Những câu hỏi liên quan
DM
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
LP
16 tháng 11 2016 lúc 16:45

Ngày 30/4/1975, đất nước giành được độc lập hoàn toàn sau 21 năm chống Mỹ và gần 100 năm chống Pháp, đây là những điều mà bất cứ người Việt Nam cũng biết đến và tự hào về một dân tộc anh hùng đã phá tan vòng tay xiềng xích nô lệ đứng lên giành độc lập cho nước nhà. Từ trước đến nay, tui – một sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, chỉ biết được những điều đó qua sách vở và báo chí. Nhưng sau khi tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh thì tui đã tận mắt được chứng kiến những hình ảnh thật sự và lắng nghe cô thuyết trình viên kể về cuộc chiến đã làm cho tui và các bạn nghẹn đi trước những đau thương mất mát mà nhân dân VN đã gánh chịu trong suốt cuộc chiến.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh quả là đang lưu giữ vô vàn những tư liệu quý giá về một thời gian khổ, đau thương mà hào hùng của dân tộc ta. Xem những bức ảnh, tui không khỏi đau. tui cứ mãi canh cánh một câu hỏi:"Cùng là con người với nhau, sao người ta có thể đối với đồng loại mình như thế?", và tui đau, đau nỗi đau một thời mất nước, một thời khổ nhục dưới bàn tay tàn bạo của bọn giặc xâm lược.Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của tui là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bm và súng đạn. Mỹ đã dùng đến những vũ khí hiện đại như thế để nhắm vào một đất nước mà “con trâu đi trước, cái cày đi sâu”, vũ khí của họ chỉ là cuốc, xẻng…Khi đưa ánh mắt vào những bức hình về tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra cho Việt Nam trong chiến tranh, tui đã thật sự căm phẫn. Và tui tin rằng, những người lính Mỹ ở bên kia chiến tuyến cũng không thể nào tránh khỏi cảm giác tự dằn vặt, ray rứt với những vì sao? Tại sao tui phải làm những điều không đúng với bản chất con người như thế?
Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ, những bài học và thảm kịch chiến tranh VN” do cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara xuất bản năm 1995 mới thú nhận rằng: “Chúng tui đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp, chúng tui mắc nợ tương lai cho việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy” và chính những sai lầm đó đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề và sai lầm cho đất nước và nhân dân VN”
“Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ” năm 1776, nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hành phúc” thế nhưng khi xâm lược VN, quân đội Mỹ đã bất chấp tất cả những quyền hạn ấy. Lính Mỹ bắt bớ và giết tất cả mọi người mà chúng đánh giá là Việt Cộng, kể cả phụ nữ trẻ em và người già
Càng đi sâu vào bên trong, tui càng đứng lại nhiều hơn. Hãi hùng trước những hình ảnh về tội các của Mỹ Ngụy. Các cuộc thảm sát giết chóc, giết người hàng loạt hết sức kinh hoàng, tàn nhẫn và độc ác tưởng chỉ có trong phim ảnh bạo lực bây giờ. Con số thống kê cho các vụ thảm sát đó thật là quá đỗi tưởng tượng với tôi, hàng trăm ngàn người như chìm trong biển máu. Trong đó, có phụ nữ mang thai và trẻ em sơ sinh có vài tháng tuổi,...Với chính sách “ đốt sạch, phá sạch, giết sạch” chúng xuống tay như thể chúng không phải là con người, như loài thú đang say máu. Chúng đếm xác, như một cách báo cáo thành tích của quân đội Mỹ “ hễ có xác chết thì đó là Việt Cộng” thật là không có mỹ từ nào để mô tả sự vô nhân đạo, mất hết tính người của chúng. Những tội các mà theo tui nghĩ nếu là con người thì không thể nào nghĩ ra được.

