Hãy so sánh của phản xạ và phản ứng ( có sả giống và khác)
SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN (PXCĐK) VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN (PXKĐK) (GIỐNG VÀ KHÁC)
*) Giống nhau:
-PXCĐK và PXKĐK đều là phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường.
-Đều là những phản xạ giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường
-PXCĐK và PXKĐK đều có sự tham gia của cung phản xạ (các cung phản xạ gồm cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron li tâm và trung ương thần kinh)
*) Khác nhau:
PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN | PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN |
trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện | trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) |
bẩm sinh | được thành lập ngay trong cuộc sống |
bền vững | dễ mất đi khi không củng cố |
có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại | không di truyền, có tính cá thể |
số lượng hạn chế | số lượng không hạn định |
cung p/xạ đơn giản | hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung p/xạ |
trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống | trung ương nằm ở vỏ não |
So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? ( cả giống và khác nhé)
- Phản xạ không điều kiện là những phản xạ:
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+ Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được gọi là những bản năng.
- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
minhf chỉ biết điểm khác nhau thuj thông cảm nhé
câu 2.so sánh sự giống nhau và khác nhau và phản ứng phân hủy? lấy ví dụ mỗi loại phản ứng phương trình hóa học?
Giống nhau:
Đều là phản ứng hóa học
Khác nhau:
-Phản ứng hóa hợp là từ 2 hay nhiều chất tham gia tạo thành 1 sản phẩm
-Phản ứng phân hủy là từ 1 chất tham gia tạo thành 2 hay nhiều sản phẩm
VD:
\(S+O_2\rightarrow\left(t^o\right)SO_2\)
\(3Fe+2O_2\rightarrow\left(t^o\right)Fe_3O_4\)
\(2KMnO_4\rightarrow\left(t^o\right)K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
\(CaCO_3\rightarrow\left(t^o\right)CaO+CO_2\)
Câu 1. So sánh vị trí và chức năng của 3 loại nơron?
Câu 2. Phản xạ là gì? Hãy lấy 5 ví dụ về phản xạ?
So sánh sự giống và khác nhau giữa HCl và CH3COOH cùng nồng độ khi phản ứng với Mg (vd: vận tốc , hiện tượng...)
câu 1.khái niệm và phân loại và cách gọi tên của oxit? lấy ví dụ?
câu 2.so sánh sự giống nhau và khác nhau và phản ứng phân hủy? lấy ví dụ mỗi loại phản ứng phương trình hóa học?
câu 3.Phân loại và cách gọi các tên oxit sau: SiO2 ; K2O ; P2O5 ; Fe2O3 ; MgO ; CO2
câu 4. giải biết theo phương trình hóa học
- Đất cháy hoàn toàn 128(g) Fe trong khí cơ
a) viết phương trình hóa học xảy ra
b) tính thể tích khí oxi ( ở điều kiện tiêu chuẩn ) tham gia phương thức
Câu 4.
\(n_{Fe}=\dfrac{m_{Fe}}{M_{Fe}}=\dfrac{128}{56}=2,28mol\)
\(3Fe+2O_2\rightarrow\left(t^o\right)Fe_3O_4\)
2,28 1,52 ( mol )
\(V_{O_2}=n_{O_2}.22,4=1,52.22,4=34,048l\)
câu 3.Phân loại và cách gọi các tên oxit sau:
SiO2 ; oxit axit : silic đioxit
K2O ; oxit bazo : kali oxit
P2O5 ; oxit axit : điphotpho pentaoxit
Fe2O3 ; oxit bazo : sắt 3 oxit
MgO ; oxit bazo : magie oxit
CO2 oxit axit: cacbondioxit
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ ko điều kiện? So sánh tính chất của 2 loại phản xạ này?
Cảm ơn trước nha!!
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
Tính chất của phản xạ không điều kiện:
- Bẩm sinh.
- Bền vững.
- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.
- Số lượng hạn chế.
- Cung phản xạ đơn giản.
- Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống.
Tính chất của phản xạ có điều kiện:
- Hình thành trong đời sống (do học tập)
- Dễ mất khi không củng cố.
- Có tính chất cá thể, không di truyền .
- Số lượng không hạn định.
- Hình thành đường liên hệ tạm thời.
- Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.
So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Chỉ rõ sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện?
đặc điểm | sự hình thành và ức chế | |
phản xạ ko điều kiện | phản xạ không điều kiện là phản xạ vừa sinh ra đã có (bẩm sinh),có tính di truyền | |
phản xạ có điều kiện | dễ thay đổi nếu ko được thường xuyên củng cố | phản xạ có điều kiện là những phản xạ đc hình thành qua 1 quá trình học tập,rèn luyện . Phải thường xuyên rèn luyện |