Những câu hỏi liên quan
MY
Xem chi tiết
KD
11 tháng 5 2021 lúc 10:32

Vượt thác:

Bài học cuộc sống là ta cần phải cố gắng vượt qua tất cả những khó khăn trở ngại phía trước và không bao giờ để một trở ngại gì có thể ngăn sự tiến bước của ta

Cô Tô:

Qua văn bản ''Cô Tô'' chúng ta cần phải bảo vệ chủ quyền biển đảo củaVN vì đó là một phần của VN .Chúng ta nên bảo vệ để cho đất nước giữ được chủ quyền.Ko nên nói linh tinh hay xúc phạm nước chúng ta.Vậy nên hãy bảo vệ và tuyên truyền cho những ng bạn xung quanh chúng ta.

Cây tre Việt Nam

Cây tre mang đầy những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam : dũng cảm , bất khuất , kiên cường.Có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (1)
LV
11 tháng 5 2021 lúc 13:41

bài 1 

Vượt thác văn bản nằm trong chương XI truyện Quê nội (1974) -của nhà văn Võ Quảng. Đoạn trích nằm trong chương trình SGK Văn 6 đã cho thấy được khung cảnh sông nước hùng vĩ, nhưng hung dữ trên sông Thu Bồn trong hành trình vượt thác đầy vất vả và gian nan của những con người lao động nơi đây.

Vượt thác chính là bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn, trong một hành trình đầy hiểm nguy và vất vả, tác giả khéo léo chọn vị trí quan sát trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan rõ nét, con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã cho thấy những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng nơi khi mà con thuyền đi qua từ từ đồng bằng cho đến những đoạn sông nước chảy cuồn cuộn, thác dữ.

Thiên nhiên có tươi đẹp đến mấy mà không có con người thì thật vô vị, chính khung cảnh thiên nhiên đã làm nền cho con người, trung tâm đó là chú Hai và dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác dữ. Dượng Hương Thư trông như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Tác giả dùng biện pháp so sánh nhiều lần trong một đoạn ngắn đã khắc hoạ vẻ đẹp con người rắn chắc, thể hiện sức mạnh, sự cố gắng để chiến đấu với dòng thác dữ. Nghệ thuật so sánh nhà văn làm nổi bật con người trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Trong đoạn "Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" cho thấy được những sự đối lập của con người, trong mọi hoàn cảnh khác nhau thì tư thế, sức mạnh cũng khác nhau. Đó là những hình ảnh đối lập thể hiện sự khiêm tốn, giản dị của những người lao động.

Với những hình ảnh thiên nhiên hung dữ trong cảnh vượt thác, nổi bật lên là hình ảnh con người kiên cường chống chọi vượt qua thiên nhiên, đồng thời nhà văn cũng ca ngợi con người lao động khiêm nhường, giản dị.

Bình luận (1)
LV
11 tháng 5 2021 lúc 13:44

bài 3 

Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

tk

Bình luận (1)
CN
Xem chi tiết
CN
15 tháng 4 2016 lúc 19:15

Bày tỏ niềm thương cảm đối với cuộc sống "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân và lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của tên quan lại"lòng lang dạ thú".

Bình luận (0)
AD
4 tháng 4 2017 lúc 22:36

Nội Dung :

- Thể hiện sự chê bai với những vị quan lớn, dù nhận bổn lộc, được vua phái xuống để giúp đỡ dân, nhưng lại kéo thầy đồ vào và chơi bài trong đình, mặc cho người dân đang khốn khổ, thứ lòng lang dạ thú, nói đến sự khốn khổ của người dân khi tới tận 1 giờ sáng để đắp đê, sự ơ hờ vô tâm của những vị quan với người dân bé mọn thấp hèn, mặc cho nhà của, ruộng đất trôi

Bình luận (1)
CN
5 tháng 4 2017 lúc 17:41

Thông cảm cho số phận người nông dân cực khổ và lên án gay gắt tên quan phủ " lòng lang dạ thú " vô nhân tính , thờ ơ trước tính mạng của hàng vạn con ng

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
VV
11 tháng 5 2021 lúc 19:17

Tác giả là thép mới

Nói lên sự thân thiết của tre với con người. Tre là ngừoi bạn vô cũng thân thiết.Tre có đức tính quý báu nhưng người VN ngay thẳng..

