Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê hương em ( ở Hà Nam)
Đền Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.
Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối,truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.
Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh.
Đền Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong…
Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm, gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly ,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động.
Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.
Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự…đã phần nào chứng minh sự kiện vi hành của vua.
Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế, ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả, bánh trái…
Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ - nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ nhị cung tần vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước về đền Lảnh Giang bái vọng.
Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy, chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như chiếu chèo sân đền…
Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện.
Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.
Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8 mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng , thành phố Hồ Chí Minh …về đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…
Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”, đền Lảnh Giang đã và đang tạo sức hút đối với du khách xa gần. CHÙA BÀ ĐANH- NÚI NGỌC
Vị trí: Chùa Bà Đanh - núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặc điểm: Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng.Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Ðáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh. Một trong số báu vật ở đây là bức tượng Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) tư thế ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to; nhiều di vật khác được lưu giữ mang phong cách thời Lý - Trần.Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi.Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và vãn cảnh.
Từ thị xã Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500m là tới hang. Trước cửa hang, có hai quả núi thấp đứng đối nhau tạo nên một cửa đá đồ sộ chắn ngang trước cửa hang. Mặt bằng trước hai quả núi này rất rộng, đây là một điểm dừng chân lý tưởng để ngắm toàn cảnh khu vực núi non và hang Luồn. Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao, ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp, dãy núi này có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá.Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước. Về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang. Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy. Chính vì vậy, nước rất trong và sạch, có thể nhìn thấu đáy. Về mùa mưa, nước dâng lên sát trần hang nhưng cũng chỉ chốc lát là rút hết, chỉ giữ lại một lượng nước vừa đủ để vào hang.
Miệng hang Luồn có hình vòm vách núi, chỗ nhô ra, chỗ lõm vào, chỗ thì chạy thẳng xuống lòng hang, vách thì uốn cong. Đặc biệt có vô số các nhũ đá hình thù muôn vẻ, cái từ trần hang rủ xuống, cái từ vách đá chồi ra kéo dài suốt chiều dài cửa hang. Chiều dài hang Luồn khoảng 400m, chiều rộng của hang vừa đủ cho một đoàn khách đi thuyền ngắm các vách núi với các nhũ đá kỳ lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách. Trong ánh sáng mờ ảo du khách sẽ cảm thấy bập bềnh, rồi du thuyền sẽ đưa du khách tới một không gian mở ra choáng ngợp khi gặp ao Dong.
Ao Dong rộng khoảng 300 mẫu, nước trong vắt có thể nhìn thấy từng con cá bơi, thấy cả thảm thực vật, đặc biệt là các loài rong núi, ngay cả ở mực nước sâu tới 3m. Ao Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Động vật ở đây khá đa dạng, cỏ trắng, sơn dương rất nhiều tạo thêm sự sinh động hấp dẫn cho cảnh quan. Các ngọn núi in bóng xuống làn nước trong vắt của ao Dong tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Hang Luồn, ao Dong với sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, quần thể động thực vật hoang dã phong phú là điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam.
Ngũ Động Sơn thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.Từ thị xã Phủ Lý, đi ngược thuyền sông Đáy 8km là đến động, hoặc từ Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 là tới cửa động.
Ngũ Động Sơn là năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m trong một lòng quả núi. Núi này có tên là núi Cuốn Sơn (Quyển Sơn) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi.
Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này rất thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi, trên núi tương truyền có cỏ thi để chữa bệnh nên núi còn gọi là Thi Sơn. Hang Ngũ Động nằm trong lòng núi Cấm thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.
Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, kiểu dáng xuất hiện, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc rọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Nếu bề dày của phiến đá lớn, chúng sẽ phát ra những âm thanh trầm, còn nếu bề dày của những phiến đá mỏng hơn thì chúng sẽ phát ra những âm thanh trong trẻo ngân nga.
Trên các bức vách của động thiên nhiên kỳ thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi những tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh. Động 4 có một lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi. Đây có thể là nơi tiêu nước của toàn động trong quá trình lòng núi bị bào mòn và rất có thể đáy giếng có đường ăn thông ra sông Đáy ở phía dưới chân núi Cấm. Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cái cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa có hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.
Núi Cấm, do không ai chặt cây cối nên đã giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo phủ kín đồi. Trên đỉnh núi còn có một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của vùng nước non này.
Quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn nằm ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 22 đi 13km là đến quần thể danh thắng Bát cảnh sơn (hoặc có thể đi từ Đồng Văn theo quốc lộ 60).
Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi với địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát cảnh sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng – Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích – Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam – Hà Tây. Theo vị trí địa lý hành chính. Bát cảnh sơn là "tiểu thắng cảnh", là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây).
Từ lâu, dãy Bát cảnh sơn (dãy núi có 8 cánh) được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát cảnh sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát cảnh sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông.
|
Bạn đã từng nghe đến địa danh " Vịnh Hạ long trên núi"? đó chính là hồ Hòa Bình, được hình thành từ việc đắp đập ngăn sông, chinh phục thiên nhiên. Sông Đà hung dữ nay đã trở thành hồ nhân tạo hiền hòa, lớn nhất Đông dương và là khu du lịch hấp dẫn. Hồ có diện tích rộng lớn (230 km), núi non trùng điệp, mây trắng bồng bềnh và hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, hai bên bờ ẩn hiện những bản dân tộc còn nguyên bản sắc đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Du khách có thể nghỉ lại trên thuyền để ngắm trăng trên một vùng sông nước mênh mông, hay trên các nhà sàn để nghe hát dân ca, thưởng thức rượu cần, các món đặc sản dân tộc và nhảy múa cùng các chàng trai, cô gái miền sơn cước.
Với kế hoạch xây dựng hồ Hoà bình trở thành khu du lịch Quốc gia gồm nhiều loại hình du lịch phong phú: du thuyền, bơi mảng, câu cá, leo núi, thám hiểm hang động, đi bộ thăm các làng dân tộc… chắc chắn nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách.
SUỐI KHOÁNG KIM BÔI
Cách thành phố Hòa bình 30 km, vượt qua dốc Cun để đến Kim bôi, du khách vừa có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Hòa bình, lại vừa thỏa thuê ngắm nhìn phong cảnh núi rừng thơ mộng trong suốt cuộc hành trình.
Khu du lịch nước khoáng nóng Kim bôi được xây dựng trên dòng suối nóng ngầm phun lên từ lòng đất, nhiệt độ 34 độ c và mang nhiều khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe con người. Tại đây, du khách vừa được uống nước khoáng trực tiếp từ suối vừa được tắm trong những bể tắm hiện đại dành cho cá nhân, gia đình, tập thể. Nhiều người đến đó kết hợp vừa đi du lịch vừa dưỡng sinh hay chữa bệnh.
KHU DU LỊCH SINH THÁI V-RESORT
Rời Hà Nội chưa đầy 40 km, từ ngã ba Bãi Lạng ( Lạng sơn) men theo con đường bao phủ một bên là núi rừng trùng điệp, một bên là những con suối đẹp như tranh, khu Du lịch sinh thái V-Resort nằm đắm mình trong thiên nhiên còn đầy vẻ nguyên sơ của rừng nói Hoà Bình. Những trang trại rau trái mang đến cho bạn một không gian thanh bình bậc nhất Việt Nam với những biệt thự, nhà sàn dân tộc độc đáo, nhà tranh đồng quê ẩn giữa bạt ngàn hoa ly. Các khu nhà của V-Resort được trang trí theo phong cách dân tộc với chất liệu chủ đạo là mây tre đan thể hiện sự tinh tế, hoà quyện vào thiên nhiên.
Tại đây, để thư giãn bạn có thể câu cá, đạp xe, leo núi, chơi golf, chơi tennis hay vùng vẫy tại bể tắm nước khoáng nóng tự nhiên dâng từ lòng đất. Khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa trại, bạn lắng nghe những câu chuyện của người xưa và ngắm nhìn các cô gái dân tộc ca hát, nhảy múa quanh ánh lửa bập bùng và thưởng thức những món ăn tươi ngon của Việt Nam được các đầu bếp nổi tiếng chế biến từ thực phẩm được nuôi trồng tại trang trại hay hay tận hưởng các dịch vụ quốc tế cao cấp
KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC THĂNG THIÊN
Từ thành phố Hà nội ngược lên Tây bắc, qua thị trấn Lương sơn, vượt qua dốc Kẽm là tới khu Du lịch Sinh thái Thác Thăng Thiên. Khu du lịch mới được đưa vào khai thác từ cuối năm 2007, được biết đến bởi cảnh quan thơ mộng, không gian yên bình và ấm cúng. Du khách có thể leo núi để khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của những dòng thác chảy suốt ngày đêm, hay tản bộ bên những dòng suối trong veo, nước chảy róc rách cùng với tiếng chim rừng gọi bạn, tiếng lá cây rì rào để tạm quên đi những âm thanh ồn ào của phố phường.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê hương em!
Help me lười viết văn quá
Tham khảo
Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.
Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.
Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.
Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….
Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.
Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.
Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Thuyết minh về một loài động vật hoặc một vật nuôi ở quê hương em
Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.
Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.
Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.
Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.
Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.
Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.
Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.
Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.
Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.
Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.
Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.
Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.
kkk nha
Em hãy thuyết minh ngắn gọn về 1 danh làm thắng cảnh của quê hương em. (mình ở Đắk Lắk ạ)
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.
Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.
Đến với Đắk Lắk, ngoài khám phá các địa danh đẹp các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực cũng như mua các loại đặc sản của vùng đất này về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã của đồng bào người dân tộc thiểu số tại chỗ nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Gà nướng ở bản Đôn phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh.
Cơm lam Bản Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Bản Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.
Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá Lăng thì tuyệt nhiên cá phải tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá vào cùng với các loại rau ăn kèm.
Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.
Cà đắng mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy ở Tây Nguyên. Hiện nay được người dân địa phương trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả của nó giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Loại cà này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc om với lươn, ếch…
Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi, đặc biệt là đến Buôn Ma Thuột thực khách mới có thểm nếm được món ăn lạ miệng mà thú vị này.
Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.
Thời tiết ở đây rất đặc trưng, 1 năm có 2 mùa, một mùa khô và một mùa mưa. Trong mỗi mùa đều có những thú vị riêng, bạn nên thưởng thức: Tháng 3: hoa cà phê nở rắng mọi triền đồi, tháng này cũng tổ chức lễ hội đua voi ở mọi buôn làng. Tháng 12: hoa dã quỳ nở vàng rực.
Đắk Lắk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Và đây là một thế mạnh của tỉnh. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như:
Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi … Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…
Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha. Là nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…
Khu du lịch Buôn Đôn có gì hay nữa, đó là khi đêm xuống, bên ánh lửa trại bập bùng với ché rượu cần đượm men say, nghe dân ca Earay, Gứt… nồng nàn, da diết quyện trong tiếng Đinh Puốt, Đinh Năm và cùng bước chung nhịp xoang trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng, sẽ khiến bạn thêm cảm mến đất Tây Nguyên.
Mình ghi hơi dài,bạn chia ra thành đoạn nhỏ theo ý bạn rồi ghi nhé!! :))))))
Viết đoạn văn thuyết minh về một nét đẹp văn hóa của quê hương em (8-10 câu)
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương. Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc.
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
Bạn tham khảo nha
Thuyết minh cảnh đẹp quê hương em
Em tham khảo nhé !
Quê tôi miền đảo Lý
Giữa bốn bề gió lộng
Vẫn sừng sững hiên ngang
Dẫu ngàn đời sóng vỗ
Lý Sơn huyện đảo với vô vàn những cảnh đẹp, con người bình dị và thân thiện. Có lẽ chỉ mới vài năm gần đây Lý Sơn mới được nhiều người biết đến khi ngành du lịch phát triển. Nhưng trước đó Lý Sơn đã có cả một lịch sử phát triển lâu đời với những khung cảnh đẹp, những con người đầy hiên ngang, khí phách.
Lý Sơn là huyện đảo thuộc tỉnh Quãng Ngãi và đây cũng là huyện đảo duy nhất của tỉnh. Lý Sơn cách đất liền 15 hải lí. Trước khi có tên gọi là Lý Sơn, huyện đảo này có tên là cù lao Ré, cái tên được đặt dựa trên đặc điểm riêng của đảo là trồng rất nhiều cây Ré. Đảo Lý Sơn được hình thành từ miệng núi lửa cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Chính sự phun trào của các ngọn núi lửa này đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kì thù, lạ thường trên đảo. Đặc biệt lớp đất để lại sau đợt phun trao thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Với những kết quả nghiên cứu, thì có thể thấy rằng đảo Lý Sơn đã có người sinh sống từ thời văn hóa Sa Huỳnh. Và đến khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII cư dân Việt bắt đầu khai khẩn vùng đất này để sinh sống. Lý Sơn nằm cách biệt ngoài đảo, nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nên văn hóa cổ truyền được thiết lập ở đây mang dấu ấn đậm, và được lưu giữ lại rất tốt.
Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 9,97 km2, với hơn 20 nghìn người sinh sống trên đảo. Đảo gồm có hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé và một hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Đảo gồm có ba xã chính, đi theo hai đảo và một hòn là: An Vĩnh, Anh Hải và An Bình.
Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, ngoài ra cũng có nông nghiệp. Nghề nông ở đây khá khó phát triển, vì đảo nhỏ, nguồn nước không quá dồi dào, bởi vậy nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Trên đảo chủ yếu trồng cây lương thực khác, ngoại trừ lúa, lúa phải nhập từ đất liền. Nghề trồng tỏi là thịnh hành nhất trên đảo. Chủ lực của Lý Sơn chính là đánh bắt hải sản, cao gấp năm lần cho với nông nghiệp. Ngoài ra, những năm gần đây, Lý Sơn còn phát triển thêm ngành du lịch, hàng năm số lượng người đến du lịch lớn, đem lại công ăn việc làm và nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho người dân nơi đây khi kinh doanh các dịch vụ.
Lý Sơn tuy chỉ là một huyện đảo nhỏ nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt. Trước hết về văn hóa, Lý Sơn đã lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu. Trong các cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy cư dân Sa Huỳnh – chủ nhân văn hóa hệ biển đảo, tiếp đến là văn hóa Chăm Pa, để lại những giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Trên đảo cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa: lễ hội đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,… Ngôi chùa Hang kì vĩ, được mệnh danh là chùa trời sinh và còn rất nhiều di sản văn hóa khác, đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nơi đây.
Lý Sơn là biển đảo thơ mộng, hoang sơ bởi vậy hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn. Cổng tò vò với chiều hoàng hôn ráng đỏ đã làm say lòng biết bao bạn trẻ, rồi đến những bài biển dài, cát trắng xóa mềm mịn, nước trong xanh, thấu đến tận đáy. Làm ta đi một lần là nhớ mãi. Đến Lý Sơn đi bất cứ đâu bạn cũng có thể tìm thấy cảnh đẹp cho riêng mình. Du lịch tại Lý Sơn đã góp phần thúc đẩu kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh đó ta cũng không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, với món gỏi tỏi chứ danh, gỏi cá cơm, và các món hải sản thơm ngon, hấp dẫn,...
Ngoài ra, Lý Sơn với cảnh đẹp nên thơ, hữu tình cũng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ bao đời nay:
Trực nhìn ngó thấy Bàn Thang
Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kì
(Ca dao)
Hay bài thơ của những người con xa quê hương, nhớ thương gửi qua từng câu chữ:
Thuở nhỏ sinh ra tại Lý Sơn
Lớn khôn phiêu bạt bởi nguồn cơn
Nhà nghèo nên phải đành xa xứ
Phú quý có đâu chịu lạ chơn
Nhớ lắm quê hương khi quạnh quẽ
Thương nhiều xứ sở lúc cô đơn
Quyết lòng phấn đầu cho thành đạt
Trở lại quê nhà trả nghĩa nhơn.
Lý Sơn – trái tim của biển đông, nơi hội tụ biết bao vẻ đẹp của quê hương. Với những thế mạnh vốn có của mình Lý Sơn không chỉ lưu giữ vốn văn hóa ngàn đời của dân tộc, mà còn có cơ hội phát triển hơn nữa, đưa cuộc sống của con người nơi đây ngày càng đủ đầy, ấm no hơn.
Thuyết minh về bài thơ quê hương
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
hok tốt
“Chim bay dọc biển đem tin cá”
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Người bạn thân của em xa quê hương đã lâu ngày nhưng chưa có dịp trở về thăm quê. Em hãy viết thư cho bạn ấy kể về những đổi mới của quê hương em ngày nay. Từ đó em hãy nhắn nhủ với ban về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước.
Mình đang cần gấp, các bạn giúp mình với!
Thuyết minh về bài thơ Quê Hương của Tế Hanh
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn suốt đời thơ của Tế Hanh. Dưới ngòi bút của ông, nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939, in trong tập thơ "Hoa Niên", là tác phẩm mở đầu cho mạch cảm hứng viết về đề tài này của ông. Gói ghém trong bài thơ là lời yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào tha thiết chân thành của Tế Hanh về sông nước quê hương mình. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê. Nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ, sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình.
Trước hết, hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về quê hương của nhà thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Lời thơ ngắn gọn, tự nhiên như một câu văn xuôi thông thường nhưng đã giới thiệu một cách đầy đủ từ công việc thường làm đến vị trí của "làng tôi". Đó là một làng nghề chài lưới ven biển xinh xắn với con sông Trà Bồng thơ mộng uốn khúc, bao quanh. Người đọc nhận ra trong lời kể hàm chứa một nỗi xúc động nghẹn ngào và nỗi nhớ nhung da diết của một người con xa xứ. Và từ đó, hình ảnh làng chài quê hương cứ lần lượt hiện lên như một thước phim quay chậm trong tâm trí, chiếm lĩnh tâm hồn của nhà thơ.
Nhớ về quê hương, ấn tượng đẹp và in sâu đậm nhất trong lòng Tế Hanh đó là hình ảnh về những con người lao động đang dong thuyền ra khơi đánh bắt cá:
Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Khung cảnh của biển cả thiên nhiên hiện lên thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Ánh mặt trời mới nhu lên khỏi mặt biển, ánh nắng hồng dịu nhẹ trải khắp muôn nơi. Và khi ấy, những người ngư dân lại bắt đầu cuộc hành trình lao động của chính mình. Họ bắt đầu nhổ neo, đẩy thuyền tiến ra khơi xa. Nghệ thuật so sánh, kết hợp với những động từ mạnh như "hăng", "phăng", "vượt" không chỉ cho thấy sức mạnh khỏe khoắn, đầy tự tin của chiếc thuyền khi ra khơi mà còn thể hiện khí thế hăng hái, căng tràn sinh lực và cả sự hăng say trong lao động của những con người làm chủ vũ trụ, làm chủ biển lớn đại dương mênh mông. Khi ấy, con thuyền hiện lên thật chứa chan sức sống, tâm hồn của làng chài ven sông:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm được gió trời thổi căng như chứa đựng cả hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là niềm tin, sự hi vọng của những người ngư dân về một cuộc thủy trình đánh bắt cá bình yên và thu được những mẻ lưới bội thu. Động từ "rướn" vừa cho thấy sự khéo léo, uyển chuyển linh hoạt; lại vừa cho thấy sức mạnh vươn lên, rướn cao lên cùng mây gió của con thuyền khi ra khơi. Vì thế, con thuyền như càng trở nên kì vĩ hơn, lớn lao hơn và hùng tráng hơn trước vụ trụ thiên nhiên. Chắc hẳn phải có một tâm hồn lãng mạn, sức liên tưởng dồi dào cùng với tình yêu quê hương sâu sắc thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận độc đáo về "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương to" đến như vậy.
