Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
MJ
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
26 tháng 2 2020 lúc 20:22

nhanh lên mấy bạn ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
12 tháng 10 2022 lúc 20:19

Thông điệp : Đừng do ganh tị mà tình cảm của anh em bị mờ nhạt, đáng lý người anh phải vui khi người em đoạt giải nhất cuộc thi vẽ, nhưng vì người anh cứ nghĩ minh đã bị bỏ rơi(không có tài năng nào nổi bật), còn ba mẹ thì lại yêu thương em gái hơn, chính vì vậy người anh đã bắt đầu gắt gỏng với em và tình cảm anh em bị mờ nhạt

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
OM
30 tháng 12 2017 lúc 21:18

Lên google mà tra nha bạn 

Bình luận (0)
EG
29 tháng 12 2017 lúc 20:36

Vào "Vietjack"

Bình luận (0)
OO
29 tháng 12 2017 lúc 20:37

Câu 1. Tóm tắt đoạn trích. Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Côc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú. a. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn. b. Văn bản có thể chua làm hai đoạn: Từ đầu: “Bởi tôi ăn uống điều độ” cho đến “không thể làm lại được”: Dế Mèn tự giới thiệu và miêu tả về mình. Phần còn lại: Dế Mèn kể về việc ngỗ nghịch trêu chọc chị Cóc gây nên cái chết thảm thương cho Dế Choắt khiến chú ta ân hận suốt cuộc đời. Câu 2. a. Những chi tiết về ngoại hình và hành động của Dế Mèn. - Vẻ bề ngoài ưa nhìn bởi đó là chàng thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng, đôi cánh dài chấm đuôi, cả thân người một màu nâu bóng mỡ soi gương được. - Vẻ dữ tợn hùng dũng: Cái đầu to và nổi từng tảng rất bướng, hai sợi râu dài, hai cái răng to khỏe nhai ngoằm ngoạp. - Điệu bộ cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. - Tính nết hung hăng, hống hách: Cậy sức bắt nạt kẻ yếu, dám cà khịa với mọi người trong xóm, quát mấy chị Cào Cào, ngửa chân đá anh Gọng Vó. • Hai đoạn văn có trình tự và miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn: - Đoạn đầu nghiêng về việc làm nổi rõ: Dế Mèn là anh thanh niên cường tránh. - Đoạn sau nghiêng về hành động con nhà võ rất hóng hách của Dế Mèn với bà con trong xóm. b. Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích: Văn bản Có thể thay Nhận xét (1) Đôi càng tôi mẫm bóng Rất to Không nói được sự đầy đủ, mập mạp của một vật hình thân cây. (2) Đôi cánh (…) ngắn hủn hoẳn Ngắn ngủn Không nói được cái ngắn nhìn vào rất khó coi. (3) Người tôi (…) màu nâu bóng mỡ. Đậm Không nói được màu nâu sáng nhìn rất ưa mắt. (4) Cái răng đen nhánh Đen thui Đây là cái đen đẹp mắt, nó rất bóng khi gặp ánh sáng. (5) Sợi râu (…) rất đỗi hùng dũng Ngang tàng “Hùng dũng” nói được cái mãnh mẽ, can đảm và ngang tàng. (6) Có lẽ họ nể hơn là sợ. Bực hơn là sợ Từ “nể” cho thấy Dế Mèn hiểu sai thái độ người khác với mình. Các em có thể tìm thêm một số tính từ khác rồi thay thế để đối chiếu. Nhưng nhận xét chung là nhà văn Tô Hoài đã có những quan sát rất tinh tế và tỉ mỉ nên đã dùng những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn sát hợp, độc đáo cho ta thấy hai phương diện: Dế Mèn rất đẹp, cường tráng và Dế Mèn nông nổi, ưa gương oai diễu võ. a. Dế Mèn là “một đô vật võ thể hình đang biểu diễn các động tác gân bắp của mình trước khán giả với một vẻ kiêu hãnh ngầm rất đáng tự hào” (Chu Huy). Vì tự hào về mình nên Dế Mèn trở nên kẻ tự kiêu, hung hăng, hống hách, coi cá nhân mình trên cả cộng đồng. Câu 3. Thái độ của Dế Mèn và Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn. - Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt. + Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt. + Miêu tả Choắt rất xấu xí (người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ). - Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịch thượng. + Gọi “Chú mày” dù cùng tuổi. + Lên mặt dạy đời: “Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. - Cư xử ích kỉ lỗ mãng: + Choắt không thông ngách với Mèn thì Mèn mắng nhiếc. + Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt. + Bỏ ra về không chút bận lòng. Câu 4. Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn với chị Cóc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Mèn là kẻ nghịch ranh. Lúc đầu thì huênh hoang : « Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Gương mắt ra xem tao trêu con mục Cốc đây này ! ». - Hát, trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình. - Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì. - Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới « mon men bò lên ». Thấy Choắt nằm thoi thóp, Mèn mới thấy hối hận và nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn. « Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ! ». Câu 5. Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo ; tiếng đạp phanh phách  vào các ngọn cỏ ; đôi cánh ; cái đầu nổi từng tảng , rất bướng ; cái răng đen nhánh ; sợi râu… là hết sức chính xác và sinh động. Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người. Thí dụ : Dế Mèn trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu ; Dê tưởng mình là tay ghê gớm đứng đầu thiên hạ ; Mèn hối hận với lỗi của mình gây nên cái chết cho Choắt… Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng ; Đeo nhạc cho Mèo ; Con hổ có nghĩa… đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật. 

