làm thơ lục bát về mẹ(không chép mạng nhé) giúp mk với, mk dang rất cần
Đề 1: Tự sáng tác bài thơ lục bát ngắn chủ đề về mái trường hoặc bạn bè.
Đề 2: Viết một bài thơ lục bát ngắn về cha, mẹ, ông, bà,hoặc thầy, cô.ới
Giúp em với ạ em đang cần gấp mong anh chị ko chép mạng ạ. ( Bài thơ về đề nào cx đc nhưng ko chép mạng) Em cảm ơn ạ!
tham khảo
đề 1
Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất
Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa
Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu
Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.
đây bạn , đề 1 nhé
Các bn ơi cho mk hỏi 1 chút các bạn có thể giúp mk sáng tác về thơ lục bát nói về tình cảm gđ đc ko ,ko chép mạng nha mk cx ko cần hay ạ
đây là mik tự sáng tác bạn coi đc ko:))
Công cha nặng tựa đất trời
Nghĩa mẹ như nước ngoài trời biện Đông
Ơn cha, mẹ như nắng hồng
Báo ơn cha, mẹ bao giờ mới xong
Em hãy làm một bài thơ lục bát với số câu không hạn định, chủ đề về công lao của Cha Mẹ
* KHÔNG ĐƯỢC CHÉP MẠNG *
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .
chắc chắn ai cũng từng nghe qua
hãy tự làm 1 bài thơ nói về mẹ giúp mk được ko ? thơ lục bát , tự do , ca dao đều được nhé !
Thơ văn thì không có đúng hoặc sai. Tình cảm mỗi ai cảm nhận.
Mình làm nhé :
Mồ hôi mẹ, nước mắt con
Bé thơ lon ton mẹ dìu dắt
Nước mũi nước mắt mẹ còn lau
Thời gian trôi mau, vô tình thế
Thoắt một người già, con khôn lớn
Như chồi xanh mơn mởn mẹ chăm lo
Nhẹ nhàng và rồi chợt làn gió
Bao năm qua hóa cổ thụ vững chắc
Đôi mắt mẹ sao trời yêu thương.
Mẹ
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Hãy cho mk 1 câu thơ lục bát nói về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (ko chép mạng,giúp mk điiiiiiiii!)
2 tick nha
Chúng em là những chồi non
Nếu không chăm bẵm chỉ còn cay khô
May mà có các thầy cô
Không quản khó nhọc chăm li cho chồi
Nay em đã lớn khôn rồi
Cong cô em sẽ trọn đời không quên
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
CHÚC CÔ KHỎE MẠNH,XINH TƯƠI ,YÊU ĐỜI
DẠY VĂN, DẠY LỄ ,DẠY CHƠI
DẠY CON LỊCH SỬ, YÊU NGƯỜI VIỆT NAM
DẠY CON TÍNH TOÁN GIỎI GIANG
RÈN CON KHỎE MẠNH ,TỰ TIN YÊU TRƯỜNG
DẠY CON LUÔN BIẾT YÊU THƯƠNG
DẠY CON TỰ LẬP, QUAN TÂM MỌI NGƯỜI
CON YÊU ÁNH MẮT CÔ CƯỜI
CHỨA CHAN TÌNH CẢM CÔ DÀNH CHO CON
ƠN CÔ DẠY DỖ BẢO BAN
QUYẾT TÂM HỌC TẬP ĐỄN BỜ VINH QUANG.
làm thơ lục bát về mẹ không tham khảo nha tự làm các bạn giúp mình với nhé
Cả đời mẹ vẫn theo con
Nắng mưa sương gió mãi còn đeo mang
Muối dưa nghịch cảnh trái ngang
Thơm tho trong sạch đàng hoàng yên vui
Xua đi bao cảnh bùi ngùi
Vì ta có mẹ đậm mùi nghĩa nhân
Dũa mài rèn luyện bản thân
Giữ gìn khí phách bình an mạnh lành
Mẹ cười hoa nở tươi xanh
Con vui thấy mẹ hiền lành đáng yêu
Cho dù cuộc sống liêu xiêu
Nhờ Người con hiểu được điều thâm sâu
Vững tay vượt sóng bể dâu
Sẻ chia chung sức thương nhau thật lòng
Tuy chưa hoàn hảo thắm hồng
Nhưng ta vẫn thấy ấm nồng tình thân.
hoc joi nha
Tham khảo nhé !
