Những câu hỏi liên quan
HB
Xem chi tiết
NH
26 tháng 7 2018 lúc 13:09

+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...).

+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...).

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
MN
2 tháng 4 2021 lúc 20:20

Các khu vực Địa hình

2 dải Đồng bằng ven biển phía Tây và phía Đông

Cao nguyên Tây

Ô-xtrây-li-a

Đồng bằng trung tâm

Dãy Đông Ô-xtrây-li-a

Đặc điểm địa hình

Đồng bằng hẹp, độ cao trung bình <100m

Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao xấp xỉ  400-500m

Đồng bằng rộng lớn, cao trung bình >100m, bề mặt tương đối bằng phẳng, dốc thoải dần về Hồ Ây-rơ

Núi trẻ, đỉnh cao, sườn dốc

Đỉnh núi cao nhất

 

 

Đỉnh Rao-đơ Mao

Cao khoảng 1500m

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2021 lúc 20:21

- Địa hình chia thành các khu vực:

     + Đồng bằng ven biển phía tây.

     + Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a.

     + Đồng bằng trung tâm.

     + Dãy đông Ô-xtrây-li-a.

     + Đồng bằng ven biển phía đông.

- Độ cao của các khu vực:

     + Đồng bằng ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ hẹp thấp dưới 100m

     + Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình 500m.

     + Đồng bằng trung tâm co độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu -16m, có sông Đac-linh chảy qua.

     + Dãy đông Ô-xtrây-li-a có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500mm

     + Đồng bằng ven biển phía đông nhỏ hẹp.

- Đỉnh núi cao nhất: đỉnh Rao-đơ-mao ở dãy đông Ô-xtrây-li-a cao 1500 m dựng đứng ven biển.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
NH
7 tháng 6 2017 lúc 6:23

- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc

+ Các dạng địa hình chính: dãy núi, núi cao, bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc, đồng bằng, đảo.

+ Các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. - So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...). Có hạ lưu các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang).

+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...). Là nơi bắt nguồn của các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang....).

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục dịa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.
Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
HV
28 tháng 7 2023 lúc 21:12

Miền Đông:

Địa hình: Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.

Miền Tây:

Địa hình: Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NH
3 tháng 7 2019 lúc 7:06

* Nhận xét:

   - Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)

   - Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)

   - Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)

   - Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)

   * Giải thích:

   - Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)

   - Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
NH
6 tháng 10 2017 lúc 14:40

   - Lãnh thổ Trung Quốc lấy kinh tuyến 105 0 Đ chia hai miền Đông và Tây.

   - Địa hình, khí hậu, sông ngòi ở hai miền là:

Hai miền ở Trung Quốc Địa hình Khí hậu Sông ngòi
Miền Đông Thấp, có các đồng bằng phù sa màu mỡ: Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam… Khí hậu chuyển từ gió mùa cận nhiệt sang gió màu ôn đới từ Nam lên Bắc. Hạ lưu các sông lớn, dồi dào nguồn nước.
Miền Tây Cao, các dãy núi lớn, cao nguyên và bồn địa: Thiên Sơn, Côn Luân,… Ôn đới lục địa khô hạn. Ít sông, sông đầu nguồn tập trung ở một vài vùng núi.
Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
19 tháng 9 2019 lúc 11:04

- Miền đồng bằng phía bắc:

      + Nằm giáp biển Bắc và biển Ban-tích, trải dài từ Bắc Pháp qua lãnh thổ Ba Lan.

      + Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu.

      + Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.

      + Vùng đất thấp ven biển Bắc hiện nay đang lún xuống mỗi năm vài xăngtimet.

- Miền núi già ở giữa, có đặc điểm nổi bật là các khôi núi ngăn cách nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa.

- Miền núi trẻ ở phía nam: gồm các dãy An-pơ và Các-pát.

      + Dãy An-pơ đồ sộ, uốn thành một vòng cung dài trên 1.200km, gồm nhiều dải núi chạy song song, với các đỉnh cao trên 3.000m.

      + Dãy Các-pát là một vòng cung dài gần 1.500km, thấp hơn dãy An-pơ.

Bình luận (0)