Những câu hỏi liên quan
BV
Xem chi tiết
NT
28 tháng 2 2018 lúc 21:21

Cảm hứng chủ đạo của vãn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước. Tình cảm yêu nước sôi nổi, nồng nàn của dân tộc Đại Việt trong tiến trình lịch sử oai hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước đã chi phối và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên ba áng văn chương bất hủ: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Đọc kĩ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con người luôn nghĩ suy, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.

Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ (tức Lí Công uẩn) đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Dường như ý nghĩ ấy đã nung nấu trong ông từ rất lâu rồi, nay mới có dịp thực hiện. Ở đây ta cũng cần nhận thức rõ rằng, việc dời đô của Lí Thái Tổ không phải là việc làm tùy tiện theo ý riêng của mình để thỏa mãn cái thói chơi ngông với đời. Cũng không phải là hành động xuất phát từ lợi ích cá nhân, gia tộc. Mà đó là tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân! Thấy việc định đô ở vùng đất hẹp Hoa Lư khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi, lòng ông xót đau lắm! Vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, nhà vua không thể ngoảnh mặt làm ngơ, cũng không thể buông tay bất lực, ông quyết tâm tìm chọn một vùng đất mới để xây dựng kinh đô, nhằm làm cho nước cường, dân thịnh.

Tấm lòng lo nghĩ cho nước cho dân không chỉ day dứt trong tâm hoàng đế Thái Tổ, mà còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của dời Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là vị chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm hoạ xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc Trần Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Làm sao ông có thể không lo lắng khi sáu mươi vạn quân Mông Cổ đang lăm le ngoài biên ải. Chúng là một đội quân cuồng bạo tinh nhuệ lại có bề dày kinh nghiệm chinh chiến! Trong hàng ngũ các vương thân quý tộc, đã có những tư tưởng dao động cầu hoà. Thế mà các tướng dưới quyền ông vẫn có kẻ hoặc bàng quan thờ ơ, hoặc sa vào những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường vô bổ. Càng nghĩ, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng!
Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm! Nó không chỉ là niềm trăn trở, mà trở thành lẽ sống của ông, thành lí tưởng mà ông tôn thờ:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Những tấm lòng vì nước vì dân ấy, khiến ta xiết bao xúc động và cảm phục.

Tình cảm yêu nước của họ không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường.

Từ sự đau xót vì triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, đến quyết tâm dời đô về vùng đất thiêng Đại La nhằm làm cho nước cường dân thịnh, dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ, muôn vật phong phú tốt tươi, đất nước tồn tại lâu dài với sự trị vì của để vương muôn đời há chẳng phải là khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường của vị hoàng đế đó sao?

Nếu như khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lí Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, thì ở Trần Hưng Đạo, lại biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì nước dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyêt thắng, Trần Quốc Tuấn đã khéo động viên khích lệ tướng sĩ. Một mặt, ông chỉ ra cho họ cái nỗi nhục của kẻ làm tướng phải hầu quân giặc mà không biết tức, chỉ ra cho họ thấy cái nỗi ân tình sâu nặng mà ông và triều đình dành cho họ để họ nghĩ suy và báo đáp. Mặt khác ông vừa nghiêm khắc phê phán những thói bàng quan, thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của tướng sĩ, vừa chân tình chỉ bảo cho họ thấy những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.

Còn đối với Nguyễn Trãi khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Càng yêu nước bao nhiêu, càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu!

Tuy nhà Lí mới thành lập và vẫn còn non trẻ, nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, hoàng đế Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn đang dòm ngó Đại Việt, nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù, giữ yên giang sơn bờ cõi, để cho để vương muôn đời trị vì đất nước. Từ bài Chiếu toát ra một niềm tự hào cao độ về bản lĩnh và khí phách Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Cũng vẫn với niềm tin ấy, Hưng Đạo Vướng khẳng định với tướng sĩ rằng có thể “bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ờ Cảo Nhai”, và rồi xã tắc của ông sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân sẽ đời đời hạnh phúc, tiếng tốt sẽ mãi mãi lưu truyền.

