Những câu hỏi liên quan
KN
Xem chi tiết
DC
2 tháng 9 2016 lúc 15:56

cái này pn có thể lên google hoặc cốc cốc để tìm kím nha ok

Bình luận (0)
LM
3 tháng 10 2016 lúc 15:26

google nhìu nhưng không nhanh bằng cốc cốc

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
EJ
21 tháng 8 2017 lúc 19:37

Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại - tương đối sớm. Điều này cũng dễ hiểu. Như trên đã nói, nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trò chủ đạo. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.

Bình luận (0)
SY
4 tháng 9 2018 lúc 14:08

Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ - xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại - tương đối sớm. Điều này cũng dễ hiểu. Như trên đã nói, nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trò chủ đạo. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.

Bình luận (0)
NB
21 tháng 8 2017 lúc 9:33

Văn minh nhân loại phát triển hàng vạn năm qua, đa dạng mà thống nhất. Con người là một thực thể tự nhiên mang tính xã hội vì vậy ko thể ko chịu tác động của điều kiện tự nhiên. Do điều kiện môi trường sống khác nhau mà đã hình thành nên hai nền văn hóa khác biệt nhau nhưng đều rất thú vị. Đó là văn minh phương Đông và phương Tây:
Sự khác biệt trong cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh.
Người phương Tây ngay từ thời cổ đại đã có cách nhìn nhận triết học dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau; có thế giới quan duy vật – duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực – bi quan, tiêu cực. Trong đó, những người có thế giới quan tích cực, lạc quan thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, đồng tình và ủng hộ cho sự phát triển của khoa học. Còn những người có thế giới quan duy tâm, bi quan, tiêu cực thì thường có tư duy phản tiến bộ, không tin vào sự phát triển của khoa học. Trong thói quen tư duy của mình, người phương Tây xem thế giới rõ ràng có hai màu đen hoặc trắng chứ không có thế giới lẫn lộn hai màu đen – trắng.

Trái lại, người phương Đông do tính khép kín trong sự phát triển của nền văn hóa nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa phong kiến nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của mình, người phương Đông cho rằng thế giới không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một thể thống nhất như một số lý thuyết về “tam tài” – trời, đất, người; “thiên nhân hợp nhất” – trời với người là một. Đây chính là cơ sở để hình thành thói quen đề cao văn hóa cộng đồng, coi nhẹ văn hóa cá nhân – nét khác biệt căn bản của văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Do ảnh hưởng của nền văn hóa nông nghiệp, ít cạnh tranh, nên người phương Đông hạn chế về tri thức khoa học, mang nhiều yếu tố duy tâm, siêu hình, tin vào những điều kì lạ mà trời đất, thần thánh mang tới cho thế giới.
Sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Đây là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai nền văn hóa này.
Người phương Đông đề cao trực giác, nghĩa là chỉ chú trọng trực quan cảm tính, bề ngoài mà ít nghiên cứu sâu tới các chi tiết bên trong. Trong ứng xử, người phương Đông thường đề cao nhận thức kinh nghiệm, coi nhẹ vai trò của lý luận, tri thức khoa học. Lối tư duy này bộc lộ hạn chế như sự cả tin, nể nang, mất đi tính lý luận sáng suốt trong đánh giá và đưa ra kết luận một cách khoa học; coi trọng đạo đức hơn tài năng, coi trọng tình cảm hơn lý trí.

Người phương Tây thì lại có thói quen dựa vào tư duy duy giác, lý trí, chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính. Do đó, trong ứng xử người phương Tây thường phân định rõ ràng, xét đến tính thực tế trong nhận thức và hành động. tuy nhiên, phương thức tư duy này cũng bộc lộ những hạn chế là sự máy móc, thực dụng, ích kỷ, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế.
sự khác biệt về chủ thể văn hóa.

Do ảnh hưởng thói quen của phương thức sản xuất nông nghiệp, nên chủ thể văn hóa của người phương Đông là tập thể, cộng đồng, nghĩa là lối nhận thức dựa vào số đông. Ưu điểm của văn hóa này là có thể phát huy sức mạnh của cộng đồng nhưng nó cũng hạn chế sự phát triển sáng tạo, vượt trội của cá nhân và có thể dễ dàng để cá nhân lợi dụng tập thể để lạm quyền.

Ngược lại, người phương Tây lại coi trọng chủ nghĩa cá nhân, nghĩa là phản đối sự can thiệp, tác động từ bên ngoài cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước hay bất kì một thể chế nào. Chủ nghĩa cá nhân bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, nhưng nó dẫn tới khuynh hướng cực đoan, ích kỷ, coi nhẹ vai trò của cộng đồng khiến cho người phương Tây thường có tính thực dụng, vị kỷ.

Thứ tư, sự khác nhau về tôn giáo và đức tin.

Đa số các cộng đồng người phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, do đó trong ý thức về tôn giáo của họ Thiên chúa có vị trí và ý nghĩa rất lớn.

Trong cộng đồng người phương Đông, đức tin lại có vẻ phức tạp hơn. Người phương Đông có đức tin về các tôn giáo khác nhau, phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo, ngoài ra còn có các tín ngưỡng tôn giáo khác. Do đặc điểm không thuần nhất về tôn giáo nên các nước phương Đông có nền văn hóa bản sắc đặc trưng khác nhau đối với từng dân tộc, vùng miền.

Bình luận (1)
PL
Xem chi tiết
YN
Xem chi tiết
HD
11 tháng 11 2021 lúc 20:05

– Thời điểm ra đời:

+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.

chúc bạn học tốt

nhơs kích đúng cho mk nha

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
21 tháng 12 2017 lúc 21:46

Câu 2:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

Bình luận (0)
H24
21 tháng 12 2017 lúc 21:46

Câu 3:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
DT
3 tháng 11 2016 lúc 20:35

giống nhau :

Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất.
Lực lượng sản xuất chính là nông dân.
Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua.
Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê.
Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.
Chế độ chính trị: đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
Tư tưởng:
Cả hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo, Ấn Độ: Hồi giáo, châu Âu: Thiên chúa giáo).

2. Sự khác nhau:

Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chio chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.

chúc bạn học giỏi hehe

Bình luận (0)
DM
13 tháng 1 2021 lúc 9:45

rất lâu thanghoa

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
6 tháng 10 2016 lúc 8:58

I:Sự giống nhau

- Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được 
     - Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản).
      - Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước.
     - Đặc trưng của Nhà nước:
 + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc; 
 + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược.

 - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản
  + Chức năng đối nội: 
· Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. 
· Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền.
· Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông ) 


+ Chức năng đối ngoại:
· Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa trong nội bộ đất nước.
· Chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác: Đồng thời với tiến hành chiến tranh xâm lược các nhà nước chủ nô cũng phải tổ chức phòng thủ bảo vệ đất nước, thể hiện ở hàng loạt các hoạt động như xây dựng quân đội mạnh, xây dựng các pháo đài thành lũy, chuẩn bị cơ sở vật chất, tiến hành các hoạt động quân sự khi cần thiết .


II: Sự khác nhau
 
A,Phương Đông
 
1:.Bộ máy nhà nước 
a,Thời gian:
     Phương Đông ra đời sớm hơn ( khoảng 4000-3000 năm TCN) so với phương Tây (khoảng thế kỉ VIII – thế kỉ VI. TCN). 
 
b,Hình thành:
     Ở phương Đông các nhà nước được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điều kiện thiên nhiên không chỉ tạo ra những thuận lợi mà còn sẵn có những thử thách. Bất cứ cộng đồng dân cư nào cũng phải tiến hành công cuộc trị thủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên và yêu cầu quy mô lớn của công cuộc trị thủy, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không có và sau đó hình thành, phát triển rất chậm chạp. “ Trong hình thức Á châu (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếm dụng của cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế, thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu chung về ruộng đất mà thôi ”( Các Mác – Bàn về xã hội tiền tư bản ).