Bước tới những hình ảnh về cuộc “Thảm sát Mỹ lai” vào ngày 16 tháng 03 năm 1968 tại thôn thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tui đã thật sự căm phẫn đến tột cùng. 504 người bị giặc Mỹ sát hại ở Mỹ Lai mà phần lớn trong họ là phụ nữ và trẻ em những người không có vũ khí trong tay, không có khả năng kháng cự nào. tui tự hỏi không biết những tên lính Mỹ đó có phải là con người không? Hay chúng là những con ác thú máu lạnh được bao bọc bên ngoài bởi lớp hình hài giống con người. Những từ ngữ nặng nhất dành cho chúng cũng không thể nào đủ để lên án tội ác của chúng!Mỗi người lính Mỹ đều được trang bị 1 zippo, 1 bình rượu hay xăng để tiện làm những việc như thế này đây! Một lính Mỹ đang đốt nhà của người dân làng Sơn Mỹ, mở đầu cho cuộc thảm sát!Xác người dân làng Sơn Mỹ nằm la liệt sau đợt xả súng
tui đang tự hỏi rằng những người dân vô tội này có hiểu lí do vì sao họ lại bị xả sung một cách không thương tiếc như thế không, thật không có gì tàn nhẫn bằng!
Sau khi nghẹn ngào và đứng rất lâu với những bức hình của cuộc “thảm sát Mỹ Lai”, tui lặng bước đi đến nơi trưng bày những bức ảnh về nạn nhân chất độc màu da cam dioxin. Các nhà khoa học đã nói rằng chỉ cần môt muỗng cà phê là đã có thể để lại di chứng rất nặng nề cho cả một làng. Vậy mà đế quốc Mỹ đã rải hàng tấn chất độc mà có màu của nắng sớm, nhiều hơn so với lượng mà họ đã dùng trong mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến II. tui thật sự xúc động trước hình ảnh những đứa trẻ dị dạng vì nhiễm chất độc màu da cam, so với những đứa trẻ bình thường chúng đã chịu rất nhiều tổn thất và mất mát.

 

Bình luận (0)
TP
16 tháng 11 2016 lúc 17:42

Có lẽ không cần phải nói nhiều về bảo tàng “Chứng tích chiến tranh” này cả thì bất kì ai, kể cả những người chưa bước chân vào bảo tàng cũng biết trong bảo tàng trưng bày những gì. Vâng! Đúng như thế, không còn gì khác ngoài câu chuyện về cuộc đấu tranh hào hùng chống lại đế quốc Mĩ và tay sai trong những trang sử vẻ vang của dân tộc ta!

Bước vào bảo tàng, cái nhìn đầu tiên của Nhóc là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn, rồi lần lượt Nhóc đi tham quan qua các gian nhà trưng bày hình ảnh nào là: những sự thật lịch sử, bộ sưu tập ảnh phóng sự hoài nịêm, chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh Và Hòa Bình”, những con người sau chiến tranh(đa số là họ là những nạn dân của chất độc màu da cam) khi Nhóc đi đến đây và Nhóc thấy trưng bày mô hình của hai đứa bé bị chất độc màu da cam mà chưa ra đời, đến đây cảm giác cảm nhận về hậu quả chiến tranh đã để lại như thế nào, thật là cảm động, thật là thương tâm!! Nhưng khi đi đến gian nhà mà người ta dựng lại nhà tù ở Côn Đảo: “Chuồng cọp” thật rùng rợn, diển lại những cảnh tra tấn tù binh của bọn đế quốc thật dã man, không còn tính người gì cả, nguời xem mà còn cảm nhận được ghê rợn đến buốt xương như thế nào mặc dù đó chỉ là những mô hình được dựng lại!

Và Nhóc cũng được các chị hướng dẫn viên xinh đẹp giới thiệu, thuyết minh về những giai đoạn, những điểm mốc trong cuộc kháng chiến này trong lịch sử. 22 năm chống Mỹ cứu nước, 22 năm nhân dân ta nói chung và những người cộng sản nói riêng đã phải chịu những đau thương mất mát to lớn như thế nào: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất cha, mổ côi mẹ, những con người không biết bám vào đâu mà sống khi xung quanh luôn có người kiểm tra, theo dõi, tra tấn dã man thậm chí là có thể giết người khi cần hay chỉ đơn giản là thích. Những năm tháng tưởng chừng như không thể nào qua! 22 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ – Diệm, là đối tượng trực tiếp của hàng ngàn tấn bom đạn thả xuống đầu dân ta, đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng như nhân dân miền Nam nói riêng và lực lượng bộ đội cụ Hồ nói chung không thể nào vượt qua được, những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm ám ảnh những người trẻ tuổi đã có dịp bước chân vào bảo tàng như chúng ta!

