dựa vào kiến thức đã học và atlat địa lí việt nam nêu diện tích, giới hạn biển đông
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày giới hạn và ý nghĩa của các bộ phần vùng biển nước ta.
HƯỚNG DẪN
− Nội thủy:
+ Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+ Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
− Lãnh hải:
+ Tiếp giáp với nội thủy, rộng 12 hải lí.
+ Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
− Vùng tiếp giáp với lãnh hải:
+ Tiếp giáp với lãnh hải, rộng 12 hải lí.
+ Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…
− Vùng đặc quyền kinh tế:
+ Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế. Các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
− Thềm lục địa:
+ Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ dài khoảng 200m hoặc hơn nữa.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên ở thềm lục địa Việt Nam.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.
Câu 8. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam: Hãy xác định các trung tâm kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, cho biết quy mô và cơ cấu của các trung tâm kinh tế này.
Tham khảo
- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:
+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.
Tham khảo
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Tác động đến khí hậu:
+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.
+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.
- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).
- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Tham khảo
Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
Tham khảo :
a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư
-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)
Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)
-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
b) Hạn chế
-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)
-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...
Tham khảo:
*Thế mạnh:
-Đktn:
+ Vì trí địa lí: tiếp giáp vs tây nguyên, dhntb, đbscl, là những vùng giàu ng.liệu cho c.nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thin trường rộng lớn tiêu thụ s.phẩm c.nghiệp.
+ Địa hih bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xd các khu c.nghiệp.
+ Gần các ngư trường lớn ( Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang), ở đây có đk lí tưởng để xd cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Từ đó tạo nguồn ng.liệu dồi dào cho c.nghiệp c.biến.
+ K/sản: nổi bật vs dầu khí trên bật thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có đất sét cho c.nghiệp vật liệu xd và cao lanh cho c.nghiệp gốm sứ.
+ Tài nguyên rừng tuy không lớn, nhưng là nguồn ng.liệu giấy
+ Hệ thống sông Đồng nai có tiềm năng thủy điện lớn.
-Đk kt-xh:
+ Là nơi tập trung thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao.
+ Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt bề GTVT và thông tin liên lạc.
+ Có sự tích tụ lớn về voonz và kĩ thuật, thua hút nhiều đầu tư trong nc và quốc tế.
+ Có tp.hcm lớn nhất cả nc về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp,GTVT và dịch vụ lớn nhất cả nc.
+ Chính sách nhà nc ưu tiên phát triển
* Hạn chế:
-Việc phát triển c.nghiệp đã đặt ra các vấn đề về mt.
– còn nhiều lao động chưa có trình độ kĩ thuật cao.
– cs hạ tầng còn thiếu thốn.
-tn đang dần cạn kiệt
-tốc độ cnh chậm
– Đòi hỏi phải có chính sách phát triển theo chiều sâu.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư
-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)
Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)
-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu
b) Hạn chế
-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)
-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp
-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ.
-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng dầu khí của cả nước (khoảng 15 triệu tấn dầu thô và hàng tỉ m 3 khí/ năm)
-Khai thác thuỷ sản: tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đây cũng là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu)
-Du lịch biển - đảo: Đông Nam Bộ có một số bãi biển đẹp (Vũng Tàu, Long Hải,...); nguồn nước khoáng Bình Châu; khu dự trữ sinh quyển cần Giờ; vườn quốc gia Côn Đảo,... có giá trị đối với du lịch
-Giao thông vận tải biển: Đông Nam Bộ là vùng có họat động giao thông vận tải phát triển nhất cả nước với các cảng biển lớn như cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè, cảng Vũng Tàu
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ vùng Đồng bằng sống Hồng. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.
Tham khảo
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).
+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Tây giáp Tây Bắc.
+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).
Quan sát hình 20.1, hãy xác định:
- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích việc khai thác thế mạnh kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ.
HƯỚNG DẪN
− Thủy sản
+ Các tỉnh đều giáo biển, gần các ngư trường vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa…
+ Đẩy mạnh đánh bắt, Nghệ An là tỉnh trọng điểm… Phần lớn tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nhiều nơi suy giảm nguồn lợi rõ rệt.
+ Phát triển khá mạnh nuôi thủy sản nước lợ, mặn.
− Khoáng sản
+ Có ôxit titan, nhiều nơi thuận lợi để sản xuất muối.
+ Hiện nay đã khai thác titan và làm muối ở một số nơi.
− Giao thông biển
+ Có vịnh biển sâu, cửa sông…
+ Xây dựng một số cảng nước sâu (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây); hình thành một số tuyến giao thông biển.
− Du lịch biển
+ Có nhiều bãi tắm đẹp…
+ Phát triển du lịch biển, các địa điểm biển hấp dẫn: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô…
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hóa nhiệt độ của nước ta theo hướng đông - tây.
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ và các biểu đồ khí hậu ở Điện Biên và Lạng Sơn; Nha Trang và Đà Lạt để có dẫn chứng cụ thể cho các nhận xét:
- Giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Nhiệt độ trung bình năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ do Duyên hải Nam Trung Bộ ở độ cao thấp hơn và chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng về mùa hạ.
+ Biên độ nhiệt độ năm của Tây Nguyên thấp hơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do ở Duyên hải Nam Trung Bộ về mùa đông nhiệt độ không cao hơn ở Tây Nguyên, nhưng mùa hạ có nhiệt độ cao hơn Tây Nguyên do chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.
- Giữa Điện Biên và Lạng Sơn
+ Nhiệt độ trung bình năm ở Điện Biên cao hơn ở Lạng Sơn, biên độ nhiệt độ năm ở Lạng Sơn lại lớn hơn ở Điện Biên.
+ Nguyên nhân do ở Lạng Sơn chịu tác động trực tiếp và mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ về mùa đông thấp hơn nhiều so với Điện Biên. Về mùa hạ nhiệt độ ở cả hai địa điểm tương đối đồng nhất, vì Điện Biên chịu tác động của gió phơn Tây Nam, còn Lạng Sơn cũng chịu hiện tượng phơn do gió Đông Nam gặp cánh cung núi Đông Triều gây nên.