Thành công nhờ có thầy cô
Đỗ Trạng bởi có ông đồ ngày xưa
Dù ai từng trải nắng mưa
Không thầy dạy dỗ thì chưa nên người
Con ông Tướng hay ông Trời
Tất cả đều phải vâng lời thầy cô
Nếu không muốn mình ngây ngô
Chậm chạp, yếu đuối, hồ đồ, hư thân,...
Muốn hay phải học dần dần
Muốn giỏi thì phải chuyên cần, hăng say
Nền tảng là chữ cô thầy
Mở mang tri thức dựng xây cuộc đời
Từng nét bút đậm mượt mà
Ai ơi có thể cho ta cưới nàng
Nàng trông có vẻ hoang mang
Tay cầm hoa nụ dát vàng tình yêu
(Tự lm mong đừng chê T_T)
Biểu cảm về chiếc xe đạp . ( Không chép mạng nhé ) Mình cần rất ghấp , cc giúp mk nhé . Thanks nhiều
Lạ thật! Chẳng hiểu chiếc xe đạp có duyên nợ gì mà từ thời thơ ấu đến bây giờ cứ gắn với hắn như hình với bóng. Khi còn nhỏ, đám trẻ con nhà quê đâu có xe đạp, tự cắp sách tới trường đi bộ tới vài cây số. Chẳng bao giờ chúng đi đường thẳng cả mà cứ tìm đường mòn, đường tắt mà đi. Thấp thoáng đâu đó có mấy cu cậu nhấp nhô trên những bờ ruộng lúa xanh mơn mởn vào tháng giêng hay tháng sáu khi những người nông dân mới cấy vụ mới. Cũng đôi khi thấy chúng nhễ nhại vã mồ hôi bước vội qua các bờ mương vào những ngày tháng 5 oi bức hay tháng 8 hiu hiu gió với màu lúa chín vàng khắp nơi nơi trên những ruộng bậc thang. Cũng có khi, mấy đứa đi bộ qua con đường mòn trên đồi, không chỉ được hưởng sự dễ chịu, mát mẻ nhờ bóng cây to mà còn có cơ hội ‘ghé thăm’ vườn ổi hay trèo hái me ở khu rừng nào đó. Đó cũng là thời gian và không gian lý tưởng cho bọn nhóc tụ hợp lại chơi vòng, chơi khăng đợi về đúng khi bữa cơm trưa đã được bố mẹ dọn sẵn. Từng đoàn, từng nhóm cứ đi bộ mãi với nhau, chơi mấy trò trẻ con thật ngộ nghĩnh. Lúc sắm vai này, lúc sắm vai kia để ‘phân công lao động’ xem ai phải mang túi xách cho ai. Rồi chúng nó cũng có khi bất hòa và bắt đầu tìm kiếm đồng minh, loại trừ một thành viên nào đó vì trái ý hoặc có những hành vi không mong đợi. Lớn hơn một chút rồi, mấy đứa bắt đầu đi xe đạp…
Ở nhà, hắn hý hửng tập xe, vòng quanh sân, ngã siêu, ngã vẹo. Thế mà hắn cũng biết đi cơ đấy. Thật may thời đó có chiếc xe đạp thống nhất kiểu dáng nữ nên việc tập xe cũng dễ dàng hơn. Mọi người vẫn hay gọi xe nam thường dành cho nam giới (là loại xe đạp có khung hình tam giác) và xe nữ dành cho phái còn lại (kiểu xe đạp mini). Ấy nhưng cũng có khi oái oăm mượn được chiếc xe đạp khung Xuân Hòa, hắn cũng lôi ra tập. Nhìn bộ dạng khom lưng, cong mông, gồng chân và nghiêng người cố gắng đạp mà chẳng nhịn được cười. Thấp bé vậy làm sao cu cậu trèo lên yên xe được. Giải pháp là thò chân qua một bên, eo áp vào khung xe, cứ lổm nghổm đạp và đạp. Hắn toàn đứng đạp xe chứ có bao giờ ngồi đi xe đạp. Cứ nhìn bạn bè có xe đạp đi học là hắn thèm lắm, nhưng chỉ dám mặc cả với mẹ rằng khi nào mẹ sửa xe cũ cho con đi học mà thôi. Thế rồi ước mong đó cũng trở thành hiện thực. Bố mẹ đem chiếc xe ‘thồ’ đi sửa. Gọi là xe thồ vì đó là một chiếc xe rất khỏe, khung dày, chắc nên có thể trở nặng được. Ngoài việc sử dụng cho những hoạt động đi lại hàng ngày thì chiếc xe có khi còn được cải tiến làm xe chở lúa, chở củi. Gọi là xe thồ vì xe có hai cái vành với nan hoa rất to cộng thêm cái lốp kết xù để không dễ bị hỏng hay bị mòn nhanh chóng. Mỗi lần cu cậu leo dốc là mệt nhoài vì phải kéo thêm một khối sắt nặng chịch, chưa kể vào những ngày nắng hè nhà nhà rải rơm phơi khắp trên đường. Hắn phải cố gắng hơn để đạp chiếc xe khi mà nó cứ bám chặt vào đường vì lực ma sát lớn.
