Những câu hỏi liên quan
VT
Xem chi tiết
H24
7 tháng 9 2017 lúc 14:41

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.

Trả lời:

Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng, giặc Ân. Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, đó là:

- Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.

- Lên ba tuổi, Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.

- Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc.

- Cơm ăn mây cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ.

- Một mình cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, sau đó bay về trời.

Câu 2: Các chi tiết nêu ra trong SGK, tr.22, 23 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của các chi tiết:

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:

- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.

- Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nổi, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:

Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu

c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

- Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị

- Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.

- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩế.

Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vưưn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

- Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dấn yêu mến, trân trọng, muôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

- Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

Trả lời:

- Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

- Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, tre).

- Hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng đã nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc trong cuộc đâu tranh chông giặc ngoại xâm.

Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng liên qua đến sự thật lịch sử nào?

Trả lời:

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến những sự thật lịch sử sau đây:

- Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.

- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.

- Vào thời đại Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chông lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
5 tháng 3 2023 lúc 0:22

– Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)

– Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)

– Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:

Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.

Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.

Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.

Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
3 tháng 3 2023 lúc 15:24

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước

 
Bình luận (0)
MP
29 tháng 8 2023 lúc 6:37

- Giống: Đều phân tích và đánh giá một số yếu tố về nội dung và nghệ thuật.

- Khác nhau:

  + Chèo và tuồng: Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng.

  + Truyện (Truyền thuyết, sử thi): Thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm thuộc các nền văn hóa khác nhau.

  + Thơ (thể thơ tự do): Viết về đề tài quê hương đất nước.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TU
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TA
3 tháng 3 2023 lúc 15:27

– Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)

– Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)

– Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:

Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.

Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.

Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.

Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.

Bình luận (0)
MP
29 tháng 8 2023 lúc 6:36

- Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)

- Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)

- Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:

Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.

Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.

Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.

Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
QL
29 tháng 8 2023 lúc 19:57

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
NT
10 tháng 9 2021 lúc 22:34

undefined1 nhé:>>>

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
10 tháng 9 2021 lúc 22:36

undefined2 nhé:>>

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
10 tháng 9 2021 lúc 22:38

undefined3 nhé

chữ xấu thông cảm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa