ này, cần chú ý đọc chậm, diễn cảm, thể hiện được nỗi buồn sâu lắng của tác giả.2. Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.Gợi ý: nghĩa của từng từ và của cả cụm là:- Từ ta thứ nhất và từ ta thứ hai đều chỉ bản thân người nói.- Vì thế, ta với ta có nghĩa là không có ai khác (chỉ có một mình tác giả mà thôi).Bánh trôi nước
II. Kiến thức cơ bản1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:- Hình thức: xinh đẹp- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Cách đọc.Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,...2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao.
Bài thơ ''bạn đến chơi nhà'' có gì giống và khác về mặt hình thức so với bài thơ ''qua đèo ngang''.Từ đó rút ra bố cục của bài thơ
Help mình với mn ơi(đang cần gấp)
Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ "ta với ta" , đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo , bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
Bố cục thì mình quên rồi XD
Soạn văn 7
Bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm
Bài Qua Đèo Ngang
Bài Bạn đến chơi nhà
Mn ơi giúp mk bài III phần B dc ko ạ
1 Yes, there are
2 The city changed a lot
3 It's always sunny
Mọi ng bt làm phần nào thì giúp em vs soạn bài 6 qua đèo ngang ạ
QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Tác giả
Bà Huyện Thanh Quan (? - ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một nữ sĩ vào loại tài danh hiếm có thời phong kiến. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng.
2. Thể loại
Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 - 4, 5 - 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7).
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.
Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ.
2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.
3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.
6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.
Đọc Vbài thơ "Qua Đèo Ngang" và trả lời các câu hỏi sau:Câu 1: Bài thơ do ai sáng tác? Bài thơ sử dụng thể thơ nào? Kể tên một tác phẩm (ghi rõ tác giả) có cùng thể thơ.Câu 2: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” có một số từ láy rất đặc sắc. Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của các từ láy trong hai câu thực của bài.Câu 3: Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.Câu 4: Viết đoạn văn cảm nhận về 6 câu đầu trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Mọi người ơi !!!
Sun có câu hỏi muốn hỏi những ng có đề cương môn văn ạ!
Ai có đề cương môn văn chủ yếu bài " Bánh trôi nước , Qua Đèo Ngang , Bạn đến chơi nahf " cho Sun xin với ạ
Và Ai có đề thi liên quan đến 3 bài trên ko ạ để Sun luyện tập ạ
Sun cảm ơn mọi người đã đọc câu hỏi của Sun và đã trả lời cho câu hỏi này ạ