Một lần, hắn quyết định thay đổi để đi chiếc xe nhẹ hơn. Nghe đâu hắn mượn được của nhà chị hắn khi anh chị qua chơi. Thế là quyết định rủ thêm người bạn cùng lớp cùng đi trên chiếc xe đó. Hý hửng hai thằng đèo nhau đi được nửa đường qua giữa cánh đồng ít nhà dân gần đó thì ‘đoàng’! nghe như tiếng pháo nổ. Ngây thơ đến mức hai thằng còn hỏi nhau tiếng nổ ở đâu nghe vang quá rồi mới phát hiện xe mình vừa nổ, đành xuống xe dắt bộ. Phát hiện ra xe đi mượn mà lại bị nổ lốp giữa đường, trời nắng chang chang, một người dắt xe, một người sách cặp. Đi được một đoạn thì cũng tìm thấy quán vá săm, thay lốp. Anh chủ quán nghe thấy tiếng nổ cũng ngó ra xem, thấy hai cu cậu dắt xe tới cũng cười hềnh hệch hỏi: “nổ lốp hả?”. Cũng may có mấy nghìn lẻ để dành nên hôm đó sửa được xe và đi tiếp, về nhà mãi mới dám thú nhận về vụ xe hỏng dọc đường… Lại nói về anh thợ sửa xe hồi ấy! Là người bị què cả hai chân nên vẫn cứ phải bò để di chuyển, sống một mình ở căn nhà tạm ngay góc cánh đồng cạnh ngã ba đường. Anh sửa xe đạp và bán mấy hàng tạp hóa sống qua ngày. Nhưng đổi lại anh cũng được trời phú cho khả năng chơi đàn bầu rất giỏi. Cũng chính lần tình cờ trên đường đi học về thấy anh ấy chơi đàn cho bọn trẻ con ngồi nghe mà về sau cu cậu tự chế được một chiếc đàn tương tự bằng ống tre, vỏ hộp sữa và dây phanh xe đạp. Mãi đến năm lớp 4, lớp 5 gì đó, cu cậu cũng tự tìm được cách chơi đàn bầu bằng việc quan sát bố và ông cậu gẩy đàn chơi vài lần trước mặt.
Chiếc xe thồ gắn bó với hắn từ tiểu học cho đến khi học hết cấp 2 trường xã…
Lên cấp 3, do trường học ở xa, cách nhà hơn chục cây số thế nên bố mẹ hắn lại đầu tư cho một chiếc xe đạp second hand khác, những mới và nhẹ hơn. Thế rồi ba năm học cấp ba, chiếc xe đều gắn bó với hắn hàng ngày đến lớp. Nào là những sáng sớm tinh mơ cùng bạn bè đạp xe tới trường, cứ nghĩ lại những mùa đông lạnh giá mà thấy hai bàn tay cóng lại. Rồi thì những ngày hè oi ức, cứ từng đoàn đạp xe, vừa đạp vừa nói chuyện. Thách thức nhất là năm học cuối cấp, học cả sáng, cả chiều nên có những hôm sáng đi học, trưa về ăn cơm rồi chiều lại đạp xe đi. Việc ở lại qua trưa mãi về sau mới được bố mẹ cho phép. Sau gần 10 năm trời, chiếc xe vẫn còn đó, những cũ kỹ và han gỉ hết cả…
Khi vào đại học, do ở trọ ngay sau trường nên năm đầu hắn chẳng cần tới xe đạp. Mãi sau khi đi làm gia sư một thời gian thì mới mua một chiếc xe cũ. Chiếc xe đó trở lên thân thuộc vì nó theo hắn đi dạy gần, dạy xa. Có khi ở loanh quanh thành phố, nhưng cũng không ít lần hắn đạp 30 phút ra ngoài thành phố, qua chiếc cầu treo để đi dạy cho mấy đứa nhỏ ở tận xã bên. Chỉ vì cảm giác được làm ông ‘giáo làng’ mà cuối tuần nào cũng hăm hở đi dạy. Được một điều là học sinh nông thôn vẫn trọng thầy, cầu học hơn những con em thành phố. Chính điều đó cũng làm cho hắn vui, làm hắn phấn khởi để mà đi dạy hơn nữa năm trời. Thế rồi chiếc xe đó cũng bị hỏng, hắn cứ để ngoài hiên khu nhà trọ sinh viên. Thế rồi một hôm nhớ ra thì không thấy chiếc xe thân yêu đâu nữa cả. Kẻ nào đó đã lấy mất! Buồn mất thời gian và hắn lại phải mua chiếc xe đạp khác!
