Quan sát hình 41.1 xác định các hệ thống sông lớn và cho biết hướng chảy của chúng.
Quan sát hình 41.1 (SGK trang 141) xác định các hệ thống sông lớn và cho biết hướng chảy của chúng?
Hệ thống sông Hồng: hướng chảy tây bắc – đông nam.
- Hệ thống sông Thái Bình: hướng chảy vòng cung và tây bắc – đông nam.
- Hệ thống sông Kì cùng – Bằng Giang: hướng chảy tây bắc – đông nam.
- Hệ thống sông duyên hải Quảng Ninh: hướng chảy vòng cung.
Đọc thông tin và quan sát hình 7.1 và dựa vào bảng 7, hãy:
- Xác định lưu vực của các sông lớn ở nước ta.
- Phân tích chế độ nước của các hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn và Cửu Long.
#Tham_khảo:
- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.
- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:
+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.
+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.
+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:
+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.
+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.
+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.
+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:
+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.
+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.
+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.
+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất trong các hệ thống sông?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Hồng.
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Thái Bình.
Đáp án B
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, ta thấy:
+ Sông Hồng có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 21,91%
+ Sông Mê Công có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 21,40%
+ Sông Đồng Nai có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 11,27%
+ Sông Thái Bình có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 4,58%
Như vậy, sông Hồng là sông có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất.
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất trong các hệ thống sông?
A. Sông Mê Công
B. Sông Hồng
C. Sông Đồng Nai
D. Sông Thái Bình
Đáp án B
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, ta thấy:
+ Sông Hồng có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 21,91%
+ Sông Mê Công có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 21,40%
+ Sông Đồng Nai có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 11,27%
+ Sông Thái Bình có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 4,58%
Như vậy, sông Hồng là sông có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất
Quan sát hình 16, đọc bảng 1 và ghi vào vở theo gợi ý dưới đây:
- Sông Hồng có:
+ Các phụ lưu là: ..............
+ Các chi lưu là: ................
- Mô tả hệ thống sông Hồng:
+ Hệ thống sông Hồng là hệ thống lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với diện tích lưu vực là ...............
+ Dòng sông chính là .......... , bắt nguồn từ ............. và chảy vào Việt Nam theo hướng ..........
+ Hệ thống sông Hồng thoát nước ra ........... bằng các cửa sông ................
- Sông Hồng có:
+ Các phụ lưu là: S. Đà, S. Chảy, S Lô, S Gâm.
+ Các chi lưu là: S Đáy, S Ninh Cơ, S Trà Lý.
- Mô tả hệ thống sông Hồng:
+ Hệ thống sông Hồng là hệ thống lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với diện tích lưu vực là 143 700km\(^2\)
+ Dòng sông chính là S Hồng , bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy vào Việt Nam theo hướng Tây Bắc Đông Nam.
+ Hệ thống sông Hồng thoát nước ra biển Đông bằng các cửa sông Trà Lý, Đáy, Ninh Cơ.
Bạn học chương trình trường học mới à ?
- Xác định vị trí năm sông lớn trên hình 14.1: nơi bắt nguồn; hướng chảy của sông; các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào?
Năm sông lớn trên lược đồ là sông Hông, Mê Công, Mê Nam, Xa –lu-en, I-ra-oa-đi; các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc của khu vực và cả vùng núi trên lãnh thổ Trung Quốc; chảy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam là chính; sông Hồng, Mê Công đổ vào biển Đông; sông Mê Nam đổ vào vịnh Thái Lan; sông Xa-lu-en, I-ra-oa-đi vào biển An-đa-man.
Quan sát các hình 4, 10, 11 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cho biết đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
- Trình bày vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất.
Tham khảo!
- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,...
- Đặc điểm chính của sông, hồ:
+ Có nhiều sông, hồ lớn.
+ Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.
+ Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
- Vai trò của sông, hồ:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.
+ Các sông, hồ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện, thủy lợi và du lịch.
Đọc thông tin mục a và quan sát vào hình 6.1, hãy:
1. Xác định phạm vi lưu vực của ba hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn, Mê Công ở lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.
2. Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta.
Tham khảo
1.
2.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.
+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).
-Quan sát hình 41.1 và 42.1,nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ. Sự phân bố các kiểu khí hậu có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ?
-Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ ?
-Quan sát hình 41.1 và 42.1, Giải thích vì sao dải đất phía tây An-đet lại có hoang mạc ?
1:
-Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:
+Khí hậu xích đạo
+Khí hậu cận xích đạo
+Khí hậu nhiệt đới
+Khí hậu cận nhiệt đới
+Khí hậu ôn đới
-Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:
+Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới
Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.