22 năm đã trôi qua, chiến tranh cũng đã qua đi, hi sinh của nhân dân Việt Nam, con cháu Bác Hồ đã không là vô ích, ngày 30/4/1975, nước ta giành được độc lập trong nỗi vui mừng khôn xiết của tất cả mọi người. Những tưởng rằng từ đây, cuộc sống hạnh phúc, ấm no của mọi người sẽ không còn là mơ nữa, nhưng không! Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn để lại khiến cho bao nhiêu người dân phải lao đao, những đứa trẻ sơ sinh hay nằm trong bụng mẹ nào có tội tình gì mà phải chịu số phận như thế: dị hình dị dạng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hay là sinh ra lại bị thiểu năng trí tuệ, không phát triển được như người thường! Thật tội nghiệp, chúng chỉ là những nạn nhân của chiến tranh chỉ vì một lý do duy nhất: cha mẹ chúng là kẻ địch của chế độ Mỹ – Diệm hay chỉ đơn thuần là vì người dân nằm trong vùng nghi ngờ của chúng, là những người hít thở bầu không khí đầy chất độc màu da cam. Rồi những người lính cụ Hồ năm xưa bây giờ mỗi khi trời trở gió là lại đau nhức, hậu quả của những viên đạn, quả bom và những hình thức tra tấn dã man của giặc Mỹ. Cùng là con người với nhau, tại sao họ có thể làm được như thế: một bên thì cười vui, lấy việc tra tấn, giết chóc nhân dân Việt Nam và chiến sĩ cách mạng làm niềm vui, một bên thì kiên cường, bất khuất với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vẫn mỉm cười ngạo nghễ dù cho thịt nát, xương tan vẫn không nói nửa lời! Nhìn những hình ảnh đáng sợ trưng bày trong các gian phòng của bảo tàng, không ai có thể tin được rằng chúng ta, một dân tộc với hình thể nhỏ bé lại có thể chịu đựng và vượt qua được. Theo Nhóc, điều đau đớn nhất trong tim người cộng sản, trong tim những người con sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc chính là bị tra khảo bởi những người anh em của mình, những người con Việt Nam lầm đường lạc lối theo địch tàn sát lại chính đất nước của mình. Cùng là người Việt Nam, tại sao lại là kẻ thù của nhau trong chiến tranh? Tất cả là vì nhận thức con người mà thôi, người thì được Đảng giác ngộ, kẻ thì bị lu mờ bởi hào nhoáng của sự giàu sang mà địch quân hứa hẹn mang lại. Càng đi sâu vào bảo tàng, điều ấy càng lộ ra ngày một rõ, tất cả vì lòng tham không đáy của con người! Tại sao lại có những người không còn tính người vì sao họ lại có thể cười khi chụp cạnh một tử thi(tử thi đó là một người dân Việt Nam,là một anh chiến sĩ giải phóng)? Đơn giản vì đó chính là thành quả của họ, bởi vì chính tay họ đã giết hại những người đó, phải chụp hình lưu lại những hình ảnh mà có lẽ chỉ có một mình họ dám làm: Giết người mà vẫn cười vui vẻ, thậm chí còn ganh đua nhau để giết cho đủ số lượng. Thật là kinh khủng! Có đau thương nào to lớn như chiến tranh Việt Nam? Có mất mát nào nhỏ bé hơn chiến tranh Việt Nam? Và cũng có ai vĩ đại như nhân dân Việt Nam, sẵn sàng tha thứ cho những kẻ lầm đường lạc lối quay trở về? Có người mẹ nào có lòng vị tha vĩ đại như người mẹ Việt Nam, có thể tha thứ cho những kẻ đã giết con mình, đẩy con mình vào cảnh máu chảy đầu rơi, làm cho mình rơi vào cảnh sớm hôm một mình neo đơn? Ai có thể hiểu được cho sự tha thứ cao quí ấy? Tại sao khi họ đẩy người dân Việt Nam vào tình cảnh dở sống dở chết ấy, họ không nghĩ một lần về gia đình họ, họ không thể tưởng tượng ra được cảnh không phải là những chiến sĩ cộng sản đang chịu đòn roi, đang chịu bom đạn mà là chính họ đang chịu? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và cũng hàng loạt câu hỏi rơi vào trong im lặng, không có câu trả lời. Tất cả đều được biện minh bằng một ly do duy nhất: Chiến tranh! Phải,chỉ có hai từ “chiến tranh” thôi mà mang lại nhiều đau thương quá, chiến tranh gây mất mát nhiều quá, tổn thương về tinh thần do chiến tranh gây ra đau đớn quá! Nhưng dù sao thì chiến tranh cũng đã qua, chúng ta đang sống và học tập trong thời bình, thành quả mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt những năm dài trường kì kháng chiến, chúng em có nghĩa vụ và bổn phận phải làm cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong các mặt của đời sống và xã hội, và dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh không có nghĩa là để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào quên lãng, mà chúng ta và những thế hệ con cháu sau này càng phải biết về chiến tranh để biết được giá trị của hòa bình, trân trọng từng phút giây mình được sống trên đất nước hòa bình, thống nhất và độc lập!

Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh đã giúp Nhóc không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta, và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải phóng,bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chúng ta như được những ngày hôm nay! Hôm Nhóc đi tham quan, Nhóc rất vui một điều là có rất nhiều người nước ngoài tìm đến tham quan bảo tàng cùng với người dân Việt Nam,Nhóc cảm thấy họ khâm phục nhân dân ta dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, và họ cũng lên án tội án chiến tranh đã gây ra cho một đất nước kiên cường như thế này, đó là nước: Việt Nam!!

Bình luận (0)
DM
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NM
8 tháng 5 2016 lúc 8:23

Đối với mỗi  người chắc hẳn đều có những kỉ niệm không thể nào quên được. Đó có  thể chỉ là những kỉ niệm rất  thân thương nhưng đôi khi cũng chỉ là những kỉ niệm về một tiết học nào đó hay đó là buổi khai giảng đầu  tiên. Tôi cũng có những kỉ niệm như thế nhưng đối với tôi kỉ niệm về buổi chào cờ đầu tiên khi tôi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong tôi những ấn tượng mà tôi không thể nào quên được.

Đó là một buổi sáng thứ hai đầu tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái. Mẹ gọi tôi dậy sớm hơn mọi ngày bởi đây là buổi chào cờ đầu tiên mà tôi được tham dự nên tôi sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thứ đây. Tôi dậy sớm đánh răng rửa mặt ăn nhanh chiếc bánh mì chuẩn bị lại sách vở đồ dùng và quần áo để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như ghế và mũ rồi đến đúng bảy giờ mười lăm phút tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp. Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng tôi về vị trí xếp và thứ  tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi.

 

Cuối cùng công tác chuẩn bị cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to “Chào cờ! Chào”tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.

Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi  khi cô  đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay. Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế.

Những buổi chào cờ như thế luôn để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng, Sau mỗi buổi chào cờ dường  như tôi thấy phấn trấn hơn sảng khoái hơn và sẵn sàng cho những giờ học sau đó.

Bình luận (9)
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
7 tháng 5 2016 lúc 17:15

Trường học nào cũng vậy, như thường lệ cứ đến thứ hai là cả trường lại tổ chức buổi chào cờ đầu tuần để các thầy cô tổng kết hoạt động của tuần học trước và triển khai kế hoạch hoạt động và học tập trong tuần mới.

Sau hai ngày nghỉ là thứ bảy và chủ nhật để thư giãn đầu óc và dành thời gian cho các hoạt động vui chơi, em chuẩn bị cho một tuần học mới và đầu tiên đó là buổi lễ chào cờ vào buổi sáng thứ hai.

Sáng em dậy sớm, chuẩn bị sách vở đầy đủ và không quên mặc quần sẫm mầu với áo trắng là trang phục quy định của nhà trường vào mỗi buổi thứ hai hàng tuần, khăn đỏ, mũ ca nô và ghế nhựa đã được chuẩn bị sẵn sàng. Em đến trường sớm hơn mọi khi vì lớp em hôm nay có lịch trực tuần. Công việc của lớp trực tuần là chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi lễ chào cờ như: khiêng  bàn ghế, chuẩn bị hoa và khăn trải bàn đầy đủ…

Đến lớp các bạn đã đến đông đủ và bắt đầu công tác chuẩn bị, lớp trưởng phân công thành các nhóm mỗi nhóm một việc, nhóm thì khiêng bàn ghế, nhóm chuẩn bị hoa, khăn trải bàn, trống và cờ. Riêng về việc chuẩn bị loa đài thì do quá nặng và cồng kềnh nên cô tổng phụ trách phân các anh chị lớp trên làm giúp. Khi mọi việc đã xong cũng là lúc tiếng trống vào giờ vang lên. Các lớp xếp thành những hàng ngay ngắn với trang phục gọn gàng, đầy đủ mũ ca nô và ghế ngồi. Các thầy cô trong trường cũng ngồi vào đúng vị trí của mình, mỗi lớp có một cờ đỏ sao vàng và biển số lớp được phân cho bạn lớp trưởng cầm.

