Những câu hỏi liên quan
AP
Xem chi tiết
YT
18 tháng 10 2016 lúc 18:49

Mk chỉ nhớ đề của bài tập làm văn thôi

Hãy kể cảm nghĩ của em về 1 nhân vật mà em đã học

Bình luận (1)
NO
19 tháng 10 2016 lúc 20:32

nhớ bn tạm biệt oy mà

wa nước ngoài oy mừ

sao jo hỏi này

Bình luận (1)
DH
21 tháng 10 2016 lúc 20:42

Lên google kiếm đi, đầy ra đó tha hồ mà đọc

Bình luận (0)
AP
Xem chi tiết
HS
21 tháng 10 2016 lúc 17:43

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

Bình luận (0)
HS
21 tháng 10 2016 lúc 17:43

Đây là đề mik thi đó ko biết có giống đề bạn ko

Bình luận (1)
HS
21 tháng 10 2016 lúc 17:45

Môn Văn

Câu 1. (2đ)

Xác định phép tu từ trong các câu thơ sau, nêu tác dụng của các phép tu từ đó.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy môt mặt trời trong lăng rất đỏ.

( Viễn Phương)

Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

( Tố Hữu)

Câu 2. (3đ) Đọc 2 mở bài sau:

Mở bài 1: “ Và mẹ em chỉ có một trên đời”

Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi càng thấm thía về tình mẫu tử thiêng liêng. Tôi vốn rất thích âm điệu của bài hát này-nó ngọt ngào như tình yêu mẹ dành cho cho tôi vậy. Mẹ-Tiếng nói luôn thân thương, gần gũi với tôi.

Mở bài 2:

Quanh ta có biết bao người mà ta yêu mến. Nhưng đối với tôi mẹ là người tôi yêu quí và luôn cảm thấy gần gũi nhất.

1. Hai mở bài trên, mở bài nào hay hơn? Vì sao?

2. Học tập cách viết hay, viết một mở bài cho đề bài: Tả một người bạn thân.

 

Câu 3. (5đ) Cho đoạn văn sau:

“ Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

2. Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên?

3. Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả dòng sông quê em có sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa ( hãy gạch chân các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa đó).

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
DA
11 tháng 3 2023 lúc 9:44

1 ngày nữa tui mới học bài ý :)

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
6T
Xem chi tiết
DH
16 tháng 2 2022 lúc 20:16

hiệu số phần bằng nhau là: 4-1=3 ( phần )

Số quả cam là: 27/3*1=9 (quả)

Số quả xoài là: 27+9=36(quả)

Đáp số : 9 quả cam ;36 quả xoài

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DH
Xem chi tiết
H24
5 tháng 6 2020 lúc 7:30

Năm nay, trường em được Sở Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở lớp mới với những bộ bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi.

Bàn học của chúng em được làm bằng chất liệu gỗ ván ép cao cấp. Mặt bàn được lợp một lớp dầu bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì lên mặt bàn thấy mát lạnh và thơm thơm mùi gỗ mới. Mặt bàn rộng khoảng sáu mươi phân và dài độ một mét rưỡi nên ngồi học rất thoải mái. Kiểu bàn mới bây giờ không làm nghiêng thoai thoải như trước đây mà tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất và rất vừa với tầm ngồi viết, không phải ngóng lên hay gò lưng lại gò bó như kiểu bàn năm chỗ ngồi. Nó gọn và nhẹ tạo điều kiện để chúng em xê dịch hoặc sắp xếp lại theo yêu cầu của từng tiết học, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phía trước mặt bàn, người ta khoét một rãnh khuyết chỗ chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ở dưới mặt bàn người ta chia ra hai ngăn vừa đủ để chúng em bỏ cặp vào thoải mái gọn gàng. Cái ghế hai chỗ ngồi cũng thật là đẹp, cũng bóng loáng như mặt bàn. Nó rất nhẹ, mỗi đứa chúng em chỉ cần cầm một tay cũng có thể nhấc lên, không phải như loại ghế năm chỗ ngồi, muốn di chuyển đi đâu, phải ba, bốn đứa ì à ì ạch mới nhấc được. Vì vậy, được trang bị bộ bàn ghế mới, chúng em rất phấn khởi. Buổi sinh hoạt lóp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “cần giữ gìn và bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp, không vẽ bậy, cào xước làm hỏng mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh.

