Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
NJ
11 tháng 1 2017 lúc 13:21

* Vài nét văn hóa

Người M'nông là cư dân nông nghiệp từ lâu đời. Trong sinh hoạt kinh tế truyền thống, phương thức phát rừng làm rẫy (mir) chiếm vị trí trọng yếu. Cây lương thực chính của người M'Nông là lúa tẻ. Số lượng lúa nếp gieo trồng không đáng kể. Ngoài lúa ra, ngô, khoai, sắn cũng được họ trồng thêm trên rẫy để làm lương thực phụ và nhất là dùng cho chăn nuôi heo, gà...

Công cụ làm rẫy của người M'nông Gar, M'nông Cil chủ yếu là: Chà gạc (Viêh), rìu (sung), gậy chọc lỗ (Tak Rmul), cuốc, Wăng Êt (dụng cụ làm cỏ) và cào...

Việc săn thú phát triển ở vùng M'nông Gar, ở địa phương với nhiều kinh nghiệm săn lùng, săn rình và gài cạm bẫy để bắt thú rừng. Đặc biệt là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người M'nông. Voi rừng săn được, đem về thuần dưỡng biến thành vật nuôi trong gia đình và được dùng làm phương tiện vận chuyển đường rừng rất hữu hiệu. Xưa kia, người M'nông còn dùng voi làm chiến tượng trong chiến tranh bộ lạc...

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt ở người M'nông Gar, M'nông Chil chủ yếu là dùng vào các lễ hiến sinh mà mỗi năm các gia đình người M'nông thường phải tổ chức nhiều lần theo chu kỳ nông nghiệp cổ truyền và đời sống của họ...

Nhà của người M'nông Gar, thường có mái buông chùm gần sát mặt đất, có kiến trúc mái cửa vòm như cửa tò vò, trông rất đẹp mắt.

Thông thường, mỗi ngôi nhà của người M'nông Gar, M'nông Chil ở địa phương là nơi cư trú của nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống về phía mẹ.

Ở người M'nông Gar, M'nông Chil, ngoài cách nấu cơm bằng những nồi đất nung, họ còn có thói quen ăn món cháo chua vào bữa trưa. Khi đi làm rẫy, cháo chua thường được đựng trong vỏ quả bầu khô mang theo... Thức ăn thông thường của người M'Nông là muối ớt., cá khô, thịt thú ăn được và các loại rau rừng...

Rượu cần, là một nhu cầu phổ biến đối với người M'nông. Nam, nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cần và thuốc lá cuốn...

Xã hội truyền thống của người M'nông còn bảo lưu những dấu ấn khá sâu đậm của chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cưới, người con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình.

Trước đây, người M'nông theo tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các vị thần nông nghiệp và các vị chư thần giống như các vị thần của người Cơ Ho, người Mạ. Đạo Thiên chúa và nhất là đạo Tin lành đã thâm nhập và phát triển vào vùng người M'nông.

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
SD
14 tháng 9 2017 lúc 20:45

