Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Biển động do Bão và gió mùa Đông Bắc
- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.
Khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản là gì?
A. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngập mặn
B. Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu
C. Vùng biển thường xuyên xảy ra bão
D. Đường bờ biển kéo dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng
Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngập mặn và đường bờ biển kéo dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. -> A, D sai.
Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu là khó khăn về mặt kinh tế - xã hội. -> B sai.
Vùng biển nước ta hàng năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện gây ra khó khăn trong việc khai thác và nuôi trồng. -> C đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta
QUẢNG CÁOĐiều kiện | Thuận lợi | Khó khăn |
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt | ||
Dân cư và nguồn lao động | ||
Cơ sở vật chất kĩ thuật | ||
Đường lối chính sách | ||
Thị trường |
Tương tự như trên, tóm tắt cho hoạt động nuôi trồng thủy sản
a, Hoạt động động khai thác thủy sản
Điều kiện | Thuận lợi | Khó khăn |
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt | + Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2. + Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản + Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. + Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế... + Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ. |
+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi. + Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm. |
Dân cư và nguồn lao động | + Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản |
|
Cơ sở vật chất kĩ thuật | + Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng. + Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. |
+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu. + Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. + Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới. |
Đường lối chính sách | + Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. |
|
Thị trường | + Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây. |
+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài. |
b, Nuôi trồng thủy sản
Điều kiện | Thuận lợi | Khó khăn | |
Điều kiện nuôi trồng | + Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. + Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. |
- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường. - Dịch bệnh tôm. - Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn. |
|
Dân cư và nguồn lao động | + Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản |
||
Cơ sở vật chất kĩ thuật | + Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng. |
+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. |
|
Đường lối chính sách | + Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. |
||
Thị trường | + Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây. |
+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài. |
Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta theo mẫu dưới đây:
Tương tự như trên, tóm tắt cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
a/ Thuận lợi:
Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
-Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,…
-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.
-Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và CN chế biến cũng phát triển mạnh.
-Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b/ Khó khăn:
-Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
-Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
-Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
-Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
c/ Hoạt động khai thác:
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.
*Khai thác thủy sản:
-Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.
-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
*Nuôi trồng thủy sản:
-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.
Câu 34. Vùng nào ít chịu ảnh hưởng bởi các khó khăn của thiên nhiên trong khai thác và nuôi trồng thủy sản?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Cửu Long
dựa vào bẳng 27.1 SGK 100, tính tỉ lệ sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của vùng bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ, vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng
a) So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng:
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ gấp hơn 1,3 lần sản lượng thủy sản nuôi trồng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002: nuôi trồng Bắc Trung Bộ là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 27,6 nghìn tấn), chiếm 57,3 % sản lượng nuôi trồng của duyên hải miền Trung.
- Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 3,1 lần sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ, (năm 2002: khai thác Bắc Trung Bộ là 153,7 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 493,5 nghìn tấn), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của duyên hải miền Trung.
+ Tổng sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 2,5 lần tổng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, chiếm 71, 6 % tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.
⟹ Kết luận: Nhìn chung ngành thủy sản duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ (về tổng sản lượng), Bắc Trung Bộ phát triển thế mạnh nuôi trồng, duyên hải Nam Trung Bộ phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.
b) Giải thích:
Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:
+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ....
+ Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa — Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so Bắc Trung Bộ.
Cho bảng số liệu sau
Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2011. (Đơn vị: nghìn tấn)
a) So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng?
a) So sánh
- Tổng sản lượng thuỷ sản Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).
- Sản lượng thuỷ sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).
- Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản cao hơn so Duyên hải Nam Trung Bộ (dẫn chứng).
b) Giải thích
- Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.
+ Có đường bờ biển dài nhất trong các vùng của nước ta, tất cả các tỉnh đều giáp biển.
+ Nguồn hải sản rất phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.
+ Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trương Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm. Số ngày ra khơi nhiều hơn vùng Bắc Trung Bộ.
+ Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy, hải sản.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sơ chế hải sản,...
- Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng nuôi trồng lớn hơn do có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển,... thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. Thiên tai thường xảy ra gây khó khăn cho họat động đánh bắt,...
Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a) Khai thác, chế biến khoáng sản
- Thuận lợi:
+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.
+ Khoáng sản kim loại:
· Sắt (Yên Bái).
· Đồng - niken (Sơn La).
· Đất hiếm (Lai Châu).
· Kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kạn).
· Đồng - vàng (Lào Cai).
· Thiếc và bôxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc.
+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
- Khó khăn: Đa số mỏ quặng nằm ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại.
b) Thủy điện
- Thuận lợi:
+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hộ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW),…
+ Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máv thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW). Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
- Khó khăn: Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh.
Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? *
A. Chặt cây đến tuổi thu hoạch
B. Buôn bán động vật quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên
C. Trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc
D. Không khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ
B. Buôn bán động vật quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên