trung thực là gì nêu ví dụ về trung thực
nêu một câu tục ngữ một câu danh ngôn về tính trung thực
Trung Thực là gì ?
Em phải làm gì để rèn luyện tính trung thực
Lấy 1 vài câu danh ngôn tục ngữ làm ví dụ
Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc. Trung thực là luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách .
Để rèn tính trung thực , ta nên :
- Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.
- Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.
- Ra ngoài phải thật thà, trung thực
Danh ngôn: người trung thực thường lấy đạo trung tín làm chữ . - (Khổng Tử)
Trung thực là coi trọng sự thật, thật thà đặc biệt là dũng cảm nhận lỗi
Em cần phải dũng cảm nhận lỗi,luôn nói sự thật
*Tục ngữ:Cây ngay ko sợ chết đứng
*Danh ngôn:Phải thành thật với mk, có thế mới ko dối trá với người khác
Cho mk 1 tk nha
1. trung thực là gì?
2. Nêu những câu ca dao tục ngữ nói về trung thực.
1.
Không trung thực là một hiện tượng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống, nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó trở thành một cách sống phổ biến. Vậy trung thực là gì ?
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
Do vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, tuổi học trò, chúng ta cần được và tự bản thân xây dắp, rèn luyện tính trung thực. Nhưng đây đó vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh thiếu trung thực. Cứ nhìn vào các giờ kiểm tra, các kì thi cử, hay tự hỏi, mình đã một lần nói dối bố mẹ, thầy cô giáo chưa là rõ. Ấy thế mà nhiều bạn còn rủ rê nhau, bao che cho nhau.
Ngoài xã hội cũng vậy. Trong kinh doanh, trong công việc, trong chính trị họ vẫn thường lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi cá nhân, lừa đảo kiếm tiền hay tham nhũng, che giấu tội ác trước pháp luật. Một dẫn chứng điểm hình dễ thấy nhất là trong khi nhà nước đang phải bồi thường cho người dân mang gà đi tiêu huỷ thì tại Đông Anh - Hà Nội các cán bộ đã khai khống lên đến hàng nghìn con gà, vịt các loại. Họ là những cán bộ đại diện cho dân, cho nước mà lại thiếu trung thực. Rồi gian lận thuế, ăn cắp bản quyền, khai tăng thiệt hại hay thành tích, xử án gian lận, dối trên lừa dưới... Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần phải trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thăn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh, tính trung thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được. Những tai biến xã hội từ nạn làm hàng giả hay ngộ độc thực phẩm, bằng cấp giả...hẳn ai cũng thấy.
Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác” (Uy-li-am Sếch-xpia).
Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Thảng thắn, dũng cảm lại phải chân thành, khéo léo. Nêu không trung thực - thẳng thắn - dũng cảm sẽ không có tác dụng hoặc bị hạn chế tác dụng. Ta nên rút ra một điều : rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.
Chẳng hạn, không nhất thiết ta phải thể hiện rõ, đôi lúc ta cũng phải có ứng xử khéo léo để tránh cho người khác nỗi đau đớn về một sự thật phũ phàng nào đó. Nói như vậy có nghĩa là ta không cần phải cứng nhắc, rập khuôn mà phải biết cư xử sao cho hợp lí, hợp tình.
Đức tính trung thực là điều mà con người, nhất là con người trong xã hội hiện đại cần phải có, cần phải được rèn luyện. Vậy sao ta không rèn luyện nó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khi ra đời ta sẽ xem nó là một trong những điều cần thiết nhất để bước vào cuộc sống hiện đại ngày nay.
2.
TỤC NGỮ:
- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
- Đời loạn mới biết tôi trung.
- Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Ngang bằng sổ ngay - Cưa tày vót nhọn - So tày vót nhọn.
( Làm ăn phân minh, thẳng thắn, rõ ràng )
- Trung ngôn nghịch nhĩ.
- Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.
- Thật thà ma vật không chết.
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
- Cây vạy hay ghét mực tàu ngay.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Thật thà là cha dại.
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy.
- Thật thà là cha quỷ quái, quỷ quái còn phải sợ thật thà.
- Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
- Chết thằng gian, chết gì thằng ngay.
CA DAO :
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong gian hiểm giết người không đao.
- Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
- Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
Câu 2:
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Sống cho thật.
- Của ít lòng nhiều.
- Trung ngôn nghịch nhĩ.
- Đời loạn mới biết tôi trung.
- Ăn ngay nói thẳng.
trung thực là sống ngay thẳng , thật thà , luôn hướng về lẽ phải, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm . cây ngay không sợ chết đứng trung ngôn nghịch nhĩ
Hãy kể lại một câu chuyện nói về đức tính trung thực (hoặc sưu tầm một đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính này).
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong gian hiểm giết người không đao.
- Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
- Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
Chúc bạn học tốt!
Câu ca dao tục ngữ:
"Thẳng như ruột ngựa"
"Ăn ngay nói thẳng"
"Vàng thật không sợ lửa"
"Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng"
"Cây ngay không sợ chết đứng"
Danh ngôn:
"Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác"
Ko bik chuyện này bạn nghe chưa nhưng mà nói về 1 cậu bé bán diêm hay sao ấy, cậu mồ côi cha mẹ, hôm ấy người đàn ông vừa ra ngoài thì gặp cậu bé xin ông mua dùm bao diêm nhưng ông hk có tiền lẻ, cậu nói rằng sẽ chạy về lấy tiền thối, ông ái ngại nhưng vân thử tin cậu, thế rồi cậu cầm tiền chạy đi, ông đưng 1 hồi lâu sau thì cho rằng thằng bé đã lấy luôn tiền mình nên bỏ đi, lát có thằng bé chạy lại đưa ông tiền thối, thì ra là cậu bé hồi nãy vì chạy quá nhanh để thối ông tiền nên đã bị tai nạn nhưng vẫn cố gắng nhờ e mình đi trả tiền thôi cho ông....
