" Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống."
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
''ở đâu có tình yêu ở đó có sự sống '' trình bày suy nghĩ của em về câu nói đó khoảng nửa trang giấy
*ko chép mạng
ai đúng mình tick
suy nghĩ của e về câu nói sau
'' ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống''
[ lep Tôn-xtoi]
Đây là chân lý của cuộc sống.Con người ta sống với nhau phải có tình yêu thương,sự gắn kết thì mới tạo nên một cuộc sống tươi vui,một sự sống đẹp đẽ.Trái lại,cuộc sống mà không có tình yêu thương thì sẽ chẳng còn thứ gì để mà gọi là " hương vị " cuộc sống nữa!
P/s : Mk tự nghĩ nhé =))
Đây là câu chuyện có thật diễn ra ở Nhật Bản – câu chuyện lạ lùng và cảm động về một loài vật vốn đã rất quen thuộc với chúng ta.
Chuyện kể rằng, khi sửa nhà, một anh thanh niên người Nhật đã nhìn thấy một con thằn lằn bị kẹt bên trong khe hở nhỏ giữa hai bức tường bằng gỗ. Một sự tình cờ nào đó đã khiến chân chú thằn lằn tội nghiệp bị cây đinh ghim vào tường. Nhưng lạ lùng hơn nữa là căn nhà đã được xây dựng hơn mười năm, điều đó đồng nghĩa với việc chú đã sống trong tình trạng này suốt thời gian qua.
Quá ngạc nhiên với những gì đang diễn ra trước mắt, chàng trai bèn ngưng làm việc và tò mò theo dõi xem chú thằn lằn đã sống ra sao trong tình trạng bị “cầm tù” như vậy. Không lâu sau đó, anh nhìn thấy một con thằn lằn khác xuất hiện, miệng ngậm đồ ăn đến bên con thằn lằn bị ghim vào tường.
Một cảnh tượng thật cảm động. Con thằn lằn bị ghim đinh đã được một con thằn lằn khác nuôi ăn trong suốt 10 năm qua. Không ngờ loài vật tưởng chừng không suy nghĩ, không cảm xúc lại có thể có một tình cảm sâu nặng đến vậy. Có lẽ, chỉ có tình yêu mới tạo nên nghị lực sống và tinh thần phục vụ kỳ diệu đến thế.
Thử tưởng tượng cặp thằn lằn ấy đã sống thế nào suốt chừng ấy năm. Chắc hẳn con thằn lằn bị ghim đinh dù phải chịu đau đớn nhưng vẫn không ngừng hy vọng. Với con còn lại, nó đã làm việc không biết mệt mỏi và không hề bỏ rơi bạn mình trong suốt 10 năm. Loài sinh vật nhỏ này đã làm được điều mà con người chúng ta cũng phải thán phục.
Chúng ta thì sao? Cuộc sống ngày một tiện nghi, nhưng dường như những công nghệ hiện đại khiến con người ngày càng trở nên xa lạ và thờ ơ với nhau hơn. Đằng sau cuộc sống nhộn nhịp kia, thiếu gì những tâm hồn cô độc. Giữa cái vẻ hào nhoáng của chốn đô thành, ai dám nói rằng đã hết những kẻ vô gia cư… Con người dù ở thời đại nào đi nữa cũng luôn cần một chốn để nương thân, cần có tình yêu để làm nên ý nghĩa trọn vẹn cho đời!
k hợp lý lắm ạ. Đấy là phần liên hệ thực tế r
Làm ơn giúp vs ạ. Đề bài:
Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống
Theo Lép Tôn -xtôi
Trình bày cảm nghĩ của e về câu trên.
Đừng chép mạg nhé. Tớ tích hết
Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.
Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề. Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của tình yêu thương trong đời sống con người.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.
- Tình thương yêu là gì?
Là sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ nhau trong những lúc gặp khó khăn, gian khổ.
- Những điều kì diệu là gì?
Những điều bất ngờ xảy ra mà mình không dự đoán trước được.
=> Khẳng định nội dung của câu nói: câu nói khẳng định ý nghĩa, tầm quan trong trọng của tình yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương có thể khiến cho những điều kì diệu, những phép màu xảy ra; tình yêu thương khiến cho cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, con người hạnh phúc hơn.
b. Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống:
*Trong phạm vi gia đình:
– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái (Dẫn chứng)
*Trong phạm vi xã hội:
– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.( Dẫn chứng: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”….)
– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; (Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…)
– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. (Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…)
c. Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Tình yêu thương khiến cho mỗi con người sống tốt hơn, nhân ái, vị tha hơn.
- Tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
- Giúp đỡ được nhiều những hoàn cảnh, số phận bất hạnh trong cuộc sống.
- Tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng, giai cấp.
- Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới, tạo nên khối đoàn kết giữa các dân tộc….
d. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh tốt đẹp.
- Phê phán bác bỏ những người không có tình yêu thương con người:
+ Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương
+ Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh.
e. Bài học nhận thức và hành động:
- Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.
- Có ý thức yêu thương, quan tâm, giúp đỡ đến những người xung quanh nhiều hơn.
3. Kết bài: Suy nghĩ và liên hệ bản thân.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của tình yêu thương trong đời sống con người.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.
- Tình thương yêu là gì?
Là sự quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ nhau trong những lúc gặp khó khăn, gian khổ.
- Những điều kì diệu là gì?
Những điều bất ngờ xảy ra mà mình không dự đoán trước được.
=> Khẳng định nội dung của câu nói: câu nói khẳng định ý nghĩa, tầm quan trong trọng của tình yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương có thể khiến cho những điều kì diệu, những phép màu xảy ra; tình yêu thương khiến cho cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, con người hạnh phúc hơn.
b. Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống:
*Trong phạm vi gia đình:
– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái (Dẫn chứng)
*Trong phạm vi xã hội:
– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.( Dẫn chứng: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”….)
– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; (Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…)
– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại. (Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…)
c. Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Tình yêu thương khiến cho mỗi con người sống tốt hơn, nhân ái, vị tha hơn.
- Tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
- Giúp đỡ được nhiều những hoàn cảnh, số phận bất hạnh trong cuộc sống.
- Tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng, giai cấp.
- Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới, tạo nên khối đoàn kết giữa các dân tộc….
d. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh tốt đẹp.
- Phê phán bác bỏ những người không có tình yêu thương con người:
+ Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương
+ Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh.
e. Bài học nhận thức và hành động:
- Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.
- Có ý thức yêu thương, quan tâm, giúp đỡ đến những người xung quanh nhiều hơn.
3. Kết bài: Suy nghĩ và liên hệ bản thân.
Câu 1:
Đoạn thơ "Khi con tu hú" đã thể hiện bức tranh thiên nhiên sôi động,giàu sưc sống và tình yêu cuộc sống thiết tha của tác giả.Từ nội dung đó,em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương,đất nước.Trong đó có sử dụng câu nghi vấn và gạch chân dưới câu văn có sử dụng kiểu câu đó.
1) Trình bày suy nghĩ về câu nói "Người với người sống để yêu thương"
2) Cổ nhân có câu "Thơ khởi phát từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ". Bằng sự cảm nhận của em về một bài thơ hay, hãy làm rõ nhận xét trên.
1)
- Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý nghĩa;
- Giải thích: Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân trọng… con người. Đây là một lối sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người.
- Phân tích, chứng minh, bình luận ý nghĩa câu nói:
- Kết đoạn: Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân loại !
*Ở câu 2 làm rõ nhận xét trên qua bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp
"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương."
Từ câu chủ đề trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 10 - 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.
Trong đó, có sử dụng 01 từ ghép và 01 từ láy.
Em tham khảo:
Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm(Từ ghép), gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi(Từ láy), thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Trong văn bản " mẹ tôi " trích tác phẩm " nhunhx tấm lòng cao cả " có đoạn:
" En - đi - cô này con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả ; thậy đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó " . Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Ý kiến khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Chúng ta cần phải trân trọng, nuôi dưỡng tình cảm ấy; phê phán, lên án gay gắt những người chà đạp lên tình yêu thương ấy.
Bài viết triển khai các ý sau:
- Vì sao sự yêu thương, kính trọng cha mẹ lại là tình cảm thiêng liêng nhất.
- Những biểu hiện chứng tỏ sự yêu thương, kính trọng cha mẹ.
- Xã hội ngày nay vẫn có những đứa con bất hiếu với cha mẹ.
- Bài học của bản thân.
Từ hành động của cụ Bơ-men, em có suy nghĩ gì về tình yêu thương của con người? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng vài câu văn (3 – 5 câu)
em tham khảo : “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O.Hen-ri cho ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Đó chính là nhan vật cụ Bơ-men. Cụ vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng đấu tranh với bệnh tật và đang phó thác mình cho chiếc lá ngoài kia, phó mặc sự sống cho thien nhiên. Biết được điều đó cụ đã không quản gió rét mà vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó không chỉ là một kiệt tác về nghệ thuật mà là môttj kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi , mang lại niềm tin để cô mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng có lẽ đối với cụ đó vãn là điều tuyệt vời nhất mình làm. Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác.
Em tham khảo:
Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm, gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”