Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
T6
19 tháng 10 2021 lúc 13:04

Của bạn đây nha❤

* Cụm danh từ 

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm danh từ trong các câu là: 

a. 

“khách qua đường” (“khách”: danh từ trung tâm, “qua đường”: phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm) 

“lời chào hàng của em” (“lời”: danh từ trung tâm, “chào hàng của em” : phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

b. 

“tất cả các ngọn nến” (“ngọn nến”: danh từ trung tâm, “tất cả các”: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)). 

“những ngôi sao trên trời” (“ngôi sao”: danh từ trung tâm, “những”: phần phụ trước, chỉ số lượng, “trên trời”: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

 

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Ví dụ cụm danh từ: “hai ngôi nhà” 

- Những cụm danh từ khác có thể tạo ra: 

+ những ngôi nhà ấy 

ngôi nhà xinh xắn kia 

ngôi nhà của tôi

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Em bé vẫn lang thang trên đường 

→ chủ ngữ là danh từ “em bé” 

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét” 

b. 

- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối 

→ chủ ngữ là danh từ “em gái” 

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”. 

 

ð Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Chủ ngữ là danh từ “gió”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ gió lạnh, 

+ từng cơn gió, 

+ từng cơn gió lạnh, 

+ những cơn gió mùa đông, 

+ gió mùa đông,… 

b. 

- Chủ ngữ là danh từ “lửa”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ ngọn lửa ấy,

+ lửa trong lò, … 

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Gợi ý:

- Đóng vai là nhà văn để sáng tạo, phát triển thêm một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm: Cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình. Cảnh này trong tác phẩm được nhà văn viết như sau: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”. 

- Miêu tả chi tiết hơn khung cảnh hai bà cháu gặp nhau; miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của các nhân vật, … 

- Dung lượng: 5-7 câu. 

- Đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. 

Đoạn văn tham khảo:

Thế là cô bé đã gặp được bà. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Khuân mặt hiền từ phúc hậu, mái tóc bạc phơ, bà nở nụ cười thật tươi và dắt tay em về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinhMỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại trong giây lát rồi từ từ tiến vào trong thiên đường. Ở đây có Thượng đế chí nhân, có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng !

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NC
14 tháng 4 2017 lúc 18:56
STT Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể
1 Văn bản tự sự - Trình bày các sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. - Mục đích : Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. - Bản tin báo chí - Bản tường thuật, tường trình. - Tác phẩm lịch sử - Tác phẩm văn học nghệ thuật : truyện, tiểu thuyết, kí sự.
2 Văn bản miêu tả - Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện. - Mục đích : Giúp con người cảm nhận và hiểu đựơc chúng. - Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật. - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3 Văn bản biểu cảm - Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật. - Mục đích : Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. - Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn. - Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người. - Tác phẩm văn học : thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí...
4 Văn bản thuyết minh - Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kếtquả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng. - Mục đích : Giúp người đọc có trí thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. - Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá. - Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật. - Văn bản trình bày trí thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội.
5 Văn bản nghị luận - Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. - Mục đích : Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. - Cáo, hịch, chiếu, biểu. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận. - Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội. - Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.
6 Văn bản điều hành (hành chính-công vụ) - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay người lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ. - Mục đích : Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật. - Đơn từ - Báo cáo - Đề nghị - Biên bản - Tường trình - Thông báo - Hợp đồng
1. So sánh và tự rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu văn bản. Gợi ý: So sánh trên từng đặc điểm: mục đích, nội dung, phương thức biểu đạt, các phương pháp sử dụng và yêu cầu về ngôn ngữ. 2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? Gợi ý: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau. 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ. Gợi ý: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể. 4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau. Gợi ý: Kiểu văn bản là cơ sở. Một kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở. Không thể đồng nhất giữa kiểu văn tự sự với thể loại văn học tự sự. Nhưng trong thể loại văn học tự sự, yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.Tương tự như vậy, kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình là khác nhau nhưng trong thể loại văn học trữ tình, yếu tố biểu cảm (bộc lộ tình cảm, cảm xúc) giữ vai trò chủ đạo. Cũng có thể thấy đặc điểm này trong tác phẩm nghị luận. Người viết có thể sử dụng thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Các yếu tố này giúp cho việc triển khai, thuyết phục luận điểm. 5. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học. Gợi ý: Tự sự, trữ tình, kịch, kí. 6. Mỗi thể loại văn học có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt không? Gợi ý: Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học. Ví dụ: Tự sự (thể loại văn học) có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm… Văn bản thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. 1. Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 2. Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt. 3. Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh là những phương thức không thể thiếu đối với việc làm văn. Rèn luyện kĩ năng làm văn, thực chất cũng là rèn luyện sử dụng miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh trong những tình huống cụ thể.
Bình luận (0)
NN
14 tháng 4 2017 lúc 19:00

