thử rút ra đặc điểm câu văn của Nguyễn Tuân
thử rút ra đặc điểm câu văn của Nguyễn tuân trong bài Cô Tô
Đặc điểm câu văn của Nguyễn Tuân trong bài Cô Tô:
- Câu văn hay
- Sử dụng biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ )
cau hoc den cho nao viet ra cho minh voi
Đặc điểm của câu văn:
- câu văn hay
- sử dụng phương thức biểu đạt thích hợp (tự sự; miêu tả)
-sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ đặc sắc như so sánh ( so sánh ngang bằng và không ngang bằng ); ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác); nhân hóa.
- sử dụng nhiều tính từ miêu tả giúp câu văn thêm phong phú.
Bài Cô Tô
Nhà văn thường dùng các từ loại nào ? Tác dụng của việc sử dụng các từ loại đó là gì ?
Phép tu từ nào được tác già sử dụng nhìu nhất để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh ? Ghi lại 1 số câu có sử dụng phép tu từ ấy và nêu tác dụng của nó ?
Thửu rút ra đặc điểm câu văn của Nguyện Tuân
nhà văn dùng DT,TT nhưng TT là chủ yếu
giúp chỉ ánh sáng, màu sắc hành động
mình nối tiếp câu vừa nãy
BT: Đọc kĩ văn bản Cô Tô và thục hiện yêu cầu sau
Đoạn 1 : -Các từ ngữ chỉ hình ảnh:........................................
-Các từ ngữ chỉ màu sắc và ánh sáng:...............................
Đoạn 2: - Các từ ngữ chỉ hình ảnh:....
- Các từ ngữ chỉ hình dáng và màu sắc:..........
- Các phép tu từ dc sử dụng:........
Đoạn 3: - Các chi tiết:..........
- Các hình ảnh:...........
- Các phép tu từ dc sử dụng:........
Từ việc hoàn thành bảng trên, hãy nhận xét về ngôn ngữ miêu tả của Nguyễn Tuân trog văn bản ở các khía cạnh sau:
1. Nhà văn thường sử dụng các từ loại nào? Tác dụng của việc sử dụng các từ loại đó là j?
2. Phép tu từ nào đc tác giả sử dụng nhiều nhất để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh? Ghi lại 1 số câu văn có sử dụng phép tu từ ấy và nêu tác dụng của nó.
3. Thử rút ra đặc điểm câu văn của Nguyễn Tuân.
Mog mọi người giúp mh, mh dag cần gấp lắm!!!
câu 1 : trong văn bản cô tô, cảnh đẹp của cô tô đc nguyễn tuân miêu tả vào những thời điểm nào. em thích bức tranh cô tô vào thời điểm nào nhất. vì sao
câu 2 : qua văn bản cô tô của nguyễn tuân, chúng ta có thể cảm nhận đc 1 phần vẻ đẹp của tô quốc. bằng tình yêu và cảm nhận của mình, hãy vt 1 đoạn văn từ 12-15 câu miêu tả cảnh làng quê của em có sử dụng phép so sánh và nhân hóa. chỉ ra các phép tu từ đó
câu 3 : trong bài thơ lượm của tố hữu, nhà thơ đã dùng những từ ngữ nào để gọi lượm. em hãy cho bt ý nghĩa của mỗi cách gọi đó
Nêu đặc điểm con người Nguyễn Tuân .
+ Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc .
+ Có ý thức cá nhân phát triển cao .
+ Rất mực tài hoa.
+ Quý trọng nghề văn .
1 . Chỉ ra lỗi sai trong các câu sau:
a , Qua văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân
b ,Mùa xuân,những chùm hoa phượng thắp lửa cả 1 khoảng trời
qua câu truyện Tấm Cám rút ra đặc điểm văn hóa người việt
Qua những nét chính về phong trào đấu tranh của nông dân thời Nguyễn, hãy rút ra đặc điểm của phong trào ?
tham khảo
Đặc điểm:
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu triều đại.
+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.
1. Hãy tìm 1 số câu văn, câu thơ hay miêu tả cảnh mặt trời mọc.
2. Có thể nói Nguyễn Tuân là 1 nhà văn độc đáo mà còn là 1 họa sĩ tài hoa. Chỉ bằng vài nét bút, Nguyễn Tuân đã vẽ ra 1 bức tranh mặt trời mọc rực rỡ và tráng lệ. Qua văn bản Cô Tô, em hãy làm sáng tỏ điều đó.
Giúp mình nhanh nhé!
1. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Mặt trời như một quả cầu lửa nhô lên từ mặt biển
buổi sáng mặt trời như lòng đỏ trứng gà ,...
1.
- Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám.
- Dang tay ôm ánh bình minh
Ngỡ đang ôm trọn bóng hình người thương
Hờn chi, hay sóng vấn vương?
Một tia nắng ấm cuối phương trời hồng.
- Mặt trời như cái mâm con
Nhô lên trên biển hòn son đỏ lừ
Cao dần tỏa sáng ảo hư
Một vùng sáng lóe từ từ lên cao.
- Bình minh toả giọt vàng ...vàng
Vầng mây lởn vởn xanh vàng ngẩn ngơ
Xanh xanh một khoảng xa mờ
Mây trời lộng lộng nắng vừa nhú say
2. mình làm thiếu sorry
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo cô tô
Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.
- Tích Thiện am (chùa Bút Tháp) là một công trình kiến trúc vẫn còn giữ được kết cấu, hoa văn trang trí dù đã có qua tu sửa. Điều đó cho thấy việc bảo tồn di sản văn hoá ở Việt Nam hiện đang rất tốt.
Tích Thiện am: là kiến trúc đặc biệt nhất của chùa Bút Tháp. Toà này được kết cấu theo kiểu chồng diêm, với hàng cột ở giữa cao, to, chạy suốt từ tầng 1 lên tầng 3, các vì kèo được làm theo kiểu chồng rường, những đầu đao của 3 tầng mái cong vút. Tầng 1 gồm 5 gian, có các vì kèo kết cấu kiểu giá chiêng đơn giản. Tầng 2 thu lại còn 3 gian, với 4 hàng chân cột. Tầng ba thu lại còn 1 gian, kết cấu khung dựa chủ yếu trên 4 cột cái và 4 cột trốn nhỏ, bộ vì kiểu giá chiêng. Ở 4 góc mái của tầng 3 có 4 thanh ruỗi, chống 4 kẻ góc, ăn chân vào các cột cái. Tất cả các thanh ruỗi này đều chạm hình rồng, mây cuộn, người và thú. Dựa vào kết cấu kiến trúc và hoa văn trang trí, có thể thấy, toà này được dựng vào thế kỷ XVIII và đã được tu sửa vào thế kỷ XIX. Trong Tích Thiện am ở gian giữa đặt Cối kinh - “Cửu phẩm liên hoa” hình bát giác, cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni. Chín tầng Cối kinh tạc hàng trăm tượng Phật, hoa lá, chim muông, tập trung chủ đề khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ Thiền tông, các đại sư, các cấp độ thăng hoa trên đường lên cõi Niến bàn. Tòa Cửu phẩm liên hoa là tháp gỗ 8 mặt, 9 tầng, được đỡ bởi các hàng chấn song con tiện. Tám mặt của 9 tầng có gắn phù điêu gắn với Phật giáo.