Những câu hỏi liên quan
PN
Xem chi tiết
PL
8 tháng 8 2021 lúc 9:16

   Tham khảo nha bạn

 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Có rất nhiều truyền thuyết hay, một trong số đó là truyền thuyết Thánh Gióng

Trong bài Thánh Gióng, có 1 chi tiết đó là " gióng vươn vai trở thành tráng sĩ ,lớn nhanhe như thổi", đó chính là bước ngoặt quan trong của câu chuyện

     Khi Giặc Ân lăm le đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết "bảy nong cơm, ba nong cà" do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. 

   Đó chính là sự dũng cảm và anh hùng của Gióng. Gióng sinh ra, đến khi lên ba vẫn là một cậu bé ko bt nói, ko bt cười, đặt đâu nằm đây, ấy vậy mà khi đất nước có chiến tranh, Gióng bèn vùng dậy, ăn rất nhiều cơm, phút chốc vươn vai, biến thánh một tráng sĩ to lớn. Cụm từ lớn nhanh như thổi đã phần nào thể hiện ý muốn chống giặc của Gióng. Gióng muốn lớn nhanh, để đi đánh Giặc bảo vệ đất nước. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiệ

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

Bình luận (1)
VH
Xem chi tiết
ND
15 tháng 9 2023 lúc 12:41

Tham khảo
Nó phản ánh sự trưởng thành nhanh chóng, kịp thời, cần thiết của tuổi trẻ của cả dân tộc trước tình thế nguy cơ của đất nước. Cái vươn vai thần kì,sự lớn lên kì diệu cho thấy sức mạnh, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta. Lúc đất nước hòa bình họ có thể sống cuộc đời thầm lặng như 1 cậu bé 3 tuổi khi đất nước cần họ sẽ vùng dậy, trở thành con người khổng lồ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân về 1 người anh hùng có sức mạnh vô địch, cường tráng, oai phong đủ sức đánh tan mọi kẻ thù.

Bình luận (0)
MC
Xem chi tiết
H24
16 tháng 12 2018 lúc 20:20

- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng 
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ 
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. 
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

Bình luận (0)
MY
16 tháng 12 2018 lúc 20:33

Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.
 

Bình luận (0)
HK
16 tháng 12 2018 lúc 20:40

co y nghia la :

noi len su khoe manh va su dung cam cua thanh giong .

Cho thay thanh giong luc nho la nguoi yeu ot nhung lon len tro thanh mot trang si

tai nang va y nghia that su la:

giong rat khoe manh

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
CD
28 tháng 11 2018 lúc 21:00

Cảm nhận của em qua truyền thuyết Thánh Gióng Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình. Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba. Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường. Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con. Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước. Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước. Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà. Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường. Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng. Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
BT
14 tháng 12 2020 lúc 0:45

Tham khảo nhé !

Cái vươn vai đó thể hiện sức mạnh của thánh Gióng, ý chí và sự quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Ngài là biểu tượng cho sự kiên cường và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Cái vươn vai mà làm cho Gióng lớn lên thành một tráng sĩ thể hiện sự lớn mạnh nhanh chóng của nhân dân và đất nước Việt Nam ta. Đồng thời thể hiện sự bất khuất của nhân dân ta trước kẻ địch lớn mạnh.

Bình luận (0)
BL
Xem chi tiết
LQ
16 tháng 9 2020 lúc 15:35

- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NQ
17 tháng 9 2020 lúc 17:25

Từ thủa xa xưa ở làng Gióng, lúc ấy vào thời Hùng Vương thứ sáu, có đôi vợ chồng nhà kia sống phúc đức hết lòng vì mọi người, vậy mà lấy nhau mãi chưa thể sinh con. Một hôm ra đồng làm việc, người vợ nhìn thấy một vệt chân to bèn thấy lạ mà ướm thử chân mình vào. Kì lạ thay, hôm đó về thì chị vợ thụ thai. Thế nhưng cái thai mãi đến mười hai tháng mới chịu ra đời.

Người vợ sinh ra một đứa bé trai vô cùng tuấn tú khôi ngô và đẹp trai. Lại kì lạ hơn, đứa bé không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đến năm ba tuổi cũng chưa biết đi chưa biết nói cười. Thời đó giặc giã hoành hành, mãi đến khi có người sứ giả truyền tin tìm người tài đánh giặc thì vua chàng Gióng mới chịu cất tiếng nói đầu tiên.

Những lời đầu tiên biết nói là Gióng đòi xin áo giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng ăn rất khỏe, mỗi bữa hết một thùng gạo đầy mà vẫn chưa no. Dân làng bèn cùng nhau góp gạo nuôi Gióng. Vươn vai đã lớn như một người tráng sĩ oai hùng. Gióng cưỡi ngựa sắt xông vào đánh giặc. Khi roi sắt bị gẫy, người anh hùng làng Gióng đã nhỏ tre đánh giăc. Lũ giặc bạo tàn kinh hãi chạy toán loạn. Khi giặc tan, Gióng cưỡi ngựa trở về trời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
29 tháng 6 2018 lúc 12:43

(0,5 điểm)

Đáp án A

Bình luận (0)
NH
8 tháng 2 2023 lúc 21:24

Đáp án là D

 

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
DN
17 tháng 11 2016 lúc 20:04

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Buổi sáng, trong giờ Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện thần kì đã cuốn hút em.

- Đến đêm, em mơ mình được gặp Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng:

- Em mơ thấy một tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.

- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.

- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thân thể khỏe mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hội.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và nhiều ý nghĩa.

- Em thấm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, cố gắng phấn đấu thành con người toàn diện.


Bình luận (0)
AP
21 tháng 11 2016 lúc 9:39

*Mở bài:

- Giới thiệu về hoàn cảnh gặp Thánh Gióng

*Thân bài:

- Cuộc nói chuyện của Thánh Gióng

- Trao đổi suy nghĩ thắc mắc của mình với Thánh Gióng

- Hỏi bí quyết làm sao mà Gióng có thể từ một cậu bé lên ba không biết nói, biết cười mà lại trở thành một tráng sĩ xông pha ra trận

- Lời khuyên của Thánh Gióng

*Kết bài:

- Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng trong giấc mơ

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
YY
30 tháng 9 2016 lúc 14:52

1, Ý nghĩa của chi tiết Bà con góp gạo nuôi Gióng là : Nói lên tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong lúc khó khăn , hoạn nạn .

2, Ý nghĩa của chi tiết Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ là : Phản ánh ước mơ của nhân dân ta có những con người khỏe mạnh .

3, Ý nghĩa của chi tiết Gióng bay về trời là : Có những con người xả thân đánh giặc mà không đòi hỏi gì về việc thưởng.

 

Bình luận (0)
NM
30 tháng 9 2016 lúc 15:10

1.

Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hin tinh thần tương thân, tương ái đoàn kết của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất. 

2.

Gióng vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân. 

3.

Gióng bay về trời: người anh hùng không màng danh lợi, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

Bình luận (0)
MT
30 tháng 9 2016 lúc 21:33

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Bình luận (1)