Niềm tự hào Đại Việt được biểu hiện tập trung cao độ ở Nguyễn Trãi:

Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ, mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng vặn chương cổ đại này, vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết
HA
30 tháng 3 2017 lúc 20:03
1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. - Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn)"Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi). 2. Thân bài: *Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ""Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn. a. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô). - Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị: + Thể hiện ở mục đích của việc dời đô. + Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân. - Khí phách của một dân tộc tự cường: + Thống nhất giang sơn về một mối. + Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc. + Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước. b. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ). - Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc: + Ý chí xả thân cứu nước... - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng: + Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ. + Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc. c. Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta). - Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo... - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc: + Có nền văn hiến lâu đời. + Có cương vực lãnh thổ riêng. + Có phong tục tập quán riêng. + Có lịch sử trải qua nhiều triều đại. + Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt. Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công oanh liệt... c. Kết bài: - Khẳng định vấn đề... - Suy nghĩ của bản thân....
Bình luận (2)
HN
Xem chi tiết
HS
16 tháng 4 2018 lúc 12:16

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)
HS
16 tháng 4 2018 lúc 12:09

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

Bình luận (0)
HS
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:

Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhất
Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2017 lúc 18:13

Không nên giải giúp em bạn mà chỉ gợi ý để em bạn giải nhé: 
Hình hộp (các loại) sẽ có 6 mặt. Ở đây người ta không quét vôi sàn nhà nên chỉ còn 5 mặt để quét. 
Vậy tìm diện tích 5 mặt, trừ diện tích các cửa sổ ra (8,5 m2) sẽ là đáp số. 
Tìm diện tích 5 mặt như thế nào? 
Đối với hình hộp chữ nhật thì các mặt đối diện sẽ bằng nhau. Hình dung thế này: 
Dài 6 m, rộng 4,5 m, cao 4 m nghĩa là: 
-Diện tích sàn = diện tích trần = (6 x 4,5) m. 2 diện tích sẽ là (6 x 4,5) x 2 (nhưng đề ra không có quét vôi sàn nên không cần x 2) 
-Diện tích vách trước = vách sau = (6 x 4) m. 2 vách sẽ là (6 x 4) x 2 
-Diện tích 2 vách hông = (4,5 x 4) x 2 
Cộng diện tích các mặt, trừ diện tích các cửa sổ, ra đáp án!

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2017 lúc 18:13

Không nên giải giúp em bạn mà chỉ gợi ý để em bạn giải nhé: 
Hình hộp (các loại) sẽ có 6 mặt. Ở đây người ta không quét vôi sàn nhà nên chỉ còn 5 mặt để quét. 
Vậy tìm diện tích 5 mặt, trừ diện tích các cửa sổ ra (8,5 m2) sẽ là đáp số. 
Tìm diện tích 5 mặt như thế nào? 
Đối với hình hộp chữ nhật thì các mặt đối diện sẽ bằng nhau. Hình dung thế này: 
Dài 6 m, rộng 4,5 m, cao 4 m nghĩa là: 
-Diện tích sàn = diện tích trần = (6 x 4,5) m. 2 diện tích sẽ là (6 x 4,5) x 2 (nhưng đề ra không có quét vôi sàn nên không cần x 2) 
-Diện tích vách trước = vách sau = (6 x 4) m. 2 vách sẽ là (6 x 4) x 2 
-Diện tích 2 vách hông = (4,5 x 4) x 2 
Cộng diện tích các mặt, trừ diện tích các cửa sổ, ra đáp án!

Bình luận (0)
NL
5 tháng 3 2019 lúc 16:18

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc văn võ toàn tài.Tên tuổi ông gắn liền với Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ và chiến công Bạch Đằng bất tử.

Trần Quốc Tuấn được vua nhà Trần cử giữ chức Tiết chế thống lĩnh lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288) đánh thắng quân xâm lược Nguyên- Mông.

Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào năm 1282 và trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu. Đó là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người. Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ là khúc tráng ca anh hùng sáng ngời hào khí Đông – A.

Đông – A là khái niệm mà các nhà lịch sử dùng để chỉ triều đại nhà Trần(1226-1400), hào khí nghĩa là chí khí hào hùng, chí khí anh hùng. Câu nói trên nhằm ca ngợi Hịch tướng sĩ là bản anh hùng ca sáng ngời chí khí hào hùng, chí khí anh hùng của Đại Việt trong triều đại nhà Trần. Bài hịch đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Nguyên – Mông, thể hiện lòng căm thù giặc sôi sục, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân trên chiến địa để bảo vệ sơn hà xã tắc.Hào khí Đông-A tỏa sáng trong Hịch tướng sĩ chính là lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng lẫm liệt của tướng sĩ nhà Trần và nhân dân ta trong thế kỉ XIII đã ba lần đánh giặc Nguyên – Mông.