 

Bạn liên đội trưởng của trường mời thầy cô và các bạn đứng dậy làm lễ chào cờ, tiếng bạn dõng dạc hô to: “Chào cờ! Chào”, các bàn tay phải của các bạn học sinh giơ lên làm đúng động tác chào cờ đã được học từ những lớp dưới, tiếng trống chào cờ đánh đều theo nhịp, tất cả cờ của mỗi lớp được giương cao lên. Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường.

Tiếp đó cô giáo hiệu trưởng lên nhận xét về tình hình học tập của toàn trường và triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần mới. Khi tiếng trống hết giờ vang lên cô ra hiệu lệnh nghỉ và mời các bạn học sinh về lớp để tiếp tục những tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để khiêng bàn ghế và mang đồ dùng về vị trí cũ cho buổi chào cờ tiếp theo. Xong xuôi các bạn về lớp và học những tiết học còn lại.

Buổi chào cờ thực sự rất cần thiết ở mỗi trường học, thể hiện sự trang nghiêm nơi trường lớp. Thông qua đó làm lớn thêm tình yêu Tổ quốc trong mỗi học sinh và học sinh hiểu biết rõ hơn về các hoạt động trong trường.   

Bình luận (0)
NM
7 tháng 5 2016 lúc 17:41

Đối với mỗi  người chắc hẳn đều có những kỉ niệm không thể nào quên được. Đó có  thể chỉ là những kỉ niệm rất  thân thương nhưng đôi khi cũng chỉ là những kỉ niệm về một tiết học nào đó hay đó là buổi khai giảng đầu  tiên. Tôi cũng có những kỉ niệm như thế nhưng đối với tôi kỉ niệm về buổi chào cờ đầu tiên khi tôi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong tôi những ấn tượng mà tôi không thể nào quên được.

Đó là một buổi sáng thứ hai đầu tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái. Mẹ gọi tôi dậy sớm hơn mọi ngày bởi đây là buổi chào cờ đầu tiên mà tôi được tham dự nên tôi sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thứ đây. Tôi dậy sớm đánh răng rửa mặt ăn nhanh chiếc bánh mì chuẩn bị lại sách vở đồ dùng và quần áo để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như ghế và mũ rồi đến đúng bảy giờ mười lăm phút tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp. Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng tôi về vị trí xếp và thứ  tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi.

 

Cuối cùng công tác chuẩn bị cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to “Chào cờ! Chào”tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.

Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi  khi cô  đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay. Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế.

Những buổi chào cờ như thế luôn để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng, Sau mỗi buổi chào cờ dường  như tôi thấy phấn trấn hơn sảng khoái hơn và sẵn sàng cho những giờ học sau đó.

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
TG
9 tháng 4 2022 lúc 17:41

    Từ khi có đại dịch covid -19 , là em phải học online ở nhà . Ban đầu , em cũng cảm thấy vui lắm vì học online được ngủ dậy muộn và không phải lo muộn học .Nhưng có điều ...từ lúc học online thì việc học của em bị lơ đãng , gần như mất kiến thức.Lí do vậy là mổi lần học là em đều vào phòng muộn , trong lúc cô giảng bài em hay làm việc riêng nên không hề chú ý đến bài giảng của cô.Và cứ như thế em dần thấy việc học online chán nản và muốn đi học trực tiếp...Điều đó đã thành hiện thực , khi dịch covid ổn cả rồi , trường em thông báo sẽ bắt đầu đi học lại.Lòng em cảm thấy vui như Tết.Em mong dịch covid sẽ kết thúc nhanh để em không còn phải học online nữa.

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
LD
6 tháng 1 2022 lúc 7:05

Sau khi được học ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên, em nghĩ rằng dù mình là nước nhỏ nhưng vẫn cần phải chống những nước mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

Bình luận (0)
AT
6 tháng 1 2022 lúc 7:09

em mới học lớp 6 à ko bt trả lời

Bình luận (1)
NN
Xem chi tiết
N1
29 tháng 4 2020 lúc 21:21

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.

     Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa