Những câu hỏi liên quan
DT
Xem chi tiết
GV
28 tháng 2 2018 lúc 14:42

Quang cảnh khu phố / xóm thôn những ngày giáp tết:

- Cảnh thiên nhiên:

+ Cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật tốt tươi, mưa xuân,...

+ Những cành đào, cành quất, hoa mai tô điểm cho sắc xuân ở phố phường thêm rực rỡ.

- Cảnh sinh hoạt của con người:

+ Mọi người hối hả để hoàn thành những công việc còn dở dang, trở về đoàn viên cùng gia đình.

+ Người mua bán ồn ào, tấp nập, sắm sửa cho ngày Tết.

+ Mọi nhà đều dọn nhà, trang trí nhà cửa, đây đó ông bà dạy con cháu gói bánh chưng, lưu giữ những hương vị của ngày Tết truyền thống,...

- Liên hệ bản thân: Gia đình em đã chuẩn bị những gì để đón Tết? Em giúp bố mẹ những gì để đón Tết? Cảm nhận của em về ngày Tết truyền thống (háo hức? trông đợi? những mong ước cho năm mới? lời chúc Tết chuẩn bị gửi tới những người thân?...)

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
PH
31 tháng 1 2016 lúc 20:30

  

Bình luận (0)
LP
31 tháng 1 2016 lúc 20:14

 

lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, cònngười lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọnlại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả mộtcon gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá khônglúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, cònngười lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọnlại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả mộtcon gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:truyền của dân tộc.Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá khônglúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, cònngười lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọnlại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả mộtcon gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toanmà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữthức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quâyquần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợhoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùaxuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đãtrông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang,vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giámười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháohoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trênkhắp đất nước Việt Nam thân yêu này.Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộcvẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối vớichúng em đây là những ngày vui nhất.màu xám xịt. Và đây cũng là thời điểm người dân ở xóm em náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho cái Tết cổtruyền của dân tộc.Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá khônglúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, cònngười lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọnlại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả mộtcon gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toanmà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữthức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quâyquần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợhoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùaxuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đãtrông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang,vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giámười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháohoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trênkhắp đất nước Việt Nam thân yêu này.Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộcvẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối vớichúng em đây là những ngày vui nhất.
Bình luận (0)
LP
31 tháng 1 2016 lúc 20:18
Cái rét se lạnh của mùa đông đã qua đi, những tia nắng ấm áp bắt đầu ló dạng trên bầu trời vốn chỉ có mộtmàu xám xịt. Và đây cũng là thời điểm người dân ở xóm em náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho cái Tết cổtruyền của dân tộc.Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá khônglúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, cònngười lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọnlại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả mộtcon gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toanmà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữthức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quâyquần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợhoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùaxuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đãtrông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang,vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giámười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháohoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trênkhắp đất nước Việt Nam thân yêu này.Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộcvẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối vớichúng em đây là những ngày vui nhất.
Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
MN
16 tháng 3 2021 lúc 20:59

Hôm nay, đã là ba mươi Tết. Chỉ còn chưa đầy một ngày nữa, bánh xe thời gian chấm vạch ranh giới cuối cùng của một năm. Khắp phố phường, không khí như sôi nổi hẳn lên.

Mới sáng sớm, mọi người đã ra chợ mua sắm một vài thứ chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trên đường, ai ai cũng mặc những bộ quần áo đủ màu rực rỡ, trông giống như cả một vưòn hoa khổng lồ đang di chuyển. Đâu đâu cũng thấy không khí đón xuân.

Các quầy hàng buôn bán tấp nập. Tiếng cười, tiếng nói râm ran. Phía cuối góc phố, người ta xúm đông lại xem những cành đào, cành mai hay những cây hoa đủ màu sắc, chủng loại và ai cũng trầm trồ không ngớt. Những bông hồng nhung đang nở hoa như muốn phô bày sắc đẹp. Các loài hoa khác như cúc, lay ơn, hướng dương, thược dược,… chen nhau khoe nụ, khoe hoa. Rồi cây đào, hoa phô màu hồng tí xíu như đang chúm chím cười. Tất cả, tất cả như muốn phô sắc với mọi ngưòi về vẻ đẹp đặc biệt của chúng. Quả là một rừng hoa dưới trời xuân.

Những quầy hàng bán đồ tết chật cứng người, vẻ mặt ai cũng vui tươi hào hứng, ở đây bán đủ các thứ hàng, dường như tất cả của ngon vật lạ ỏ trên đời đều tụ hội về đây. Dọc khu phố, có hai chiếc xe bán tranh tết cứ chào mời hết người này đến người kia ở một bãi đất trống, những cô cậu bé diện những bộ quần áo mới cứ chạy lăng xăng bên nồi bánh chưng của gia đình. Ngọn lửa bùng to, ấm áp. Tất cả mọi người đang quây quần bên nồi bánh chưng. Chốc chốc lại khều cho lửa cháy to hơn…

Không khí đón Tết ỏ nơi đây thật rộn rã và náo nhiệt, cảnh vật như đang đổi khác. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của năm mới. Con người cũng xích lại gần nhau hơn, tình làng nghĩa xóm thêm đậm đà hơn.

Em tham khảo nhé !

 

Bình luận (0)
MN
16 tháng 3 2021 lúc 21:05

Tham khảo:

Vậy là một năm mới nữa lại đến. Xuân về vén bức màn âm u của mùa đông để đất trời trở nên ấm áp và lòng người ai cũng không khỏi háo hức, hân hoan. Bởi lẽ vì ai cũng mong muốn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng hơn hết là chuẩn bị được gia đình và cả xóm đón một mùa xuân sang, mấy ngày giáp tết này, nhà nhà nào cũng tươi vui, đường lối nhỏ qua lại của người người trong xóm tấp nập hơn.

 Gần Tết đến xuân về, xóm quê em vui như trẩy hội. Không khí ở đây vẫn thanh bình, khác hẳn với cái vui, cái ồn ào, nào nhiệt, sầm uất kiểu thành phố. Sắc xuân không chỉ tràn ngập trong thiên nhiên mà còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của các bà, các mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân sắp tràn ngập mang theo bao niềm vui đến dân làng trong xóm quê nhỏ nhưng đầm ấm của em.

 Công tác chuẩn bị Tết trong xóm em rất nhanh nhẹn, khẩn trương. Đến ngày 30 Tết, xóm em đã hoàn thành và biến xóm quê từ một nơi tối tăm, lạnh lẽo thành khu vườn tuyệt diệu như trong truyện cổ tích vậy. Sáng sáng, các bà, các mẹ, các cô trong xóm dậy từ sớm tinh mơ ra chợ xem những hộp bánh, kẹo ngon, những trái chín quả căng mọng mua mang về gia đình. Họ ăn mặc tà áo dài thướt tha, mỗi bước đi, tà áo ấy bay bay trông thật giống chuẩn mực một thiếu nữ, phụ nữ Việt Nam. Các bác, các chú, bố em diện bộ vest có vẻ rất lịch sự mỗi chiều lại phóng xe xuống những vườn đào, quất cảnh xem có cây, cành nào đẹp sắm sửa. Bọn chúng em trang trí bằng những câu đối đỏ, cây quất, cành đào trước cửa nhà. Mọi người luân phiên nhau dọn dẹp chào đón một năm mới ấm no, căng tràn hạnh phúc.

  Năm nào cũng như vậy, những ngày giáp Tết luôn là tất bật, tươi vui nhất. Mặc dù hiện đại đã gần như bao trùm mọi nơi nhưng nét cổ truyền của dân tộc - ngày Tết vẫn luôn được gìn giữ, làm nền tảng giúp chúng ta sống tốt đẹp. Ngày Tết Âm lịch ( Tết Nguyên Đán )  theo phong tục là Tết Cổ Truyền dân tộc mình. Em luôn thấy được ở mọi người, những ngày chuẩn bị luôn vui nhất.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
LL
15 tháng 2 2019 lúc 18:38

Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.

Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.

Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi. Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả. 

Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.

Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.

Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.

Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,

Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.

Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.

Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
NT
5 tháng 1 2018 lúc 20:46

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

Bình luận (0)
PT
5 tháng 1 2018 lúc 20:43

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

Bình luận (0)
PB
5 tháng 1 2018 lúc 20:43

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

_Chúc bạn học tốt nhé, năm mới nhận đc nhiều điều may mắn_

Bình luận (0)
VY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DA
11 tháng 5 2018 lúc 18:28

Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù

Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.

Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông.

Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.

Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.

Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 5 2018 lúc 18:30

Thế là mùa đông lại giá đã về, cái xóm nhỏ ven sông của quê hương tôi lại ẩn hiển trong khoảng không gian màu xám.

Sáng sớm, sương mù bao phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, quấn lấy người đi đường. Gió thổi mây về phía cửa sông ở cuối xóm, mặt nước sông một màu lam thẫm.

Bên kia sông là bãi bồi, thấp thoáng những hàng cây khẳng khiu, trụi lá. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, lá vàng lác đác rơi trong gió. Những cây cổ thụ ven sông đứng trầm ngâm, lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những trận bão lớn, dòng nhựa trogn cây rạt rào tuôn chảy. Hơi thở của mặt đất bỗng nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng nồng của phù sa, đất mới. Trên các mái hiên của dãy nhà hướng ra sông, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi, chúng như muốn hỏi sông rằng:

- Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà nước nhiều đến thế?

Sông vẫn dạt dào tuôn chảy, nước vội vã đổ về hướng đông và cuốn theo bao đám lục bình tím ngắt. Có lẽ hoa lục bình trên dòng nước mênh mông ấy nó chẳng biết mình sẽ trôi dạt về đâu.

Bên bờ sông, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến. Trên các bờ ao, các bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi bắt con cua đang lổm ngổm ven bờ … Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ trên ruộng đồng.

Buổi trưa, thôn xóm hiện ra rõ nét hơn. Mọi người đi làm đồng về. Người và cuốc, xẻng, trâu bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng chạy dài ven sông một màu trắng xóa. Từng thửa đất được nahf nông cày lên, đợi nắng thuận mưa hòa sẽ gieo hạt mới. Thoang thoảng trong không gian một mùi hương nước ruộng.

Chiều đông nhạt nhòa ngả xuống, khói bếp từ những ngôi nhà bay lên quyện với mây trời, cảnh vật lại ẩn hiện trong không gian màu lam sẫm. Màn tối lan dần từ dưới mặt sông, ngả dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung mờ đen bao phủ dần lên cảnh vật. Màn đêm buông xuống, thôn xóm tĩnh mịch, chỉ có tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất. Trên những thảm cỏ ven đường, những chú dế rón rén bước ra ăn cỏ non rồi uống sương đêm. Những ánh đom đóm chập chờn trong bức màn nhung yên ắng. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rich ngoài hiên.

Mùa đông đã làm cho cảnh vật quê hương tôi mang một màu đơn điệu, có vẻ héo tàn vì thời tiết khắc nghiệt, thế nhưng con người vẫn hăng say làm việc. Nhà nông vẫn chuẩn bị gieo trồng, luôn cải tạo thiên nhiên tiếp thêm sức mạnh cho cây để ươm mầm, chờ ngày vươn lên đón chào mùa xuâ sắp đến. Tôi cảm thấy quê hương thật thân thiết với mình. 

~~hok tốt ~~

Bình luận (0)
H24
11 tháng 5 2018 lúc 19:20

Mùa đông lạnh giá đã về, con người cũng như cảnh vật giường như co mình lại để chống lại cái lạnh giá của mùa đông. Mùa đông đến làm thay đổi mọi cảnh sắc và con người trên quê hương em. Hôm nay đã vào giữa mùa đông, trời rất lạnh, không khí trong làng cũng khác hẳn ngày thường.

