Những câu hỏi liên quan
BM
Xem chi tiết
MN
9 tháng 1 2019 lúc 22:56


Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệtquan trọng.

Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.

Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó tại trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai cùng Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.

Bình luận (0)
TP
10 tháng 1 2019 lúc 11:35

*Mĩ Sơn

-Di sản Văn hóa Thế giới Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có vị trí tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 15o515
Kinh độ Đông: 108o573
Quy hoạch bảo tồn và phát huy có tổng diện tích: 1.158 ha
- Mỹ Sơn cách Trà Kiệu (Kinh thành Simhapura) 20 km;
- Cách Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An 45 km;
- Cách cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới 145 km;
- Cách thành phố Đà Nẵng 68 km.

-Kazik (Kazimiers - Kwiatkowski) - người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”

*Óc Eo:Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển trên cơ tầng bản địa trong khoảng 10 thế kỷ đầu công nguyên ở khu vực Nam bộ. Được phát hiện lần đầu tiên ở Óc Eo (Vọng Thê, An Giang), sau đó được mở rộng ra phạm vi các tỉnh miền Nam như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,… qua những cuộc khai quật đã thu được hàng vạn hiện vật phong phú, đa dạng vừa mang tính bản địa, vừa có tính giao lưu kinh tế với các trung tâm lớn thời bấy giờ như Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã, Ba Tư…

Bình luận (0)
LL
6 tháng 3 2019 lúc 17:43

+ Óc eo :

Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê, hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.

Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 kilômét về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó tại trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai cùng Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi.

Khai quật Tượng thần Visnu

Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã dùng không ảnh chụp miền Nam Việt Nam và phát hiện ra địa điểm này cùng với nhiều kênh đào và các thành phố cổ khác. Một trong những kênh đào này đã cắt tường thành của một khu vực rất rộng. Malleret thử tìm kiếm các cấu trúc này trên mặt đất và vào ngày 10 tháng 2 năm 1944, ông bắt đầu đào các hố khai quật. Malleret đã phát hiện được các di vật và nền móng các công trình chứng minh cho sự tồn tại của một địa điểm thương mại lớn mà các thư tịch của Trung Hoa đã từng miêu tả về vương quốc Phù Nam. Khu vực này rộng ước chừng 450 hecta.

Các kênh đào tách ra từ kênh đào chính tạo nên các hình chữ nhật đều đặn bên trong thành. Bên trong các khu vực hình chữ nhật này còn sót lại những dấu tích của các khu sản xuất đồ nữ trang, trong số các dấu tích tìm thấy các "hình khối" dùng để đúc kim loại cùng với các đồ nữ trang. Các khu sản xuất thủ công mỹ nghệ khác cũng được tìm thấy tại đây. Malleret cũng khẳng định những di vật văn hóa ở đây thuộc hai giai đoạn. Cũng có các móng nhà bằng gỗ và các móng nhà bằng gạch của các toà nhà rộng hơn. Các viên gạch được trang trí bằng các hình sư tử, rắn hổ mang, động vật một sừng và các động vật khác.

Làm muối

Sau cuộc khảo sát đầu tiên vào tháng 5 năm 2003 với những kết quả đáng ngạc nhiên, sẽ tiếp tục có một dự án khai quật mới về vấn đề "Sản xuất muối sớm ở Đông Nam Á" tại địa điểm Gò Ô Chùa.