Đến khổ ba, cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm náo nức, phấn khởi, tấp nập, đông vui:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dưới ngòi bút tài hoa của Tế Hanh, bức tranh lao động hiện lên thật chân thực, khỏe khoắn, náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười nói của con người. Và người ngư dân hiện lên thật hồn hậu, chất phác khi gửi lời biết ơn chân thành tới người mẹ biển khơi đã che chắn, bảo vệ và cho họ một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lời thơ như thể hiện niềm vui tràn đầy, ngây ngất của Tế Hanh như đang cùng với ngư dân quê mình hát lên bài ca lao động. Trong niềm phấn khởi, say mê và niềm tự hào về người lao động, nhà thơ đã viết lên hai câu thơ thật đẹp về người ngư dân:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Vẻ đẹp ngoại hình với làn da ngăm đen rám nắng với những bắp thịt cuồn cuộn, rắn rỏi, mạnh mẽ đã tạo nên một thần thái phong trần, dẻo dai, kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muối biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân chài làng chài. Cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông, của lòng biển sâu, của những chân trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên, người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những người anh hùng phi thường, kì diệu.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. Phải chăng sự cảm nhận đó của con thuyền cũng chính là sự cảm nhận con người ngư dân nơi đây, đó là vẻ đẹp tâm hồn mặn mà, nồng hậu, chan chứa tình yêu thương luôn tồn tại trong họ. Chắc hẳn Tế Hanh phải là một người con đằm cả hồn mình vào quê hương với tình yêu quê da diết thì mới có thể có được những cảm nhận sâu sắc đến như thế.
Khép lại bài thơ là lời bộc bạch chân thành về nỗi nhớ làng da diết, khôn nguôi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Lúc viết bài thơ này, Tế Hanh khi ấy mới 18 tuổi, còn rất trẻ và đang phải xa quê hương – nơi gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ quê luôn trở đi trở lại trong tâm hồn nhạy cảm của ông. Điệp khúc "luôn tưởng nhớ" , "tôi thấy nhớ" đã diễn tả tấm lòng tha thiết, thành thực về làng quê với cả hình ảnh, màu sắc và hương vị của Tế Hanh. Tất cả đều khắc sâu, in đậm mà không bao giờ có thể quên đi được đối với người con xa xứ này.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và biểu cảm. Nếu như miêu tả được thể hiện ở hệ thống hình ảnh, từ ngữ phong phú, gợi hình, với một loạt các nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... đã góp phần tái hiện một bức tranh rộng lớn về làng chài ven sông: rộn rã, náo nức, khỏe khoắn, lãng mạn thì phương thức biểu cảm lại điễn tả thật cảm động nỗi nhớ, tình yêu và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, xứ xở. Đặt bài thơ vào trong dòng chảy của phong trào thơ Mới, chúng ta mới thấy hết được cái độc đáo, cái khác biệt và giá trị của bài thơ. Nếu như các nhà thơ mới cùng thời đang say sưa trong tháp ngà cá nhân, bi lụy, trốn tránh thực tại thì Tế Hanh lại hướng hồn thơ của mình đến quê hương, với một tình yêu tha thiết, chân thành. Đó là trái tim thổn thức của một người con xa quê, luôn một lòng thủy chung, như nhất tới quê hương xứ xở.
Tóm lại, với vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.