Giải thích tục ngữ sau : ( ngắn gọn )
1. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ và một câu rút gọn
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 câu đặc biệt, gạch chân dưới các câu đó
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : " Thương người như thể thương thân "
Giải thích ngắn gọn nha >.<
Môn : GDCD
Thương người khác như thương chính bản thân mình.
Thương người xung quanh như thương chính bản thân mình.Luôn giúp đỡ họ những lúc họ gặp khó khăn, hoảng loạn
Giải thích tục ngữ : ( ngắn gọn )
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Lòng kiên trì, sự nhẫn nại là những điều ko thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Nhưng đâu phải ai cũng có đủ nghị lực, ý chí để vượt qua mọi trở ngại trên con đường đi đến thành công. Bởi vậy nên từ xưa, ông cha ta đã dạy:"Có công mài sắt, có ngày nên kim."Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời khuyên rất sâu sắc: rằng khi ta kiên trì, bền bỉ mài một thanh sắt thì cũng sẽ có ngày nó thành một cây kim nhỏ bé, tiện dụng. Từ hình ảnh "mài sắt thành kim", người xưa luôn nhắc ta về 1 chân lí: trong cuộc sống, làm việc gì cũng phải bền gan vững chí, chớ nên nôn nóng, nản lòng, cứ kiên trì và quyết tâm thì việc dù khó mấy cũng sẽ thành công.
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Giải thích nghĩa câu tục ngữ : Học thầy ko tày học bạn .
Cá bạn giải ngắn gọn nha !
Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.
Học tập là 1 quá trình tích lũy từ nhiều nguồn kiến thức: từ bạn bè, từ thầy cô, từ gia đình, từ xã hội.
- Học thầy là 1 việc làm cần thiết, thầy là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức vững để truyền đtạ cho chúng ta, học từ thầy những kiến thức bổ ích cho mình.
- Học bạn: học ko chỉ chăm chăm vào sách vửo, mà cần phải đi ra bên ngoài, nhìn thế giứoi xung quanh để tìm cho mình những kiến thức cần thiết. Bạn bè cũng là nguồn kiến thức bổ ích ấy, học từ bạn cách nghe giảng, học từ bạn cách học chăm chỉ, học từ bạn những kiến thức mà trên lớp chưa được nghe thầy giảng, ...
"Học thầy ko tày học bạn" : nó ko hề có ý phủ nhận sự học tập từ thầy giáo mà chính là 1 lời khuyên hết sức đầy đủ và đúng đắn: Học ko chỉ học từ những kiến thức sách vở, từ nhưũng bài giảng, chừng đó chưa đủ mà cần phải học thêm từ bạn bè, chính bạn bè sẽ là người tận tâm chỉ bảo những điều mà ta khó nói với thầy cô, và bạn bè cũng là nguồn động lực giúp ta có thể vươn lên trong học tập.
- Và liên hệ với bản thân để thấy rõ ý nghĩa của câu tục ngữ.
Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu) giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn.
Tham khảo gợi ý sau:
- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến công ơn người trồng ra nó. Để có những trái ngon ngọt, thơm phức là nhờ công cày cuốc, chăm bón không quản nắng mưa của những “kẻ trồng cây”.
- Nghĩa bóng: bài học về lòng biết ơn. Phải biết ghi nhớ công ơn của người tạo ra thành quả cho chúng ta thụ hưởng. Đó chính là đạo lí làm người cần khắc sâu.
- HS sử dụng câu rút gọn
Viết một doạn văn ngắn ( 5- 7 câu ) giải thích câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " , trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
Bạn tự tìm câu rút gọn nhé ~~
Viết một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây( không chép mạng)
Câu 1 (2,0 điểm) : Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
- Chữ tín còn quý hơn vàng.
- Quân tử nhất ngôn.
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
- Lời nói như đinh đóng cột.
Câu 2 (2,0 điểm) : Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- Ý kiến A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
- Ý kiến B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
- Ý kiến C. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Ý kiến D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra.
CÂU 1:giải thích:
- Chữ tín còn quý hơn vàng :Vàng là một thứ quý giá, đắt tiền; nhưng việc giữ chữ tín còn quý hơn, không thể dùng tiền mua được uy tín,lòng tin của mọi người.
-Quân tử nhất ngôn :một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin : một lần lừa dối, không giữ chữ tín với người khác thì rất khó có thể lấy lại lòng tin của họ.
-Lời nói như đinh đóng cột:Nói một cách chắc chắn, khẳng định, kiên quyết không thay đổi.
Câu 2:
- Không đồng tình với Ý kiến A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
=> Vì ai cũng phải có tinh thần tự giác, tích cực học tập mọi lúc thì mới mang lại kết quả học tập tốt.
- không đồng tình với Ý kiến B: Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
=>Vì đó là hình thức học tập chống đối. Học tập là cả một quá trình, nếu chỉ học vì điểm số thì bản thân học sinh sẽ không bao giờ học tập tiến bộ.
- Đồng tình với Ý kiến C. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
=>Vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
- em đồng tình với Ý kiến D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra
=> Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác tích cực.
giải thích nội dung câu tục ngữ đi một ngày đàng
đừng cóp trên mạng nha toàn đoạn văn thôi mình muốn ngắn gọn trong một câu
Đi một ngày đàng học một sàng khôn là câu tục ngữ khuyên nhủ ta nên đi nhiều nơi để va chạm và giao tiếp từ đó học hỏi được nhiều điều mới lạ.
theo mik thì nó co nghĩa là: Khi chúng ta đi ra thế giới bên ngoài để tìm hiểu thì mik sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ đó, giúp mik trở nên khôn ngoan hơn