Tốt nghiệp ra trường, đi dạy ở một trường Đại học, mặc dù có xe máy nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng đi xe đạp. Mỗi lần đạp xe lại làm cho hắn thấy gắn bó, cảm thấy cuộc sống trôi chậm hơi, không quay cuồng vội vã. Chiếc xe đạp cũ đó là một món đồ cũ ít khi dùng đến của bác chủ nhà. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, hắn lôi chiếc xe đạp qua những làng quê, xa khu thành thị. Chẳng hiểu sao, cứ về tới những miền quê, thư thả ngắm nhìn cảnh hoàng hôn là trong hắn lại luôn có một cảm giác nhẹ nhàng khác lạ. Có những lần hắn về quê, lấy chiếc xe đạp cũ ngày nào đi thăm đồng, mọi người trong làng lại ngạc nhiên hỏi lớn: ‘ấy thầy giáo, sao lại đi xe đạp thế?” Cứ mỗi lần như thế hắn phì cười tưởng tượng cảnh ông giáo làng trong một bộ phim cũ khi phụ huynh hay gặp và nói ‘chào ông giáo!” (giống y như cách học sinh, sinh viên hay chào trên lớp vậy: Good morning, Teacher = chào buổi sáng ông giáo)
Và giờ đây, ở một nơi xa xôi, đi học xa nhà, hắn lại gắn bó với một chiếc xe đạp cũ. Chiếc xe đạp được một anh trong hội sinh viên Việt Nam cho mượn vì anh có một chiếc xe khác không cần dùng tới. Chiếc xe cũ nhưng lại làm cho hắn thấy vui vẻ vì có những lần để xe qua đêm ở ngoài sân trường khi đi ô tô về cũng các bạn mà hôm sau vẫn thấy nó ở nguyên chỗ cũ. Mỗi ngày đến trường qua hai con dốc, chiều tối đạp xe về thì hình ảnh những chiếc xe đạp cũ lại hiện về trong tâm trí hắn và chính những chiếc xe đạp luôn nhắc nhở hắn phải tự đạp xe bằng chính đôi chân của mình…
Đừng chép mạng bạn ak , nếu c rảnh , c có thể viết hộ mk dduocj k , mình đg rất bí
Thanks
Bài làm
Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, chắc không thể bỏ sót chiếc xe đạp ngày nào bố mua cho em hồi em mới học lớp hai. Chiếc xe bây giờ đã cũ kỹ, nhưng nó gắn liền với những hồi ức tuổi thơ.
Còn nhớ rất rõ cái bóng khép nép núp sau lưng mẹ ngày đầu mẹ dắt vào lớp một, nhà cách trường không xa lắm, nhưng vì còn bé quá nên bố mẹ đều phải thay phiên nhau đưa em tới trường. Lên lớp hai, quen trường quen lớp, bố quyết định để em đi đến trường cùng các bạn cùng làng nên hè lớp một em đã được bố tập xe đạp. Đầu năm học mới năm lớp hai, bố mẹ mua tặng em một chiếc xe đạp nhân dịp năm học mới.
