em hiểu thế nào là chính sách "vườn không nhà trống"
em hiểu thế nào là chính sách " ngụ binh ư nông" của nhà Lý
chính sách ngụ binh ư nông là
tuyển chọn những chàng trai khỏe mạnh , trai tráng sau 18 tuổi
cho họ tập làm theo nghĩa vụ với 1 thời gian nhất định sau đó những chàng trai đó lại được về quê hương của mình sing sống và làm nông.
không chỉ thế họ còn được tập luyện như bình thường để chuẩn bị tốt .nếu giặc có đến thì họ lại phải tập chung ở 1 nơi nhất định để chuẩn bị ra trận
chúc học tốt !!!!!!!!!!! đây chỉ là giải thích chứ không chi tiết lắm
Ngụ binh ư nông: đây là chính sách cho binh lính luân phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. Lúc có chiến tranh, sẽ huy động tất cả đi chiến đấu
Mình giải thích thêm xíu nhé: Nếu binh lính ngày đêm luyện võ thì sẽ không có ai trồng trọt, sản xuất lương thực -> lúc giặc đến thì sẽ không có lương thực, thức ăn để sử dụng, sẽ không có sức chiến đấu -> nhân dân sẽ đói khát. Còn nếu binh lính lo trồng trọt, sản xuất lương thực thì khi giặc đến sẽ không có ai giỏi võ để mà bảo vệ nước nhà
=> Đây là một chính sách rất khôn ngoan của nhà Lý và nhà Trần
-chính sách ngụ binh ư nông(gửi bình ở nhà nông) là hàng năm,chia quân sĩ thành phiên thay nhau đi luyện tập và đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất ,khi có chiến tranh và cần triều đình sẽ điều động
-chính sách này có ưu điểm:lực lượng tham gia quân đội là những trai tráng ở các làng lại là lực lượng lao động sản xuất chính,với cơ sở nàý có tác dụng vừa đảm bảo có lực lượng sản xuất nông nghiệp,vừa có lực lượng quân đội dự trữ.Họ vừa có nhiệm vụ sản xuất khi thời bình vừa đánh giặc khi có chiến tranh
Phân tích tác dụng của chính sách "vườn không nhà trống" của nhà Trần.
Tham khảo:
Kế sách "Thanh dã" (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước. Nhìn lại lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, nhất là trong một ngàn năm Thăng Long, chúng ta thấy một vấn đề nổi lên, trở thành quy luật, đó là: dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược có tiềm lực quân sự hơn hẳn. Vì thế, để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng "mưu, kế, thế trận", trong đó có kế sách "thanh dã". Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng thường sử dụng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng". Thực hiện kế sách "thanh dã" kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách "thanh dã" chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
1. trình bày chính sách đối thoại của nhà nguyễn vào thế kỉ xx?so sánh chính sách ngoại giao của quang trung với chính sách ngoại giao nhà nguyễn?rút ra nhận xét.
2.chính sách ngoại thương của nhà nguyễn với các nước phương tây được thể hiện như thế nào?rút ra nhận xét.
3.em hiểu thế nào là chính sách'ngụ binh ư nông'.tác dụng của chính sách đó.
4.vì sao Quang Trung chọn đoạn sông Rạch Gầm-Xoài Mút làm nơi tiêu diệt quân Xiêm.
5.thời Lê Sơ xã hội có những tầng lớp nào
6.Nhà nguyễn xây dựng nền chính trị và chính sách ngoại giao như thế nào?
p/s: trả lời giúp em vs....
c5:
Có hai giai cấp chính : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
c4:
Vì theo lược đồ đoạn sông rạch gầm xoài mút có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc
c3:
Chính sách ngụ binh ư nông của nhà Lý là trai tráng phải ra nhập quân đội và tham gia tập luyện để chống lại sự xâm lăng của ngoại bang, nhưng khi không có chiến tranh thì những người lính này lại tham gia sản xuất ra của cải vật chất như những người nông dân ! ( Ngụ binh: Ở trong quân ngũ, ư nông: tham gia công việc như nhà nông )em hiểu thế nào là chính sách " ngụ binh ư nông" của nhà Lý
nêu nét chính về pháp luật, quân đội nhà Lý.Cho biết sự cần thiết và tác dụng pháp luật.
-"Ngụ binh ư nông" có nghĩa là gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.
-Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo ; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
Nhà Trần khi thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ
B. Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ
C. Củng cố lực lượng chờ phản công
D. Đánh nhanh thắng nhanh
Lời giải:
Lời giải của GV Vungoi.vn
Mục đích của nhà Trần khi thực hiện kế "vườn không nhà trống" bao gồm:
- Tránh phải đụng độ với quân Mông Cổ khi lực lương còn rất mạnh
- Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ: đội quân từ xa đến, thiếu lương thực, không quen thổ nhưỡng và muốn đánh nhanh thắng nhanh
- Rút lui để củng cố lại lực lượng, chờ cơ hội quân Mông Cổ suy yếu để phản công.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
em hiểu thế nào là chính sách đồng hoá
Chính sách đồng hóa là thâm độc nhất bởi vì khi chúng thực hiện chính sách này, nhân dân ta và thế hệ sau này sẽ mất đi văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán dân tộc, mất đi ngôn ngữ, tiếng nói, dần dần biến người Việt thành người Trung Quốc, để dễ dàng cai trị, biến nước ta thành 1 tỉnh, thuộc địa của chúng mãi mãi.
Theo em , chính sách đồng hóa dân tộc là chính sách vô cùng thâm độc
Chúng muốn dân ta quên đi cội nguồn tổ tiên , dân tộc , xóa đi nét bản sắc dân tộc , phong tục , tập quán ,... để dễ bề cai trị , đồng thời làm cho nhân dân ta lầm tưởng mình là người HÁN
Em hiểu thế nào về nhân đạo của nhân dân ta trong chính sách đối ngoại của Lý Thường Kiệt để kết thúc cuộc chiến ?
Em đánh giá như thế nào về hành động cướp ngôi của nhà Trần đối với nhà Lý hoặc nhà Hồ đối với nhà Trần?
Help me pls!!!
Câu 1: Nhà Đường được thành lập như thế nào? Bộ máy nhà nước dưới thời Đường được tổ chức ra sao?.
Câu 2: Kinh tế thời Đường so với các triều đại trước? Biểu hiện?
Câu 3: Hiểu thế nào là chính sách quân điền và chế độ tô, dung, điệu? Em biết gì về con đường tơ lụa?. Vì sao gọi đó là “con đường tơ lụa”?.
Câu 4: Chính sách đối ngoại dưới thời Đường. Liên hệ các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường của nhân dân ta?
em hiểu thế nào về truyền thống nhân đạo của nhân dân ta trong chính sách đối ngoại của Lý Thường Kiệt dể kết thúc cuộc chiến nhà Tống
Kế sách “vườn không nhà trống” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây.
A. Chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần
B. Chống quân xâm lược Tống thời Lí.
C. Chống quân xâm lược Minh.
D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê
Đáp án A
Chiến thuật “ vườn không nhà trống” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông của quan quân nhà Trần