Người M’Nông là một trong những tộc người xuất hiện sớm nhất ở vùng đất Tây Nguyên và bảo lưu được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc. Đó là những lễ hội truyền thống và kho tàng văn hóa dân gian độc đáo như: kể chuyện sử thi, đánh cồng chiêng, dân ca, dân vũ. Là cư dân bản địa, sống gần gũi với thiên nhiên, cho đến nay, người M’Nông vẫn tồn tại niềm tin vào tín ngưỡng đa thần. Họ tin rằng, thần linh trú ngụ khắp nơi: Thần đất phù hộ cho gia đình; thần đá bếp giữ lửa ấm, nấu ăn; thần rừng nuôi chim thú cung cấp lương thực cho con người; thần núi; thần suối, thác nước giữ nguồn nước cho bon (buôn) làng; thần lúa và thần hoa màu cho vụ mùa bội thu, cây cối tươi tốt; thần sét ở trên trời trừng phạt kẻ làm điều xấu. Theo phong tục, cứ sau một mùa rẫy là các bon làng người M’Nông lại tổ chức các nghi lễ - lễ hội, nhằm tạ ơn các vị thần linh, trời đất, tạ ơn tổ tiên ông bà đã phù hộ cho mọi người lúa thóc đầy bồ, heo bò đầy sân, chật bãi. Những lễ hội như: lễ hội rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng voi ...mang bản sắc của một cộng đồng sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, săn bắn, hái lượm…Bà Lương Thị Sơn, Giám đốc Bảo tàng dân tộc tỉnh Đắc Lắc, cho biết: “Bây giờ còn tồn tại nhiều lễ hội như: lễ cúng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cầu mùa. Tuy nhiên, có một nghi lễ lớn được đồng bào coi trọng là lễ bỏ mả. Lễ bỏ mả hiện vẫn phổ biến ở vùng Ea sup và Buôn Đôn của tỉnh Đắc Lắc. Một lễ hội lớn nữa là lễ hội đua voi của người M’Nông, đến nay gần như trở thành lễ hội của cả tỉnh. Ngoài ra còn có lễ hội tắm cho voi, cúng sức khoẻ cho voi..”

Lễ bỏ mả (nghi lễ tiễn biệt người chết) được người M’Nông rất coi trọng, vì theo quan niệm của người M’Nông, một người vừa qua đời thì linh hồn của họ vẫn giữ mối liên hệ với người sống. Do vậy, sau khi người chết được an táng, gia đình vẫn làm lễ cúng cơm. Phải sau 3-5 năm sau, dân trong Bon làng mới tổ chức lễ bỏ mả. Theo phong tục: sau lễ bỏ mả tiễn biệt người chết, người ta không bao giờ nhắc đến người chết nữa và cho rằng người chết đã đến một thế giới khác. Nghi lễ bỏ mả gồm các nghi lễ diễn xướng tổng hợp: đánh cồng chiêng, múa, hát, múa rối và cả các các trò chơi dân gian… Bà Nguyễn Thị Ngọc, chuyên viên nghiên cứu dân tộc ở tỉnh Đắc Lắc, cho biết: “Tuỳ điều kiện kinh tế của gia đình mà họ làm lễ bỏ mả. Gia đình mổ heo, gà đãi dân làng, phân công người vào trong rừng lấy gỗ tạc tượng (gọi là tượng nhà mồ). Các tượng này luôn gắn với cuộc sống của người chết như: tượng voi, chim thú, người giã gạo, cho con bú, tượng người ôm mặt khóc hay tượng người đánh trống… thể hiện tình cảm với người chết.. .

Cho đến bây giờ dân tộc M’ Nông vẫn bảo lưu được nhiều nét bản sắc văn hoá đặc trưng của mình, trong đó người M'Nông ở Buôn Đôn vẫn duy trì nghề thuần d­ưỡng voi nổi tiếng. Đặc biệt là họ vẫn bảo tồn được những làn điệu dân ca giàu chất trữ tình và các bộ sử thi. Trong đó bộ sử thi “Ót N’Rông” của dân tộc M’ Nông được coi là bộ sử thi lâu đời và cổ xưa nhất, phản ánh tiến trình phát triển của xã hội các dân tộc Tây Nguyên trong đó có người M’Nông.

Cộng đồng người M’Nông nhiều nơi hiện vẫn giữ gìn được những sinh hoạt văn hoá đặc trưng của dân tộc mình và chính quyền, các ngành chức năng ở các địa phương cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống này. Bà Lương Thị Sơn, Giám đốc Bảo tàng dân tộc tỉnh Đắc Lắc cho biết thêm: “Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp hình thức để bảo tồn, ngành văn hoá phục dựng các lễ hội truyền thống, tổ chức truyền dạy nghề, dạy múa, đánh chiêng, các lớp truyền dạy sử thi. Điều quan trọng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bà con để người dân cảm thấy yêu văn hoá truyền thống của mình”.