Bình luận (1)
KV
11 tháng 5 2021 lúc 19:17

Tác giả : thép mới 

Nội dung :Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam

Bình luận (1)
H24
11 tháng 5 2021 lúc 19:18

Thép Mới. Chỉ biết tác giả

Bình luận (1)
HH
Xem chi tiết
UA
19 tháng 11 2017 lúc 9:51

con ngu lên mạng mà tra

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
LM
31 tháng 3 2022 lúc 20:50

Nội dung : xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng,đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính,...

Đánh giá : đều xuất phát từ lòng yêu nước của mỗi người nhưng các nội dung còn riêng lẻ, chưa thống nhất, chưa giải quyết được mâu thuẫn trong xã hội.

Bình luận (0)
LS
31 tháng 3 2022 lúc 20:51

Nội dung:

 

- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

- Đinh Văn Điền (1868): đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chỉnh bộ máy quan ; phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo toàn đất nước.

Đánh giá: đều xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng thất bại vì các lý do:

- Lẻ tẻ, rời rạc

- Triều đình bảo thủ

-Chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản thời bấy giờ

 

Bình luận (0)
PD
31 tháng 3 2022 lúc 20:58

- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).Đinh Văn Điền (1868): đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- 1872 : Viện THương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài 

- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): Kiên Trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề nghị chỉnh bộ máy quan ; phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đã dâng lên vua Tự Đức 2 bản " Thời Vụ Sách : đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo toàn đất nước.

Đánh Giá : Những đề nghị cải cách này đều xuất phát từ lòng yêu nước phản ánh trình độ nhận thức mới của người VN . Tuy nhiên các cải cách vẫn còn rời rạc , lẻ tẻ , chưa động chạm đến vấn đề của thời đại ; 2 mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đồng thời các cuộc cải cách cũng chưa có 1 giai cấp tiên tiến hậu thuẫn nhà Nguyễn bảo thủ ko chịu tiếp nhận cái mỡi nên các cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX đều thất bại

Bình luận (0)
Xem chi tiết
M7
Xem chi tiết
H24
16 tháng 2 2022 lúc 21:22

Câu 1:

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại bao gồm:

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Chúc em học tốt

Bình luận (1)
M7
Xem chi tiết
NT
19 tháng 2 2022 lúc 20:28

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

Câu 1:

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Câu 2:

1802 Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, lập lên nhà Nguyễn, đặt kinh đô tại Phú Xuân

1803–1855 Nổi dậy Đá Vách

1804 Nguyễn Ánh đổi tên nước thành Việt Nam

1821–1827 Khởi nghĩa Phan Bá Vành

1833–1834 Chiến tranh Việt–Xiêm

1836 Việt Nam thôn tính Chân Lạp, đặt làm Trấn Tây Thành

1839

15 tháng 2 Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam

1841 rút quân khỏi Trấn Tây Thành, Xiêm đặt Ang Duong lên ngôi, tái lập Chân Lạp

1858–1884 Chiến tranh Pháp-Đại Nam

1861–1865 Bạo loạn ven biển

1866 Chính biến chày vôi

1867 nhà Nguyễn cắt Nam Kỳ lục tỉnh nhượng cho Pháp

Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

1884

6 tháng 6 Hòa ước Giáp Thân, kết thúc Chiến tranh Pháp-Đại Nam, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận sự bảo hộ của Pháp

1885–1895 phong trào Cần Vương

1887

17 tháng 10 thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia, đặt thủ đô tại Sài Gòn

1893

3 tháng 10 sáp nhập Lào vào Liên bang Đông Dương

1898

12 tháng 4 sáp nhập Quảng Châu Loan vào Liên bang Đông Dương

Bình luận (4)
ND
Xem chi tiết
QL
3 tháng 10 2023 lúc 14:51

- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho phẩm chất kiên cường, bất khuất, kiên trung, cần cù, chăm chỉ của người dân Việt Nam.

- Nội dung của bài tùy bút không chỉ giúp ta hiểu thêm về cây tre Việt Nam mà qua đó ta thấy tre cũng mang dáng dấp bản chất con người Việt Nam, như một người bạn đồng hành, của người đồng chí, luôn gắn bó mật thiết với nhau.

Bình luận (0)