MIK THANKS NHƯ NGỌC CHANNEL

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NC
14 tháng 4 2017 lúc 18:57
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhớ và ghi lại tên của các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học. Gợi ý: Xem lại phần mục lục (cần thiết kiểm tra lại từng bài cụ thể) để ghi lại tên từng văn bản cho chính xác, đồng thời kiểm tra và bổ sung những thông tin còn thiếu, còn chưa nắm chắc để ghi vào vở cho đầy đủ. 2. Xem lại các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 để kiểm tra và ghi nhớ các định nghĩa về: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại, văn bản nhật dụng. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tổng kết các văn bản truyện theo bảng dưới đây (đã có một số ví dụ mẫu):
STT Tên văn bản Nhân vật chính Tính cách,vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
1 Con Rồng cháu Tiên Lạc Long Quân và Âu Cơ Xây dựng hai nhân vật nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc, giống nòi và tinh thần đoàn kết của dân tộc.
2 Bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu Nhân vật chính biểu tượng cho những vẻ đẹp của người lao động
3 Thánh Gióng Thánh Gióng Biểu tượng cho ý thức, sức mạnh bảo vệ đát nước, đồng thời thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
2. Dựa vào bảng thống kê vừa mới hoàn thành, tự chọn ba nhân vật mà em thích. Chú ý giải thích lí do tại sao em lại lựa chọn các nhân vật đó (có những điểm đặc biệt về tính cách, phẩn chất, hình dáng, …gợi cho em sự thích thú). 3. Về phương thức biểu đạt (phương thức tự sự), truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại đều có những điểm giống nhau, đó là: có nhân vật, có cốt truyện, có người kể chuyện (hoặc nhân vật kể chuyện). 4. Điền vào bảng liệt kê sau (căn cứ vào sách Ngữ văn 6, tập hai – chú ý các văn bản văn học Việt Nam):
STT Tên văn bản Thể hiện lòng yêu nước Thể hiện lòng nhân ái
1 Bài học đường đời đầu tiên X
2 Sông nước Cà Mau X
3 Bức tranh của em gái tôi X
4 Vượt thác X
5 Đêm nay Bác không ngủ X
6 Lượm X X
7 Cô Tô X
8 Cây tre Việt Nam X
9 Lao xao X
10 Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử X
11 Động Phong Nha X

Bình luận (0)
NN
14 tháng 4 2017 lúc 19:02

MIK THANKS NHƯ NGỌC CHANNEL NHÌU

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NA
2 tháng 5 2016 lúc 19:01

Chắc là có đâý bn 

 

Bình luận (0)
TL
2 tháng 5 2016 lúc 19:25

Bài 32 thì phải soạn nhưng bài 34 thì không cần đâu nha bạn! 

Mấy bài này mình học rùi nên bít!!hehe

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
27 tháng 11 2021 lúc 10:46

Google đâu sao k dùng

Bình luận (0)
TQ
27 tháng 11 2021 lúc 11:25

google

 

Bình luận (0)
H24
27 tháng 11 2021 lúc 13:44

https://cunghocvui.com/bai-viet/soan-bai-tu-dong-am-va-tu-da-nghia-ket-noi-tri-thuc-day-du.html

 

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
PA
5 tháng 5 2019 lúc 12:50

Bài trang 167 tiếng việt lớp 6 tập 2 nha!

Bình luận (0)
VR
5 tháng 5 2019 lúc 12:59
Câu 1 (trang 161 Ngữ Văn 6 Tập 2): Em đã học các văn bản giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường,....trong sách giáo khoa Ngữ Văn 6 là: Động Phong Nha, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Câu 2 (trang 161 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tìm hiểu di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương

- Tên di tích lịch sử : Thành cổ Sơn Tây

- Vị trí : thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

- Được xây dựng năm 1822

- Vẻ đẹp, sức hấp dẫn của di tích:

+ được xây bằng đá ong, hình tứ giác, mỗi chiều cao hơn 300m, cao 5m, chân thành rộng 4m

+ cổng thành hình cánh cung có bốn cổng: cổng Tiền ở phía Nam, cổng Hậu ở phía Bắc và hai cổng Đông, Tây

+ quanh thành có hào sâu 3m, rộng 20m, chu vi gần 2000m

+ giữa thành có điện Kính Thiên là nơi dừng chân của vua chúa khi đi tuần thú

+ trong thành có bốn giếng nước và hai ao sen

- Ý nghĩa lịch sử:

+ thành là nơi tập kết quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc trong trận Cầu Giấy lần1 và lần 2

+ căn cứ chống Pháp xâm lược cùng với chiến lũy Phù Sa

- Giá trị kinh tế du lịch: thành là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, điểm tham quan thú vị của thị xã, thủ đô

Câu 3 (trang 161 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tìm hiểu môi trường địa phương

- Môi trường địa phương em đang có nguy cơ bị ô nhiễm

- Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi rác thải, không khí không trong sạch bởi khí thải công nghiệp, ...

- Chủ trương chính sách của địa phương:

+ cấm vứt rác bừa bãi, xử phạt các hành động vi phạm

+ tuyên truyền nâng cao ý thức người dân

+ phát động các phong trào bảo vệ môi trường

Câu 4 (trang 161 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tập nói-

Bình luận (2)
VR
5 tháng 5 2019 lúc 13:35

1) Các loại từ đã học:

- Từ loại: + Danh từ

+ Động từ

+ Tính từ

+ Số từ

+ Lượng từ

+ Chỉ từ và phó từ

2) Các phép tu từ đã học

- Các phép tu từ về từ

+ Phép so sánh

+ Phép nhân hóa

+ Phép ẩn dụ

+ Phép hoán dụ

3) Các kiểu cấu tạo đã học:

- Các kiểu cấu tạo câu:

+ Câu đơn: Câu có từ là và câu ko có từ là

+ Câu ghép

4) Các dấu câu đã học

- Dấu câu tiếng việt:

+ Dấu kết thúc câu: Dấu chấm

Dấu chấm hỏi

Dấu chấm than

+ Dấu phân cách các bộ phận của câu: Dấu phẩy

Bình luận (0)
L2
Xem chi tiết
H2
15 tháng 2 2020 lúc 10:45

ai mà biết

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
L2
Xem chi tiết
VL
15 tháng 2 2020 lúc 15:49

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.

c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
L2
15 tháng 2 2020 lúc 20:39

đây là bài chương trình địa phương(phần tiếng việt) rèn luyện chính tả tập 1 không phải tập 2

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
DL
23 tháng 12 2024 lúc 22:13

wow

Bình luận (0)