Bình luận (0)
SL
5 tháng 6 2020 lúc 11:21

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.

Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GG
5 tháng 6 2020 lúc 13:10

Kể từ ngày Lan lên lớp 6 , em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Bố đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị. Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ rộng cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Bố kê chiếc bàn này  ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của véc -ni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Conan”….

Bàn tuy cũ nhưng cuối năm học lớp Ba vừa qua, bố  đã cho thợ đến sửa  lại chiếc bàn. Lạ thay , bây giờ , nó trông  như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi dầu sơn véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ xinh xinh.

Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HG
Xem chi tiết
HL
28 tháng 3 2019 lúc 12:33

Trong gia đình em, ai em cũng yêu, cũng quý nhưng có lẽ người mà em thân thiết nhất vẫn là My – em gái em.

My năm nay mới có 7 tuổi nhưng cô bé đã rất ra dáng người lớn. Em có khuôn mặt bầu bĩnh cùng nước da trắng như trứng gà bóc. Bé rất hay cười, nụ cười với hai cái má lúm đồng tiền xinh xinh, cái má phúng phính nhìn chỉ muốn cắn. My có mái tóc đen dài đến ngang lưng, lúc đi học hay khi ở nhà em đều buộc hai bên rồi cài nơ trông rất dễ thương.

Đôi mắt My to tròn và long lanh, mẹ em bảo đó là mắt bồ câu. Con gái ai mà có đôi mắt bồ câu lớn lên chắc chắn sẽ rất xinh. Quả không sai một tẹo nào, đôi mắt My như biết nói biết cười, sống động và linh hoạt. My không cao lắm, đứng chỉ đến thắt lưng em là cùng. Chính vì vậy mà trong bộ đồng phục thủy thủ trông cô bé vô cùng đáng yêu.

My rất thích làm nũng bố mẹ và những người lớn tuổi hơn chỉ đơn giản vì em ấy thích cảm giác được cưng chiều. Rồi cả khi bé ấy sụt sịt khóc trông cũng rất dễ thương. My thích nhất là được đi công viên cùng với cả nhà vào những ngày chủ nhật, lúc ấy em mặc những bộ váy hình con thú, miệng lúc nào cũng cười nói liên hồi trông hoạt bát và năng động vô cùng.

Bé cũng rất hứng thú với công việc nấu ăn và trồng cây của mẹ. Chính vì thế mà đôi khi trong bếp sẽ xuất hiện một cái đầu đen nho nhỏ chạy lăng xăng phụ giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hoặc là cái đầu đen ấy sẽ dành hàng giờ ngồi ngoài vườn ngắm nhìn cây hoa hồng, thi thoảng lại “Ồ” lên một tiếng đầy thích thú. My là vậy, là một bé gái đơn thuần và trong sáng. Mỗi khi em ấy cười là mọi vật như bừng lên sức sống, em chưa bao giờ cảm thấy ghen tỵ với My cả vì em yêu quý em ấy nhiều lắm.

Em không bao giờ muốn thấy em ấy buồn dù đôi khi em đến bó tay với cái tính nghịch ngợm của cô bé. Ngoài ra, My còn rất hậu đậu, cứ đụng đâu là hỏng đó. Mấy ngày trước cô bé không cẩn thận đánh mất hộp bút của em, còn hôm trước nữa là làm ngập cây hồng của mẹ.

Em rất yêu quý My. Em mong My có thể luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 3 2019 lúc 12:34

Chụy éo có e gái mà tả_

Cho chị 1 k,chụy tả cho e

nhá!

Bình luận (0)
HG
28 tháng 3 2019 lúc 12:37

tả em gái 7 tháng nehs mn :<<

Bình luận (0)
HG
Xem chi tiết
LL
28 tháng 3 2019 lúc 17:49

Dàn ý nè

1. Mở bài:

Bé Hoa là em gái của em.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Bé hai tuổi.

- Dáng vóc bụ bẫm.

- Làn da trắng hồng.

- Cặp mắt đen láy, hàng mi cong vút.

