Những câu hỏi liên quan
TH
Xem chi tiết
B2
30 tháng 8 2018 lúc 15:15

Chia đoạn: Hs tự làm

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bình luận (0)
H24
30 tháng 8 2018 lúc 15:16

Đoạn 1:Từ đầu đến chứng giám(Nhà vua về già muốn truyền ngôi cho người xứng đáng nhất)

Đoạn 2:Tiếp đến nặn hình tròn(Lang Liêu được thần giúp đỡ)

Đoạn 3:Phần còn lại(Lang Liêu được truyền ngôi và tục làm bánh chưng bánh giầy bắt đầu)

Bình luận (0)
H24
30 tháng 8 2018 lúc 16:16
Bố cụcChia làm 3 đoạnĐoạn 1. Từ đầu..."chứng giám": Vua chọn người nối ngôi.Đoạn 2. Tiếp theo..."nặn hình tròn": Cuộc đua tài.Đoạn 3. Còn lại: Kết quả thi tài.
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HL
8 tháng 10 2021 lúc 9:58

Nội dung: truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưngbánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

Bình luận (0)
UN
8 tháng 10 2021 lúc 9:58

là sự tích về bánh chưng và bánh giày

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PT
25 tháng 9 2016 lúc 17:23

Đoạn 1: Từ đầu ... chứng giám : Vua Hùng chọn người nối ngôi.

Đoạn 2 : Tiếp ... hình tròn : Lang Liêu được Thần giúp đỡ.

Đoạn 3 : Lang Liêu nối ngôi vua và truyền thống làm bánh chưng ,bánh dày.

Bình luận (0)
NB
25 tháng 9 2016 lúc 17:14

Đoạn 1: Từ đầu ....chứng giám : ý định truyền ngôi của vua

Đoạn 2: Tiếp...hình tròn: Lang Liêu và các hoàng tử làm lễ vật

Đoạn 3: Còn lại : Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy

Bình luận (0)
H24
25 tháng 9 2016 lúc 17:19

Truyện Bánh chưng, bánh giầy có thể chia thành 3 phần

Phần 1: Từ đầu đến có Tiên vương chứng gián

\(\Rightarrow\) Vua Hùng ngò ý chọn người nối ngôi

Phần 2: Tiếp đến nặn hình tròn 

\(\Rightarrow\) Cuộc đua tài dâng lễ của các lang

Phân 3: Phần còn lại

\(\Rightarrow\) Kết quả cuộc thi tài

 

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
NM
23 tháng 8 2016 lúc 18:04

Sự tích Bánh chưng, bánh giầy được chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu... Tiên vương chứng giám. Nhà vua thử thách các lang để chọn ra người xứng đáng nhất để nối vua cha

+ Đoạn 2 : Tiếp theo .... nặn hình tròn. Lang Liêu được thần giúp đỡ 

+ Đoạn 3 : Còn lại. Lang Liêu là người nối vua cha, ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng bánh giầy và trở thành phong tục truyền thống

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
PA
24 tháng 1 2021 lúc 14:35

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày đã lí giải nguồn gốc của hai thứ bánh truyền thống tượng trưng cho trời và đất, đồng thời qua đó ca ngợi thành tựu của nền văn minh lúa nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta

Chi tiết tưởng tượng đặc sắc.Lối kể chuyện dân gian:Lối kể chuyện theo trình tự thời gianCốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Lang Liêu - phải trải qua một cuộc thi tài, gặp phải các khó khăn, được thần linh giúp đỡ và đạt được chiến thắng - nối ngôi vua - kết thúc có hậu.chúc bạn học tốt :)
Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NC
20 tháng 11 2018 lúc 8:49

CON CHÁU RỒNG TIÊN

CỐT TRUYỆN:Thuở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.
Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường, lắm phép lạ, đã vì dân mà ra tay diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Thần còn dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cách làm nhà để ở,...
Cũng thuở ấy, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ, Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm.
Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng. Sau mối kỳ duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta vốn nòi rồng ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu dài được. Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển; nàng sẽ đưa năm mươi, con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương. Khi có đại sự nhớ giúp nhau, chớ sai lời hẹn....
Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.
 NỘI DUNG:Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình là con Rồng cháu Tiên.
Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
... Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người ai trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm dâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ...

 

Bình luận (0)
BD
Xem chi tiết
YA
21 tháng 11 2018 lúc 19:50

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

- Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta. 
- Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. 
- Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bố cục : gồm 3 phần

Phần 1: từ đầu đến chứng gián: ý định truyền ngôi của vuaPhần 2: tiếp theo đến hình tròn: Lang Liêu và các hoàng tử làm lễ vậtPhần 3: phần còn lại: giải thích tục lệ làm bánh chưng bánh giầy
Bình luận (0)
VS
21 tháng 11 2018 lúc 19:56

* Bố cục: chia làm 3 phần

- Đoạn 1 ( Từ đầu đến Tiên vương chứng dám): Vua Hùng muốn tìm người nối ngôi

- Đoạn 2: ( Tiếp theo đến hình tròn): Lang Liêu và các lang khác sắm lễ vật

- Đoạn 3: ( Còn lại ): Vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu

* Nội dung của truyện ( Ý nghĩa của truyện):

- Truyện giải thích khá chặt chẽ về nguồn gốc bánh trưng,bánh giầy hai loại bánh không thể thiếu trong ngày cổ truyền của dân tộc Việt Nam

- Truyện đề cao thành quả lao động của con người

- Truyện thể hiện thái độ biết ơn đối với đất,trời,tổ tiên

~ Chúc bạn học tốt ~ 

( Mik k copy trên mạng,mik lấy kiến thức này từ quyển vở mik đã hok năm ngoái)

Bình luận (0)
TF
21 tháng 11 2018 lúc 21:20

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Bình luận (0)
LV
Xem chi tiết