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-van-bai-hoc-duong-doi-dau-tien-22-941.html

Bình luận (0)
VP
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
HM
12 tháng 3 2016 lúc 8:49

giúp mk đi khocroi

Bình luận (0)
HM
12 tháng 3 2016 lúc 9:34

trả lời đi

 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TE
Xem chi tiết

Câu 1: Tóm tắt

   Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Câu 2:

a. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.

b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.

   Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.

Câu 3:

a. Diễn biến tâm trạng của người anh:

- (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."

- (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.

- (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.

b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:

Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

Anh cảm thấy ghen tị với em.

   Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng". Và những điều này lại làm cho anh ta thêm xa lánh em.

c. Tâm trạng "ngỡ ngàng" là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.

Câu 4:

   Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.

Câu 5:

   Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).

- Tài năng:

Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.

Chú Tiến Lê thẩm định cao.

Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.

Bức tranh được giải nhất quốc tế.

- Lòng độ lượng và nhân hậu:

Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.

Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.

Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

   Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Các bạn có thể tham khảo đoạn văn sau:

   Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

Bình luận (0)
NT
14 tháng 10 2021 lúc 6:28
Bố cục: - Đoạn 1 (Từ đầu ... phát huy tài năng) : Tài năng của em gái được phát hiện. - Đoạn 2 (tiếp ... anh cùng đi nhận giải) : Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh. - Đoạn 3 (còn lại) : người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng em gái.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
14 tháng 10 2021 lúc 6:29
Câu 1 Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
Xem chi tiết
LL
21 tháng 4 2020 lúc 9:34

1. Dế Mèn là một chàng dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng khỏe mạnh, oai vệ.

2. Cảnh chợ năm căn nhộn nhịp, nhiều màu sắc, cảnh quang sôi động.

4. Anh trai kiều Phương là một người anh ghen tịn với em gái, tự ti với những gì em gái làm được, do đó mà ddooid xử không tốt với em, tuy nhiên đã biết sửa lỗi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
3P
Xem chi tiết
NT
7 tháng 5 2020 lúc 17:38

1. Bài học đường đời đầu tiên

+ ' Những ngọn cỏ ..."

+ " Hai cái răng đen nhánh..."

+ " Cái chàng Dế Choắt, ..."

+ " Đã thanh niên rồi ... "

+ " Đến khi định thần lại,..."

+ "Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất " ( câu này mk viết cả câu rồi )

2. sông nước Cà Mau

+ " Sông ngòi, kênh rạch ... "

+ " Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm,...làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon " ( làm thế này để bạn 0 nhìn nhầm)

+ " Dòng sông Năm Căn mênh mông,... "

+ " Thuyền xuôi giữa dòng con sông .. "

+ " Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc ... "

+ " Những bến vận hà ... không cần phải bước ra khỏi thuyền "
Mình chỉ ghi ... bạn tìm thêm trong sgk nhé 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
7 tháng 5 2020 lúc 17:44

Bài học đường đời đầu tiên : Trích từ Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại....như hai lưỡi liềm máy làm việc

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Sông nước Cà Mau : + So sánh :

- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi , kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

- Dòng sông Năm Căn mênh mông , nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác .

  vượt thác:

Phép so sánh con: +Thuyền rẽ sóng nước băng băng...lướt cho nhanh để về cho kịp

+Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt

+Những đông tác thả sào rút sào...nhanh như cắt

+Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc

+Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào...Trường Sơn oai linh hùng vĩ

+Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi rậm...vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

- Cá nước hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

- Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước ,..... như hai dãy tường thành vô tận .

- Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực ..... như những khu phố nổi ,.....ra khỏi thuyền

Bức tranh của em gái tôi

Các câu văn có sử dụng phép so sánh đó là : 

-   Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình

-   Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa.

-   Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi...

-   Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố…

- … dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi, cụ già Hê-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và những người khác nữa.

- Chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù.

- Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.

- Chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GG
7 tháng 5 2020 lúc 17:47

Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.

Bài làm:

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên:

Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm tìgoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã thanh niên rồi mủ cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau.

Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếchTrông hai bên bờ, từng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TA
Xem chi tiết