Mùa đông, bầu trời thường u ám, hiếm có ngày chúng ta nhìn thấy mặt trời. Buổi sáng hôm nay, sương muối phủ khắp cành cây, bãi cỏ. Gió lùa hơi nước vào tận nhà, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước song một màu lam thẩm. 

Trong xóm làng, mọi người đang í ới gọi nhau. Đâu đó, văng vẳng tiếng chim non dáo dác gọi bầy, vài chiếc lá vàng lìa cành phất phơ trong gió. Những cây cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn cảnh héo tàn của mùa đông rét buốt. Có những cây bị gãy sau những cơn gió lớn, dòng nhựa trong cây dạt dào tuôn chảy. Hơi thở của đất trời dường như nặng nề, hơi nước từ sông bốc lên một mùi nồng ngai ngái của phù sa, đất mới. Trên các mái rơm mái xịt, nước mưa đọng lại đang thổn thức, tí tách rơi… 

Nếu thời tiết không lạnh giá, cả xóm làng sẽ âm vang tiếng cười đùa của lũ trẻ, của những người nông dân đang làm việc. Trời lạnh giá con đường làng chỉ lác đác người qua lại. Ngoài ngõ xóm, mọi người nói chuyện rầm rì, họ bàn bạc cho vụ đông xuân sắp đến. Trên các bờ ao, vài bác nông dân đang tháo nước, be bờ, có người xách thùng đi bắt cá rô rạch nước, đi móc con da dưới vệ sông… Họ bất chấp thời tiết khắc nghiệt của buổi sáng mùa đông đang bao phủ. 

Buổi trưa thời tiết ấm hơn, cũng đến giờ mọi người đi làm về. Người và cuốc xẻng, trâu, bò lục tục dồn lên mấy con đường về làng. Cánh đồng một màu trắng xóa của nước đã được cải tạo, cày, bừa. Dười làn nước lạnh giá như vậy, mọi người vẫn hăng say làm việc. Họ quả là những người nông dân cần cù chịu khó, nhờ tinh thần hăng say lao động của những người nông dân mà chúng ta có lúa gạo để ăn. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng hạt lúa hạt gạo, vì nó là sương máu của những người lao động.

Khi chiều xuống, nhà nhà lại ngồi quanh đống lửa, nấu cơm, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Dưới sông, từ sau khúc quanh co vắng lặng, tiếng cá quẫy tũng toẵng trên những mạn thuyền, tiếng lanh canh của những chiếc xuồng nan đang kéo lưới. Màu tối lan dần từ dưới mặt sông, ngã dài trên bãi cát rồi đổ vào thôn xóm. Bóng tối như bức màn nhung, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Mảng sáng của ánh ngày đã dần dần nhường chỗ cho màn đêm. Đường làng thật vắng, một vài tiếng côn trùng rỉ rả trong lòng đất, vẻ thăm dò, chờ đợi… 

Những chú dế con bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn, nó rón rén từng bước rồi tung tăng trên thảm cỏ, chúng thưởng thức lá non và uống sương đêm. Có đôi ánh đom đóm chấp chới trong màn đêm tĩnh mịch. Nhà nhà đều đóng cửa sớm. Gió vẫn lùa và mưa vẫn rả rích ngoài hiên. 

Mùa đông thật lạnh lẽo, nhưng người dân quê tôi vẫn gồng mình lên trước cái lạnh giá để làm việc, họ vẫn dầm mưa dãi nắng để làm ra của cải, xây dựng quê hương. Những cánh đồng màu vẫn mơn mởn tươi tốt, hứa hẹn một mùa bội thu. Thật đáng tự hào về quê hương tươi đẹp, đáng tự hào về những người con của quê hương.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
LP
14 tháng 2 2016 lúc 17:40

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Bình luận (1)
NM
Xem chi tiết
LP
16 tháng 2 2016 lúc 19:14

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh

vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ,

bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang

chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống

mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non

mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới

đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi,

náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm

chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,

vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua

quần áo mới,

trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân

thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai

được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn

nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.

Em rất thích mùa xuân.

Bình luận (0)
TN
2 tháng 3 2017 lúc 19:48

Em hãy tả lại cảnh phố phường ngày giáp Tết

by Hoang 15/12/2015 | 3:03 2Posted in Văn mẫu lớp 6, Văn mẫu THCS

Đề bài: Em hãy tả lại cảnh phố phường ngày giáp Tết.

Bài làm

Loading...

Những ngày giáp Tết là những ngày mà em cảm nhận được sự chuyển động vừa nhanh vừa chậm chạp của thời gian và của mọi vật. Con phố những ngày gần hết năm cũ dường như gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc bồi hồi, xốn xang hơn.

Những ngày này, mọi người vội vàng sắp xếp công việc, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều tốt lành và bình yên hơn.

Mẹ vẫn bảo khi năm cũ sắp qua, năm mới đang gõ cửa từng nhà thì không khí trở nên gấp gáp hơn, lòng người cũng tất bật hơn. Mọi thứ xung quanh chuyển động theo một quỹ đạo nhất định của nó, chỉ là lòng người tự cảm thấy nhanh hơn mà thôi.

taquangcanhphophuongngaytet

Tả quang cảnh phố phường ngày Tết – lớp 6

Mọi lần con phố vào những ngày trời se lạnh thì mọi người sẽ thích được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp ngủ một giấc thật say, thật yên bình. Nhưng ngày giáp Tết, mọi người lại chăm chỉ ra ngoài hơn, hít thở lấy không khí trong lành của năm cũ. Cảm nhận hết những điều cũ đang sắp trôi qua. Mọi người nô nức xuống phố với những chiếc quần áo sặc sỡ, ấm áp, miệng nói cười rôm rả.

Con phố trở nên đông đúc và vui vẻ hơn mọi ngày. Nhiều của hàng bày bán bánh kẹo, hoa quả, những cây đào, cây quất bỗng nhiên chật chội, kín cả lối đi. Lúc đấy, con phố chẳng khác nào một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ, nó khoắc trên mình cả không gian và thời gian của năm cũ. Phiên chợ được họp ngay trên phố, mọi người thoải mái mua bán và trao đổi rất rôm rả.

Những chiếc xe chở những cây đào có màu hồng phớt rất đẹp chậm chậm chạy trên phố, cả những cây quất có quả sai trĩu quả cũng được bày bán khắp nơi. Mọi người nô nức chọn cho mình cây đẹp nhất mang về nhà trang trí, để có không khí tết hơn.

Có rất nhiều em nhỏ tíu tít theo chân bố mẹ ra phố. Khi các em thấy những chiếc bóng bay xanh đỏ đang bay chấp chới cứ ngước mắt nhìn theo và tỏ ý muốn bố mẹ mua cho chúng.

Những cơn gió se sẽ lạnh của mùa xuân đã bắt đầu len lỏi, có một vài hạt mưa bay lất phất đọng lại trên từng tán lá, phủ lên những tấm áo mùa đông, phủ lên mái tóc của những người qua đường,

Các cô chú dọn vệ sinh đường phố đang tất bật với công việc của mình, quét dọn đường thật sạch sẽ để đón một năm mới nhiều niềm vui nhất. Nụ cười vẫn hiển hiện trên môi của họ, mặc dù phải làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm.

Niềm vui của mọi người khi năm mới sắp đến khiến ai cũng có thể cảm nhận được, vì nó hiển hiện ngay trên gương mặt của mình.

Mọi cảnh vật và cả con người những ngày giáp Tết thật đông vui và nhộn nhịp. Cây cối bống nhiên xanh tươi hơn, con người trở nên vội vã để đón những điều mới mẻ đang ở phía trước.

Bình luận (0)