- Khuôn mặt bầu bĩnh.

- Hai má phúng phình, có lúm đồng tiền.

- Tóc đen mượt.

- Miệng chúm chím, môi đỏ hồng.

- Tay chân no tròn, có ngấn.

b) Tính nết, hoạt động:

- Biết vâng lời, ít khóc nhè.

- Giọng nói ngọng nghịu.

- Đi chưa vững nhưng thích đi, thích chạy.

- Thích được dẫn đi chơi.

- Thích chơi với búp bê.

3. Kết bài:

- Bé Hoa là niềm vui của tôi.

- Em rất yêu quí em gái bé bỏng của mình.

Bài làm

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất chính là Huyền - em gái của em. Ở nhà, mọi người gọi Huyền bằng một cái tên rất vui là Cún.

Gia đình em đã tổ chức sinh nhật một tuổi của Cún. Cún rất xinh trong bộ quần áo mà ba đã mua mừng sinh nhật bé. Dù hơi mập nhưng Cún cao và khoẻ mạnh. Bé có gương mật tròn, bầu bĩnh, trông ngộ nghĩnh và dễ thương. Làn da trắng trẻo cùng với đôi má hồng hồng làm cho Cún càng đáng yêu hơn. Đôi mắt bé long lanh, đen láy như chứa đựng những giọt nước. Đôi mắt ấy càng đẹp hơn nhờ hàng mi cong vút.

Cún đang tập nói nên bé rất thích nói. Những tiếng đầu tiên mà bé nói được “ba, má, ông, bà”. Mỗi khi nói một từ nào đó, Cún thường nói liên tục từ đó như "ba. ba, ba” hay “má, má, má” làm cả nhà ai ai cũng thấy vui và buồn cười. Tuy Cún mới nói những từ đơn giản nhưng mỗi lần Cún nói được từ nào thì cả nhà đều vỗ tay hoan hô. Còn em thì thấy rất hạnh phúc mỗi khi nghe Cún gọi: “Thành! Thành!”. Ở nhà, ai cũng thích dạy Cún múa hát. Mặc dù bé chỉ có thể “a.... a.... i... i...” và múa thì khua khoắng hai tay trông rất buồn cười.

Cún cũng đang chập chững những bước đi đầu tiên. Thoạt đầu, bé phải bám vào tường hoặc ai đó để tập đi. Dần dần, bé bước từng bước một, chậm rãi nhưng không còn phải bám vào đâu cả. Mẹ em thường đặt Cún ở cách chỗ mọi người ngồi khoảng chục mét, Cún đi từ từ đến chỗ mẹ, rồi lại đến chỗ ba, đến chỗ em. Cún cố gắng đi từng bước một. Người bé nghiêng bên này, nghiêng bên kia. Khi đến gần bên em, Cún ào thật nhanh vào lòng em như sợ em chạy mất. Cứ thế, bé tập đi trong tình thương yêu của gia đình. Cún ăn rất nhiều. Một bữa em có thể ăn một bát. Em rất thích ngắm Cún ngủ, bởi lúc đó trông bé rất đáng yêu. Có những lúc ngủ mơ, đôi môi bé nhỏ của Cún lại nở một nụ cười chúm chím. Có lẽ trong giấc mơ của bé luôn đầy niềm vui.

Em rất yêu quý Cún bởi bé rất xinh và dễ thương. Mỗi khi tan học, em chỉ muốn về nhà ngay để được nghe những tiếng “Thành! Thành!” đáng yêu của bé.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 đầy đủ các môn theo TT 22của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Toán 5. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất.

Sau những giờ học tập căng thẳng, mời các em học sinh giải lao qua những bài trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm IQ vui của chúng tôi. Hy vọng, những bài test nhanh này sẽ giúp các em giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, có tinh thần tốt nhất cho mỗi buổi đến trường.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
TL
30 tháng 4 2024 lúc 20:10

   6/11 . 18/13 + 36/13 . 8/11 + 3/13

=(6/11+8/11) . (36/13.3/13+18/13)

=14/11.126/13

=1764/143

=

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
HP
8 tháng 9 2016 lúc 21:20

đáp án đằng sau sách ấy

Bình luận (4)