Đó là một chiếc xe mini màu hồng màu nhạt. Lúc bố đưa xe về em đã rất vui sướng, thế là từ nay em đã có một chiếc xe cho riêng mình. Ngày đầu được tự đạp xe đến trường em háo hưc lắm. Chiếc xe được bố vặn yên đến mứa thấp nhất nên chân em có thể dẫm chân dễ dàng xuống đất. Phía trước xe là 1 cái giỏ xinh màu đen, đó cũng là nơi e để cặp sách của mình, chiếc giỏ được đăt cố định chắc chắn chính giữa hai cái ghi đông công vút. Phía sau cùng là gác ba ga có đặt trên là một miếng đệm bọc da màu nâu nhạt, mỗi lần em đi học về chở e gái em vi vu quanh khắp xóm làng, em gái em rất thích ngồi trên đấy vì nó rất êm và có cảm giác thoải mái khi ngồi.
Kỷ niệm nhớ nhất có lẽ là lúc em bị ngã xe do một anh lớp trên đi ẩu nên va vào em, không hiểu như thế nào mà cái ghi đông của em nó bị lệch hẳn sang một bên, chiếc giỏ xe thì méo mó, còn e chỉ bị trầy xước một chút ở chỗ chân. Lúc đấy em đã rất hoảng hốt và lo lắng. Vì e sợ chiếc xe đạp ngày nào em luôn nâng niu và giữ gìn bây giờ nhìn thảm hại như thế. Em dắt bộ xe về nhà, lúc đấy cũng khá muộn và mọi người trong nhà hầu như ai cũng ngóng em về, chỉ sợ giữa đường em gặp chuyện chẳng lành. Thấy em mếu máo dắt chiếc xe đạp bị méo mó về tới cổng, cả bố và mẹ đều chạy ra ôm lấy em xoa xoa lưng. Không hiểu sao lúc đấy em lại mới có thể òa khóc thật to trong vòng tay của bố. Em kể trong cơn nấc cho bố mẹ nghe chuyện em ngã xe. Hai người an ủi em, và bố hứa sẽ sửa lại cái xe như mới .
Sau bữa trưa hôm đấy, bố mang kềm rồi tua vít rồi búa, ngồi nấn nấn gõ gõ cả buổi trưa. Sau ba mươi phút, bố gọi em ra xem, bố đã sửa xong rồi. Và đúng như lời bố nói, chiếc xe đạp của em được bố sửa giống như mới rồi. Hai cái ghi đông đã cân đối, chiếc yên xe ngay ngắn, chiếc giỏ xe đã tròn vành vạnh. Em leo lên xe đap thử thì đúng cái cảm giác xe chạy bon bon, rất êm, đôi lúc em nghịch ngợm đưa tay gạt chuông xe, nghe vui tai lắm. Cả em và bố chơi cùng chiếc xe đạp cả buổi chiều hôm đấy.
Sau này lên cấp hai rồi, em vẫn gắn bó với chiếc xe đạp màu hồng ấy, nó cũng không thể tránh khỏi những lần hư hỏng, em lại nhờ bố sửa nó. Chiếc xe đạp ấy đã gắn liền với tuổi thơ của em như thế, đồng hành cùng em suốt thời gian em đến trường. Sau này dù chắc em có di chuyển bằng những phương tiện hiện đại hơn, song đối với chiếc xe đạp cũ ấy, e luôn dành một tình cảm thật trìu mến.
Ai chế cho mình một bài thơ lục bát với ! Không chép mạng nhé
Đẹp sao đất nước VN
Non sông hùng vĩ Bắc Nam đẹp giàu
Ninh Bình nơi đất cờ lau
Vua Đinh dẹp loạn , mai sau vững bền .
- Lớp em là lớp ngoan hiền
Bạn nào cũng giởi bạn hiền bạn ngoan
- nắng vàng chiếu rọi xuống sân
cùng hoa phượng đỏ mân man mùa hè.
- mùa xuân rạo rực nắng vàng
trẻ thơ ríu ríu như ngàn chú chim.
- Thầy cô là mẹ là cha
Chúng em là những bông hoa điểm mười
- Ngày đêm em học miệt mài
Cô yêu nghề giáo, giảng bài hăng say
Gần cô học lắm điều hay
Xa cô năm tháng chất đầy nhớ mong.
Ngồi buồn ta cắm móng chân
Cắm xong mới thấy cái hay bụng gào
Ngồi vui ta cắm móng chân
Cắm xong mới thấy bụng hân hoan hò.