Tại các địa phương, các cơ quan chức năng còn mở các trại sáng tác âm nhạc, văn học, hội họa, nhiếp ảnh, hội thi dân ca, dân vũ, thi hát kể sử thi... Các hoạt động thiết thực này đã và đang giúp đồng bào dân tộc M’Nông giữ gìn được nét đặc trưng của văn hóa của dân tộc mình trong xu thế hội nhập và phát triển./.

nho kich cho minh mot cai nha

Bình luận (0)
AD
Xem chi tiết
CV
17 tháng 9 2019 lúc 14:38

1. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

3. Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

6.Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

7. Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

8. Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

9. Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 10 2017 lúc 4:59

Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:

- Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

- Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
LP
8 tháng 9 2016 lúc 15:42

Bạn dựa vào bài văn tham khảo này rồi khai triển ý ra nhé!

Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để chỉ thân phận, cuộc đời của mình vì những lý do sau : 
1/- CON CÒ : Là con vật GẮN LIỀN VỚI RUỘNG ĐỒNG, LÀNG QUÊ VIỆT NAM cũng như con trâu gắn liền với cuộc sống của người nông dân vậy. Con cò tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho cuộc sống làng quê êm ả thanh bình, và vì thế, "con cò' đã đi vào ca dao Việt Nam một cách thật nên thơ, duyên dáng : 
Con cò bay lả, bay la 
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng 

2/- CON CÒ : MANG BÓNG DÁNG, HÌNH ẢNH, THÂN PHẬN VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ: Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông ...gợi một niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, đơn côi, nghèo khổ, đầy vất vả, lo toan, tần tảo... của người người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến : 
Cái cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non 
Nàng về nuôi cái cùng con 
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng 

3/- CON CÒ : Với bộ lông trắng muốt, dù có dầm thân trong bùn lầy kiếm sống hay bay trong giông gió bão bùng vẫn giữ được MỘT TÂM HỒN TRONG SẠCH, MỘT LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH như tâm hồn bình dị, thủy chung, trong sạch của người phụ nữ nông dân : 
* Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về 
Cò về thăm quán cùng quê 
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh 
* Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 
Ông ơi ông vớt tôi nao 
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 
Có xáo thì xáo nước trong 
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ... 

4/- CON CÒ : Còn là HIỆN THÂN CỦA NHỮNG TẬP QUÁN, NHỮNG LỀ THÓI, HỦ TỤC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN : 
Con cò chết rũ trên cây 
Cò con mở sách định ngày làm ma 
Cà cuống uống rượu la đà 
Chim ri riú rít bò ra tranh phần... 

5/- CON CÒ : Còn PHẢN ÁNH THÓI XẤU CỦA MỘT BỘ PHẬN NÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH : 
Cái cò là cái cò quăm 
Ngày mày đánh vợ, đêm nằm với ai ... 

TÓM LẠI : "CON CÒ" đã đi vào Văn học Việt Nam - đặc biệt là ca dao - bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có, nhằm phản ánh cuộc sống, cuộc đời, thân phận, lối sống, đạo đức,... của người nông dân, người phụ nữ Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình, xã hội dưới thời phong kiến !

Bình luận (2)
TC
Xem chi tiết
LQ
5 tháng 10 2017 lúc 1:59

   Muốn sang thì bắc cầu Kiều

   Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

   - Tôn sư trọng đạo

   - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

   - Đi thưa, về gửi

   - Trên kính, dưới nhường

   - Tiên học lễ, hậu học văn

   Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
LM
18 tháng 1 2022 lúc 22:36

refer: 

Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu

Bình luận (0)
NK
18 tháng 1 2022 lúc 22:38

Tham khảo!

Hải Phòng có bến Sáu Kho                 
Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng

 

Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc, không về Núi Voi

 

Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giường

 

Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu

Bình luận (4)
ML
Xem chi tiết
ND
2 tháng 8 2023 lúc 18:03

        Cô thầy tôi
Trong trường vất vả dạy đàn con
Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn
Ló sáng bình minh cơm mãi vội
Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon.
âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ
Lặng lẽ khuyên rằng nghĩa vẫn tròn
Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn
Cô Thầy khổ nhọc tựa ngàn non.
                       Tứ Gia

Bình luận (0)