Hịch tướng sĩ là một khúc ca, bởi lẽ trước hết Trần Quốc Tuấn đã nêu cao gương sáng các bậc trung thần nghĩa sĩ, những mẫu người lí tưởng của chế độ phong kiến đã xả thân vì lòng trung quân ái quốc. Đó là Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh… đã bỏ mình vì nước, thoát khỏi thói nữ nhi thường tình trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ.

Hịch tướng sĩ là bản hùng ca của Đại Việt sáng ngời hào khí Đông- A. Nó thể hiện một tầm nhìn chiến lược, thấy rõ tim gan đen tối, dã tâm của quân giặc phương Bắc, tham lam tàn bạo cực độ, của âm mưu biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, coi kinh thành Thăng Long như lãnh địa của chúng. Lòng tham vô đáy, lúc thì chúng thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, lúc thì giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Chúng là cú diều, là dê chó, là hổ đói rất bẩn thỉu, tham lam, độc ác, phải khinh bỉ và căm ghét tận xương tủy, phải tiêu diệt!

Hịch tướng sĩ là tiếng nói căm giận bốc lửa quyết không đội trời chung với luc giặc Nguyên – Mông. Nó là khúc tráng ca chứa chan tinh thần yêu nước, biểu lộ khí phách của anh hùng Trần Quốc Tuấn quyết chiến quyết thắng quân xâm lược, nguyện xả thân trên chiến trường để bảo vệ Tổ quốc Đại Việt:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Có thể nói, đây là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông-A.

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đanh thép nhất, hùng biện nhất thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt sáng ngời hào khí Đông- A. Trần Quốc Tuấn đã nói với tướng sĩ đời Trần về nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Mất cảnh giác, chỉ biết hưởng lạc như: lấy việc chọi gà làm vui đùa, …, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển,(…) lo làm giàu mà quên việc nước, ham săn bắn và quên việc binh, chỉ thích rượu ngon,mê tiếng hát,… thì bại vong là tất yếu. Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang thì ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào? Bại vong là thảm họa:

Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất, chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tong ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng vị quật lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ không rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.

Thân làm tướng, kẻ nam nhi trong thời loạn phải biết lo khi nhìn chủ nhục, phải biết thẹn khi thấy nước nhục, phải biết tức khi thấy nước nhục, phải biết tức khi phải hầu quân giặc, phải biết căm khi nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ!

Thân làm tướng phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu: huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rũa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Đó là quyrts chiến quyết thắng, là vinh quang.

Hịch tướng sĩ sáng ngời hào khí Đông-A, nó có tác dụng khích lệ, động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Nguyên- Mông. Hịch của vị Tiết chế Quốc công như tiếng kèn xung trận vang dội núi sông. Nó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh của đoàn dũng sĩ Sát Thát lập nên bao chiến công oai hùng như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang,…, Hịch tướng sĩ đã phản chiếu sáng ngời hào khí Đông-A qua những tấm gương đầy khí phách lẫm liệt. Là tiếng nói sắt đá vang lên trong những giờ phút hiểm nghèo: Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chems đầu thần trước đã! Là tư thế lẫm liệt hiên ngang của Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Là chí khí anh hùng của Trần Quốc Toản: phá cường địch, báo hoàng ân. Là dũng khí của Phạm Ngũ Lão với đạo quân phụ- tử chi binh trăm trận trăm thắng:

Múa giáo non sông trải mấy thâu,

Ba quân hùng khí át sao ngưu.

(Thuận hoài – Phạm Ngũ Lão)

Tóm lại, Hịch tướng sĩ là tác phẩm lớn nhất, tráng lệ nhất,biểu hiện tinh thần yêu nước của văn học đời Trần. Qua bài hịch, ta càng thêm ngưỡng mộ và biết ơn vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Hịch tướng sĩ, còn có tác dụng to lớn, sâu sắc bồi dưỡng lòng yêu nước, khí phách anh hùng, tinh thần tự lập tự cường cho thế hệ trẻ Việt Nam..

Có thể nói, đây là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông-A.

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đanh thép nhất, hùng biện nhất thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt sáng ngời hào khí Đông- A. Trần Quốc Tuấn đã nói với tướng sĩ đời Trần về nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Mất cảnh giác, chỉ biết hưởng lạc như: lấy việc chọi gà làm vui đùa, …, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển,(…) lo làm giàu mà quên việc nước, ham săn bắn và quên việc binh, chỉ thích rượu ngon,mê tiếng hát,… thì bại vong là tất yếu. Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang thì ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào? Bại vong là thảm họa:

Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất, chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tong ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng vị quật lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ không rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.

