Cho 2 điểm K nằm giữa 2 điểm E F, biết KE= 6cm E F = 8cm. Tính K F :
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Cho 2 điểm K nằm giữa 2 điểm E F, biết KE= 6cm E F = 8cm. Tính K F :
Theo đề bài ta có : EK < EF ( 6cm < 8cm )
=> điểm K nằm giữa hai điểm E và F
=> EK + KF = EF
=> 6 + KF = 8
=> KF = 8 - 6 = 2 (cm)
Vậy........
Theo đề ra ta có :
\(KE=6cm\)
\(EF=8cm\)
\(\Rightarrow\) \(KE< EF\) (do 6cm <8cm)
\(\Rightarrow\) \(K\) \(nằm\) giữa 2 điểm \(E\) và \(F\)
\(\Rightarrow\) \(EF-KE=KF\)
\(\Rightarrow\) \(8-6=KF\)
\(\Rightarrow\) \(KF=2cm\)
Vậy độ dài của đoạn thẳng \(KF\) là 2 cm
Vẽ đoạn thẳng DE 8cm. F là điểm nằm giữa D và E, biết DF = 5cm. Lấy K là trung điểm của DE. Tính KE
vẽ 3 điểm E;F;K thẳng hàng trong đó E nằm giữa F;R . Vẽ hai điểm M;N thẳng hàng với E , chỉ ra điểm nằm giữa 2 điểm còn lại bằng 2 cách
trên tia Ox lấy 2 điểm E và F sao cho OE=2cm , OF=6cm
a) trong 3 điểm O,E,F điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại ? Vì sao ?Tính EF
b)Goi I,K lần lượt là trung điểm của OE và EF. Tính độ dài đoạn thẳng EK và IK
c)lấy điểm M sao cho O là trung điểm của ME. Hỏi E có là trung điểm của MF ko?
a) Trên tia Ox có OE = 2cm,OF = 6cm ( OE < OF) nên điểm E nằm giữa hai điểm O và F
Vì E nằm giữa hai điểm O và F nên ta có :
OE + EF = OF
=> 2 + EF = 6
=> EF = 4(cm)
Vậy EF = 4cm
b) Vì I là trung điểm của OE nên \(IE=\frac{1}{2}OE=\frac{1}{2}\cdot2=1\left(cm\right)\)
Vì K là trung điểm của EF nên \(KE=\frac{1}{2}EF=\frac{1}{2}\cdot4=2\left(cm\right)\)
=> IE + KE = 1 + 2 = 3(cm) = IK
Vậy IK = 3cm
c) Vì O là trung điểm của ME nên \(OE=\frac{1}{2}ME\)
=> \(2=\frac{1}{2}ME\)
=> \(2=\frac{ME}{2}\)
=> \(ME=4\left(cm\right)\)
Mà ME = EF = 4(cm)
=> E là trung điểm của MF
Trên tia Ox lấy hai điểm E và F sao cho OE = 2cm, OF=6cm
a) Trong ba điểm O,E,f điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại ? Vì sao? tính EF
b)Gọi I,K lần lượt là trung điểm của OE và EF. Tính độ dài đoạn thẳng EK và IK?
c) Lấy điểm M sao cho O là trung điểm của ME. Hỏi E có là trung điểm của MF không?
Cho hình thang ABCD có hai đáy là AB và CD . Gọi E , F , K lần lượt là trung điểm của các cạnh AD , BC ,BD .
a ) Chứng minh EK//AB , KF//AB và E , F , K thẳng hàng
b) Gọi I là giao điểm EF và AC . Chứng minh : IA = IC
c ) Chứng minh : IE = KF và KE = IF
d ) Cho biết AB = 6cm , CD = 10cm . Tính IK.
Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Lấy trên cạnh AB, AC lần lượt các điểm E, F sao cho AE = 1,5cm và AF = 2cm.
a) CMR: EF // BC
b) Tính EF?
c) Gọi EC giao FB tại K. CMR: KE. KB = KF. KC
a) Ta có :
\(\frac{AE}{AB}=\frac{1,5}{6}=\frac{1}{4}\)
\(\frac{AF}{AC}=\frac{2}{8}=\frac{1}{4}\)
\(\Rightarrow\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}\)
\(\Rightarrow EF//BC\)(Theo định lí Ta-lét đảo)
b)Áp dụng định lí Pythagoras vào △ABC vuông tại A :
BC2 = AB2 + AC2
\(\Rightarrow\)BC2 = 62 + 82
\(\Rightarrow\)BC2 = 100
\(\Rightarrow\)BC = 10 cm
Xét △ABC có : MN // BC
\(\Rightarrow\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}=\frac{EF}{BC}\)(Hệ quả định lí Ta-lét)
\(\Rightarrow\frac{EF}{BC}=\frac{1}{4}\)
\(\Rightarrow EF=\frac{1}{4}BC=\frac{1}{4}\cdot10=2,5\left(cm\right)\)
c) Xét △KBC có EF // BC
\(\Rightarrow\frac{KB}{KF}=\frac{KC}{KE}\)(Theo định lí Ta-lét)
\(\Rightarrow KE.KB=KF.KC\)
Bài 12: Cho đoạn thằng AB,E là điểm nằm giữa A và B,F là điểm nằm giữa E và B.Biết AB= = 8cm ; AE = 5cm ; FB = 2cm
a)Tính EB
b) So sánh 2 đoạn thẳng EF và FB
Bạn xem lại AB=8cm hay AB=10cm
a) \(EB=\dfrac{AB}{2}\) (E là trung điểm AB)
\(\Rightarrow EB=\dfrac{8}{2}=4\left(cm\right)\)
b) Vì F là trung điểm EB
\(\Rightarrow EF=FB=2\left(cm\right)\)
a) Ta có: EB = AB-AE
T/s EB = 8 - 5
=> EB = 3(cm) (1)
b) Ta có: EF = EB-FB
T/s EF = 3 - 2
=> EF = 1(cm) (2)
Từ (1), (2) => Ta thấy: 3cm > 1cm
Hay EB > EF
Bạn ơi, mik nhầm câu trả lời ý b nha bạn
Bạn bỏ cho mik dòng "Từ (1) và (2)...đến EB>EF" nha!
Bạn bỏ xong cái dòng đó r thay thế bằng dòng này cho mik:
Ta thấy: FB=2cm; EF=1cm (cmt)
=> FB>EF (2cm>1cm)
Hình thang ABCD có đáy AB, CD . Gọi E,F,K là trung điểm AD ,BC,BD
a,C/m AB//KF
b, Cho AB =4cm . Tính KE
c, C/m K,E,F thẳng hàng
a) Xét ΔBDC có
K là trung điểm của BD(gt)
F là trung điểm của BC(gt)
Do đó: KF là đường trung bình của ΔBDC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
Suy ra: KF//DC và \(KF=\dfrac{DC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
hay KF//AB
b) Xét ΔABD có
E là trung điểm của AD(gt)
K là trung điểm của BD(gt)
Do đó: EK là đường trung bình của ΔABD(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
Suy ra: EK//AB và \(EK=\dfrac{AB}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
hay \(EK=\dfrac{4}{2}=2\left(cm\right)\)