Đói cho sạch, rách cho thơm
Cây ngay không sợ chết đứng
Thẳng như ruột ngựa
Hãy kể lại một câu chuyện nói về đức tính trung thực (hoặc sưu tầm mội đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính này)
+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
Hãy kể lại một câu chuyện nói về đức tính trung thực (hoặc sưu tầm mội đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính này)
+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
- Ca dao:
Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần.
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
sự việc chưa biết chắc mười mươi thì chưa nên nói. Đã biết chắc mười mươi rồi nhưng lúc chưa đáng nói cũng không nên nói
Giúp tui với ! Cô giáo lại giao bài khó rùi
1. Lấy ví dụ trong thực tế đời sống câu chuyện về tính trung thực ở lớp em hoặc cuộc sống
2.Từ đó nêu biểu hiện của tính trung thực
3.Tìm những câu ca dao tục ngữ nói vè tính trung thực
Biểu hiện của tính trung thực:
- Không gian lận trong bài làm
- Không hỏi bài khj đq làm bài kt
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Sống thật với chính con người của mình.
Ca dao tục ngữ nói về tính trung thực:
- Thật thà ma vật không chết.
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
- Cây vạy hay ghét mực tàu ngay.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Thật thà là cha dại.
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy.
- Thật thà là cha quỷ quái, quỷ quái còn phải sợ thật thà.
- Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
- Chết thằng gian, chết gì thằng ngay.
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong gian hiểm giết người không đao.
- Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
Chúc bạn học tốt!
3.Cây ngay không sợ chết đứng .
Của phi nghĩa có giàu đâu ,
Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền .
Thẳng mực thì đau lòng gỗ .
Thẳng như ruột ngựa .
Nói thật thì mất lòng .
3.Cây ngay không sợ chết đứng
Nói thật thì mất lòng
Của ít lòng nhiều
Thẳng mực thì đâu lòng gỗ
Nêu một số câu ca dao , tục ngữ, thàng ngữ nói về lòng trung thực?
Cây ngay không sợ chết đứng.
Ăn ngay nói thẳng.
Thẳng mực thì đau lòng gỗ.
Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
Thẳng như ruột ngựa.
Của ít lòng nhiều.
Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong gian hiểm giết người không dao.
Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
Thật thà ma vật không chết.
Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
Cây vạy hay ghét mực tàu ngay.
Mất lòng trước, được lòng sau.
Thật thà là cha dại.
Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
Chết thằng gian, chết gì thằng ngay.
- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
- Đời loạn mới biết tôi trung.
- Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
cây ngay không sợ chết đứng
thẳng như ruột ngựa
thuốc đắng giã tật , sự thật mất lòng
ăn nói thật mọi tật mọi lành
mất lòng trước được lòng sau
1) Thế nào là trung thực? Bản thân em đã sống trung thực chưa? Hãy nêu 2 biểu hiện về sự đánh giá của em.
2) Tại sao chúng ta phải rèn luyện tính tự trọng? Nêu 2 câu tục ngữ và 2 câu ca dao thể hiện lòng tự trọng?
3) Thế nào là tôn sư trọng đạo? Nêu 2 việc làm của em thể hiện tôn sư trọng đạo.
4) Khoang dung là gì?
5) Thế nào là đoàn kết tương trợ?
6) Thế nào là gia đình văn hoá? Nêu 5 biểu hiện thể hiện gia đình văn hóa và 5 biểu hiện gia đình thiếu văn hóa? Năm 2019 gia đình em có được công nhận là gia đình văn hóa không?
7) Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là ntn? Em hãy kể cho các bạn nghe về 1 truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ em.
1.
a) hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiều trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày
b) đối vd học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm j
c) hãy kể lại 1 câu chuyện ns về đức tính trung thực( hoặc sưu tầm 1 đoạn thơ hay ca dao, tục ngữ,danh ngôn ns về đức tính này)
a, Thể hiện tính trung thực:
-Ngay thẳng thật thà
-Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi
-Ủng hộ những việc làm trung thực và đấu tranh với những việc làm thiếu trung thực
Thiếu trung thực:
-Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
-Bao che thiếu sót của những người mà mình chịu ơn
-Làm hộ bài khi bạn ốm.
Để rèn luyện tính trung thực em cần phải :
-Sống ngay thẳng thật thà.
-Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn
-Luôn đói xử nhân hậu với mọi người
c,Những câu ca dao, tục ngữ,thành ngữ ,danh ngôn nói về đức tính trung thực:(mình thêm thành ngữ và danh ngôn)
-Ăn ngay, nói thẳng
-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
-Nói dối chẳng khác nào như đi lạc vào rừng , càng đi sâu càng khó tìm lối ra.
Chúc mọi người học tốt!
- Những việc làm thể hiện tính trung thực:
+ Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu.
+ Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài.
+ Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm đối với mọi người khi đi mô tô, xe gắn máy.
- Những hành vi thể hiện tính không trung thực:
+ Được của rơi không trả lại cho người mất.
+ Đội mũ bảo hiểm có tính chất đốì phó khi có công an.
+ Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi.
Tớ là tổng hợp tất cả các đáp án của các bạn trên