Thân làm tướng, kẻ nam nhi trong thời loạn phải biết lo khi nhìn chủ nhục, phải biết thẹn khi thấy nước nhục, phải biết tức khi thấy nước nhục, phải biết tức khi phải hầu quân giặc, phải biết căm khi nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ!

Thân làm tướng phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu: huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rũa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Đó là quyrts chiến quyết thắng, là vinh quang.

Hịch tướng sĩ sáng ngời hào khí Đông-A, nó có tác dụng khích lệ, động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Nguyên- Mông. Hịch của vị Tiết chế Quốc công như tiếng kèn xung trận vang dội núi sông. Nó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh của đoàn dũng sĩ Sát Thát lập nên bao chiến công oai hùng như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang,…, Hịch tướng sĩ đã phản chiếu sáng ngời hào khí Đông-A qua những tấm gương đầy khí phách lẫm liệt. Là tiếng nói sắt đá vang lên trong những giờ phút hiểm nghèo: Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chems đầu thần trước đã! Là tư thế lẫm liệt hiên ngang của Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Là chí khí anh hùng của Trần Quốc Toản: phá cường địch, báo hoàng ân. Là dũng khí của Phạm Ngũ Lão với đạo quân phụ- tử chi binh trăm trận trăm thắng:

Múa giáo non sông trải mấy thâu,

Ba quân hùng khí át sao ngưu.

(Thuận hoài – Phạm Ngũ Lão)

Tóm lại, Hịch tướng sĩ là tác phẩm lớn nhất, tráng lệ nhất,biểu hiện tinh thần yêu nước của văn học đời Trần. Qua bài hịch, ta càng thêm ngưỡng mộ và biết ơn vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Hịch tướng sĩ, còn có tác dụng to lớn, sâu sắc bồi dưỡng lòng yêu nước, khí phách anh hùng, tinh thần tự lập tự cường cho thế hệ trẻ Việt Nam..

Có thể nói, đây là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông-A.

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đanh thép nhất, hùng biện nhất thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt sáng ngời hào khí Đông- A. Trần Quốc Tuấn đã nói với tướng sĩ đời Trần về nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Mất cảnh giác, chỉ biết hưởng lạc như: lấy việc chọi gà làm vui đùa, …, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển,(…) lo làm giàu mà quên việc nước, ham săn bắn và quên việc binh, chỉ thích rượu ngon,mê tiếng hát,… thì bại vong là tất yếu. Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang thì ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào? Bại vong là thảm họa:

Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất, chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tong ta bị giày xéo mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng vị quật lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ không rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận.

Thân làm tướng, kẻ nam nhi trong thời loạn phải biết lo khi nhìn chủ nhục, phải biết thẹn khi thấy nước nhục, phải biết tức khi thấy nước nhục, phải biết tức khi phải hầu quân giặc, phải biết căm khi nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ!

Thân làm tướng phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu: huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rũa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Đó là quyrts chiến quyết thắng, là vinh quang.

Hịch tướng sĩ sáng ngời hào khí Đông-A, nó có tác dụng khích lệ, động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Nguyên- Mông. Hịch của vị Tiết chế Quốc công như tiếng kèn xung trận vang dội núi sông. Nó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh của đoàn dũng sĩ Sát Thát lập nên bao chiến công oai hùng như Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng Giang,…, Hịch tướng sĩ đã phản chiếu sáng ngời hào khí Đông-A qua những tấm gương đầy khí phách lẫm liệt. Là tiếng nói sắt đá vang lên trong những giờ phút hiểm nghèo: Nếu bệ hạ muốn hàng, xin chems đầu thần trước đã! Là tư thế lẫm liệt hiên ngang của Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Là chí khí anh hùng của Trần Quốc Toản: phá cường địch, báo hoàng ân. Là dũng khí của Phạm Ngũ Lão với đạo quân phụ- tử chi binh trăm trận trăm thắng:

Múa giáo non sông trải mấy thâu,

Ba quân hùng khí át sao ngưu.

(Thuận hoài – Phạm Ngũ Lão)

Tóm lại, Hịch tướng sĩ là tác phẩm lớn nhất, tráng lệ nhất,biểu hiện tinh thần yêu nước của văn học đời Trần. Qua bài hịch, ta càng thêm ngưỡng mộ và biết ơn vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Hịch tướng sĩ, còn có tác dụng to lớn, sâu sắc bồi dưỡng lòng yêu nước, khí phách anh hùng, tinh thần tự lập tự cường cho thế hệ trẻ Việt Nam..

Bình luận (0)