Trên Gò Ô Chùa có chiều dài 450 m, rộng 150 m, cao 2–4 m đoàn khảo cổ phát hiện được vài mộ táng và nhiều lớp văn hóa của thiên niên kỷ I TCN. Trong khi khai quật những lớp phía dưới vài ngôi mộ các nhà khảo cổ phát hiện tầng đất có độ dày 1 m chứa hàng nghìn mảnh chạc gốm. Các di vật này nằm dày đặc và còn tiếp tục xuất lộ cho tới độ sâu 2,50 m dưới lớp đất canh tác hiện đại; có cảm tưởng dường như đây là một "bãi phế thải chạc". Ở Việt Nam, và ngay cả ở Đông Nam Á, cũng chưa có nơi nào đã tìm thấy loại gốm ba chạc nhọn nhiều đến như vậy. Thêm nữa, hình dạng của loại chạc gốm này tất cả đều kỳ lạ. Thế nhưng, ở châu Âu có nhiều khu vực cư trú vào thời kỳ 3000-2000 năm trước đây, người ta đã tạo ra những chạc gốm tương tự loại đã tìm thấy ở Gò Ô Chùa để dùng cho việc làm muối. Hầu như trên thế giới, vào thời cổ nghề sản xuất muối đều có những dụng cụ giống nhau - chạc gốm Gò Ô Chùa cũng là một trong những số đó. Qua nghiên cứu một số mẫu than tro do diêm dân để lại bằng phương pháp Định tuổi bằng đồng vị cacbon C-14, kết quả cho thấy làng cổ này đã tồn tại cách ngày nay khoảng 3000 đến 2000 năm. Địa điểm này là chỗ nấu muối cổ đầu tiên ở Việt Nam. Nhưng những câu hỏi thú vị xuất hiện là, tại sao nó lại nằm cách xa bờ biển ngày nay đến 150 km - đây là điều cần được làm sáng tỏ trong những năm sau. Để giải quyết một số vấn đề về cảnh quan ngày xưa, một cuộc điều tra địa mạo học được thực hiện vào tháng 3 - 4 năm 2004 xung quanh Gò Ô Chùa. Khu vực giữa Gò Ô Chùa đến bờ biển không cao hơn mực nước biển nhiều, chỉ vào khoảng vài mét. Trong thế Toàn Tân (Holocene) mực nước biển thay đổi nhiều: khoảng 20.000 năm trước mực nước biển thấp hơn ngày nay 120 m, thế nhưng ở thời điểm 5.000 năm trước, mực nước biển lại cao hơn đến 5 m so với ngày nay. Sau đó, nước biển dần thấp xuống tới mực nước như ngày nay. Vì thế có thể rằng 3.000 năm trước đã có một vịnh biển kéo dài đến gần Gò Ô Chùa. Để kiểm tra giả thuyết trên các nhà khảo cổ Việt - Đức đã nghiên cứu các lớp đất xung quanh địa điểm này để chứng minh tầng trầm tích biển có niên đại bằng với trung tâm nấu muối Gò Ô Chùa. Họ đã thực hiện 11 lỗ bằng một khoan tay có tổng độ sâu là 41 m và lấy 190 mẫu trầm tích để nghiên cứu tại Viện địa mạo học ở trường Đại học Bremen của Đức.

Bình gốm có vòi bằng đất nung, văn hóa Óc Eo. Thương mại

Nhiều loại đá quý, đá bán quý, kim loại cùng nhiều hàng hóa khác đến từ chính đô thị này chứng minh cho nền thương mại phát đạt của nó.

Nhiều loại tiền xu trong đó có tiền xu La Mã cũng được tìm thấy ở đây. Có tiền xu có hình Antoninus Pius và một bản sao của tiền xu Marcus Aurelius với một mặt để trống. Những đồng tiền La Mã cho thấy vị trí quốc tế của Óc Eo.

Phạm vi

Tên gọi Óc Eo ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian của văn hóa Óc Eo có thể vươn rộng ra Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền, Mốp Văn... (Kiên Giang); Gò Tháp (Đồng Tháp).

Nhà địa lý Hy Lạp Claudius Ptolemaeus đã sang phương Đông hồi đầu kỷ nguyên Tây lịch bằng đường thủy, đã tả một nơi mà ông gọi là Kattigara mà đa số người trong giới học giả đoán là Óc Eo nhưng R.A. Stein lại đối chiếu lời văn miêu tả với khung cảnh Bình Trị Thiên và thấy rằng Kattigara phù hợp với Bình Trị Thiên mà không phù hợp với Óc Eo (Tạp chí Hán học, Bắc Kinh, 1947).

Sụp đổ Sọ người với khuyên tai hình hai đầu thú cách nay khoảng 2.000 năm được tìm thấy tại Cần Giờ.

Trong suốt thế kỷ VI và thế kỷ VII, các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Ngoài ra sức thu hút của Óc Eo cũng giảm dần vì hàng hóa thương mại của nó cũng không phong phú lắm. Sự trỗi dậy của Chân Lạp và thương mại vùng Mêkông báo hiệu thời kỳ suy vi của khu vực này.

+ Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java,Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã đượcUNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Lịch sử

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa--thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Khảo cổ học

Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.

Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:

Từ năm 1898 đến 1899: Louis Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia. Từ năm 1901 đến 1902: Henri Parmentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.

Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Parmentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parmentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.

Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi công trình theo kiểu ghép chữ cái và số.

Kiến trúc Bệ này và đường viền của bức tường là tất cả những gì còn lại của ngôi đền tráng lệ từng được gọi là "A1". Tháp được gọi là "B5" (nền) là hình mẫu nổi bật còn tồn tại của phong cách Mỹ Sơn A1. Những ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm bằng gạch đỏ. Chạm khắc trang trí đã được cắt trực tiếp vào những viên gạch.

Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ IX - đầuthế kỷ X, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ XI - giữa thế kỷ XII, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIV, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).

Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1 hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm Pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.

Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ một bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây): hướng Đông-thần sấm Indra, hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nairta, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Tháp A1 có 2 cửa chính đối diện nhau, quay về 2 hướng Đông và Tây. Bao phía ngoài, xa tháp chính A1 hơn, là các tháp phụ tương đối lớn, được ký hiệu từ A8-A12, phân bố trên một mặt bằng vuông vắn.

Đối diện với cụm tháp A, là cụm tháp B (Kalan Mỹ Sơn B1) là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X. (Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ XVII nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm) thông tin này không chính xác.

Đền đá

Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234.Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ IV.

Bảo tồn

Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam.

Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng Tuesday dược thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp Thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.

Hình ảnh

Một phần quang cảnh nhóm tháp B, C và D tại Mỹ Sơn.

Các mô típ trang trí bên ngoài một tháp hình thuyền (đã vỡ mái) tại Thánh địa Mỹ Sơn.

Họa tiết trang trí trên thân tháp

Tác phẩm điêu khắc trên gạch

Tàn tích còn lại của tháp bằng đá tại Mỹ Sơn

Tháp Mỹ Sơn B4

Tháp Mỹ Sơn C1

nhà nguyện tại khu C-B-D

Thánh địa Mỹ Sơn, khu C-B-D

Một số tháp chỉ còn là những tàn tích đang chờ trùng tu, khai quật.

Sinh thực khí nữ (Yoni) và nam (Linga) tại Mỹ Sơn.

Sinh thực khí nữ (Yoni) tại Mỹ Sơn.

Vết tích của Vương quốc Chăm Pa tại Mỹ Sơn.

tháp đã đổ nát.

Quang cảnh điêu tàn tại Thánh địa Mỹ Sơn.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NN
3 tháng 1 2022 lúc 11:21

Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốcvăn minh lúa nước Đông Nam Á. Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồn gốc của Vương quốc Chăm Pa những đò gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết để họ có thể isekai

tham khảo nha

Bình luận (3)
NN
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
NA
16 tháng 12 2021 lúc 16:17

B

Bình luận (0)
H24
16 tháng 12 2021 lúc 16:17

B

Bình luận (0)
TY
16 tháng 12 2021 lúc 16:17

b

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DT
28 tháng 11 2023 lúc 9:27

cứu em

Bình luận (0)
NB
28 tháng 11 2023 lúc 10:05

sách gì đấy

sách tui là kết nối tri thức với cuộc sống

Bình luận (0)
KN
17 tháng 12 2023 lúc 20:41

Hum...

Bình luận (0)
QB
Xem chi tiết
DD
6 tháng 11 2016 lúc 19:11

các bạn giúp mình với chuẩn bị mình kiểm tra

 

Bình luận (2)
PV
11 tháng 11 2016 lúc 11:35

các banj ơi giúp với mk đg chuẩn bị kiểm tra nè khocroi

Bình luận (6)
HT
15 tháng 11 2016 lúc 18:38

các bạn ơi trả lời gấp mai mk nộp rùi nha

nêu những đóng góp của nhân dân quảng ngãi trong việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

nhanh nhanh nha <3 + :*

Bình luận (1)
DM
Xem chi tiết
HT
6 tháng 11 2016 lúc 10:05

bài này là bài lớp mấy vậy

 

Bình luận (2)
KT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
MH
8 tháng 4 2022 lúc 16:43

Refer

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 4 2022 lúc 16:45

Tham khảo

Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Phong trào Tây Sơnđánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập  lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (1)
KS
8 tháng 4 2022 lúc 17:31

Refer

- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê

– Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)