       Như vậy, nguyên nhân của thực tế lịch sử ở phương Đông đó là việc không có chế độ tư hữu ruộng đất: sự phân chia xã hội thành kẻ giàu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, chưa thật sâu sắc và mức độ phân hóa chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình thành nhà nước ở phương Tây. Bởi vậy ở phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn đối kháng chưa phát triển đến mức gay gắt không thể điều hòa được. Nhưng dù trong hoàn cảnh như vậy, nhà nước vẫn phải ra đời bởi chính công cuộc trị thủy - thủy lợi, không chỉ duy trì chế độ công hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm. Bên cạnh đó còn có một số tác nhân khác, ví dụ nhu cầu tự vệ. Có thể khẳng định rằng nhân tố trị thủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hóa xã hội đã ở một mức độ nhất định

c,Hình thức:
   Là nhà nước quân chủ với các hình thức phổ biến sau:
·       Nhà nước quân chủ quý tộc
·       Nhà nước quân chủ phân quyền
·       Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền 
 
d,Đặc trưng:
   Mọi quyền lực tập trung chủ yếu trong tay nhà vua ( quyền lập pháp,hành pháp,tư pháp).Nôi vua theo chế độ cha truyền con nối
 
e,Cấu trúc nhà nước:
    Đứng đầu nhà nước là nhà vua ( ở Ai Cập gọi là Pha-ra-ông,ở Lưỡng Hà là Enxin-người đứng đầu,Trung Quốc gọi là Thiên Tử-con trời,ở Ấn Độ gọi là Pagio…).Vua chuyên chế có quyền lực vô hạn,tuyệt đối,quyết định các vấn đề chiến tranh hay hoà bình..Ngoài quyền lực về hành chính,vua còn nắm quyền lực tối cao về tôn giáo và thường được coi là đại diện,hiện thân dòng dõi của thần thánh.
  Sau vua là hệ thống quan lại gồm toàn quý tộc: Viên quan lớn cao giúp vua trị nước ở Ai Cập là Liđia,ở Trung Quốc gọi là thừa tướng (đứng đầu quan văn) và Thái Uý (đứng đầu quan võ),Dưới nữa là các quan giữ tài chính,lương thực,tư pháp,chỉ huy quân đội…
  Bộ máy nhà nước cổ đại Phương Đông thường có 3 chức năng chính:
- Quan lại phụ trách tài chính,coi sóc bảo tàng,giữ quốc khố…
- Quan lại chỉ huy quân đội,tiến hành chiến tranh xâm lược,bóc lột các nước khác.
- Quan lại coi sóc công tác thuỷ lợi,xây dựng đền đài….

2:Cơ sở kinh tế- xã hội
 
a)Kinh tế:
  Kinh tế phương Đông cổ đại là nền kinh tế nông nghiệp, chế độ công hữu chiếm ưu thế 
       
           

 a.1: Hoạt động nông nghiệp 
 

 a.2: làm ruộng 
 

    a.3:Chăn nuôi gia súc
 

 a.4:Hoạt động thương nghiệp
 
b:Xã hội
 

 Quý tộc và nô lệ ở Phương đông
 
B: Phương Tây
 
 Lược đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây: 
 

 
 
1:.Bộ máy nhà nước

 a, Thời gian:
 Bộ máy nhà nước phương Tây ra đời muộn hơn nhà nước phương Đông
 
b,Hình thức:
  Ở phương Tây, Ăngghen đã chỉ ra ba hình thức cơ bản của sự xuất hiện nhà nước :
·         Một là, nhà nước Aten – hình thức thuần túy và cổ điển nhất – ra đời hoàn toàn do những nguyên nhân nội tại của xã hội. Nhà nước Aten là kết quả trực tiếp của sự phân hóa tài sản và phân chia giai cấp rõ nét, đòi hỏi nhất thiết phải có thay thế cơ quan thị tộc giàu có.
·       Hai là, nhà nước Giéc-manh – hình thức được thiết lập sau chiến thắng của người Giéc-manh đối với đế chế La Mã cổ đại – ra đời dưới ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu cầu phải thực hiện cai trị trên đất La Mã, chứ không phải do đòi hỏi bức thiết của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Giécmanh. Khi nhà nước thành lập, dấu hiệu của sự phân hóa giai cấp còn mờ nhạt. Cùng với quá trình củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì xã hội Giecmanh mới chuyển sang xã hội có giai cấp.
·        Ba là, nhà nước Rôma cổ đại. Ở đây, quá trình xuất hiện của nhà nước được thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh của những người bình dân sống ngoài các thị tộc Rôma chống lại giới quý tộc của các thị tộc Rôma. 
 
c,Đặc Trưng:
 Đứng đầu nhà nước không phải là vua,quyền hành không năm hết trong tay vua
 
d, Bộ máy nhà nước:
   Khác với bộ máy nhà nước phương Đông,đứng đầu nhà nước Phương Tây không phải Vua mà là Đại Hội Công dân.Trong các đại hội,chỉ có nam giới được tham dự,Đại hội bầu ra các quan chức nhà nước,thảo luận và thống nhất các đạo luật, quyết định chiến tranh hay  hoà bình và các vấn đề phát triển của đất nước….
   Sau Đại Hội công dân là hội đồng dân biểu : Ở Hy Lạp có khoảng 400 đến 500 đại  biểu thay mặt toàn dân thường trực giữa 2 kỳ Đại Hội Công dân ; Ở La mã có viện nguyên lão hay viện nguyên lão có quyền xác nhận những nghị quyết của Đại Hội Công dân thông qua các dự án trước khi Đại Hội Công dân thảo luận
   Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc và có nhiệm kì một nam và có thể bị bãi miễn nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
 



2: Cơ sở kinh tế,xã hội
 
a)   Kinh tế:
   Các quốc gia cổ đại phương Tây, nền kinh tế phát triển theo hướng thương nghiệp thị trường ,có điều kiện để phát triển mạnh các mặt: Nông,công thương,hàng hải . Chế độ tư hữu chiếm ưu thế
 

  a.1:Chợ,hải cảng ở Pirê 
 
b) Xã hội:
   Ở các quốc gia cổ đại phương Tây (điển hình như các quốc gia thành bang của Hi Lạp, La Mã cổ đại), nô lệ là lực lượng chính trong việc sản xuất ra của cải vật chất của xã hội
 

  b.1:Nô lệ ở Rô-ma

Bình luận (1)
BT
6 tháng 10 2016 lúc 10:57

Sự giống nhau:

Cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng: Về cơ sở kinh tế: nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều có nền kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp. Quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và sản phẩm lao động. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: nông dân (ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến (ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, hoặc chúa đất). Bóc lột địa tô là phương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nước phong kiến là phân chia đẳng cấp. Về chính trị,tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và đi từ phân quyền đến tập quyền. Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc là Khổng giáo hay Nho giáo, Ấn Độ là Hồi giáo, châu Âu là Thiên Chúa giáo). Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triển hơn về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Về bản chất và chức năng nhà nước: Xét về mặt bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Về chức năng nhà nước, cả nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và các tầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hảo ở từng thời điểm với các quốc gia khác,...) Sự khác nhau:Về cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội - tư tưởng: Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây (Tây Âu), chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài. Ở trung kì (thời kì phát triển), thủ công, thương nghiệp phát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại. Khác với phương Tây, kinh tế phương Đông lại bó hẹp ở công xã nông thôn. Kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần ruộng đất được phân phong cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản,..(sở hữu tư nhân phát triển chậm). Về cơ sở xã hội: Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, còn ở phương Tây thế lực thống trị gồm lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ. Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần dân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức 2 cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc. Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng. Ở chính quyền tự trị thành phố, thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hành như một lãnh chúa, mặt khác, cộng hòa thành thị có địa vị và tính chất như một thần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến. Sang giai đoạn nhà nước trung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyền lực nhà nước đã tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua (có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cách chức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật, trừng phạt, ân xá...)Về bản chất và chức năng nhà nước: Cũng như thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một, tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa - nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông) so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. 
Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
Xem chi tiết
2.1Văn Lang2.2Phù Nam2.3Chân Lạp2.4Lâm Ấp2.5Dvaravati2.6Pyu2.7Pan Pan - Langkasuka - Malayu2.8Sailendra2.9Medang 3.1Đại Việt3.2Champa3.3Vương quốc Khmer3.4Pagan3.5Sukhothai - Lan Na - Ayutthaya3.6Lan Xang
Bình luận (0)