giúp với chiều 2 giờ nộp rồi .sắp tong rồi
đề bài biểu cảm về một khu vười mn giúp Tú với
Giải nhanh giúp mình với nha mn! Sắp nộp bài rồi Cảm ơn mn trước nha!😊
Đề bài : Cảm nghĩ của em về người bạn thân
Ai giúp mk với chiều mai mk phải nộp rồi thanks trước
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp, không thể thiếu trong cuộc sống, bạn bè giúp đỡ ta, động viên khích lệ ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều bạn, nhưng chỉ có một hoặc một vài người bạn thân. Em cũng vậy, đến đây em muốn nói tới Thanh – cô bạn thân nhất của em.
Thanh và em đã học cùng nhau từ hồi lớp Ba và đến bây giờ khi đã học lớp Bẩy hai đứa vẫn học chung một lớp với nhau. Đã gọi là bạn thân thì mức độ thân thiết sẽ hơn rất nhiều những người bạn khác, ban đầu chúng em cũng là những người bạn bình thường như bao người bạn khác, em vốn là một cô bé ít nói, ít nói chuyện với các bạn trong lớp, trong khi đó Thanh là lớp trưởng của lớp, học rất giỏi và tham gia rất nhiệt tình các hoạt động của Đội của trường.
Thế rồi một hôm em bị ốm nặng, phải nghỉ học mất một tuần, Thanh đã thường xuyên đến nhà thăm em và chép bài giúp em đồng thời giảng bài cho em để em nắm được những bài học trên lớp. Và chúng em bắt đầu thân nhau từ hồi đó, qua việc này em cảm nhận được rằng Thanh rất quan tâm đến người khác, không phải vì trách nhiệm của một lớp trưởng mà vốn dĩ Thanh đã là một người như vậy. Một lần, cô giáo phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, Thanh xung phong sẽ ghép thành đôi với em, vì lực học của em cũng khá kém, thế rồi chúng em được cô giáo chuyển chỗ cho ngồi cạnh nhau, tình bạn của hai đứa càng ngày càng trở nên thân thiết.
Em thường xuyên đến nhà Thanh để làm bài tập, đến nhà bạn ấy mới biết không chỉ học giỏi mà Thanh còn rất hiếu thảo với bố mẹ, tuy còn nhỏ tuổi nhưng ngoài giờ học trên lớp Thanh còn giúp đỡ bố mẹ làm một số việc nhà. Chỉ trong một thời gian, lực học của em đã khá hơn rất nhiều và em cũng hòa đồng hơn, tham gia hoạt động của trường nhiều hơn. Từ đấy đến bây giờ, khi đã học lớp Bẩy chúng em vẫn là một đôi bạn thân thiết, chúng em hay đến nhà nhau chơi, bố mẹ em rất quý Thanh và ngược lại bố mẹ em cũng vậy. Bố mẹ hai đứa rất vui vì con mình có một tình bạn đẹp như thế, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Như thế là tình bạn của hai đứa em đã được bốn năm, tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng em hiểu về tính cách của nhau.
Thỉnh thoảng tuy có những cãi vã giận hờn nhưng chỉ một thời gian ngắn là hết và chúng em lại thân thiết như ban đầu. Em rất thích vẽ nên ước mơ trở thành một nhà thiết kế thời trang, còn Thanh, bạn ấy ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn. Và chúng em đang cố gắng hết sức mình để thực hiện ước mơ của riêng mình. Không biết mỗi khi lên lớp mới chúng em có được học cùng nhau nữa không, nhưng cho dù không được học cùng nhau nữa thì tình bạn của hai đứa vẫn vậy. Như câu thơ: “Đã là bạn suốt đời là bạn/ Đừng như sông lúc cạn lúc bồi”. Mỗi khi một trong hai đứa có truyện không vui, thì lại tìm đến đứa kia để kể lể, tìm nguồn động viên, khích lệ.
Thanh là một người bạn tốt và tình bạn của em rất thân thiết. Cuộc sống còn rất nhiều điều đổi thay nhưng mong rằng tình bạn của chúng em sẽ mãi thân thiết như vậy.
Từ khi bước chân vào môi trường học đường, tôi đã được làm quen và tiếp xúc với rất nhiều bạn bè. Mỗi người bạn có một vẻ khác nhau và đối với mỗi người tôi lại dành cho họ những tình cảm quý mến khác nhau. Nhưng trong rất nhiều những người bạn mà tôi quý mến ấy, người bạn mà tôi yêu quý nhất , người luôn đồng hành với tôi trong mọi niềm vui, nỗi buồn , không thể có từ nào thích hợp hơn hai tiếng “bạn thân’ để nói về bạn, đó là Minh Anh. Minh Anh học cùng với tôi ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Tôi và bạn chơi với nhau cũng từ những ngày đó, nhưng để trở thành bạn thân thì tôi không nhớ rõ từ khi nào nữa. Tôi chỉ biết rằng hằng ngày chúng tôi đèo nhau đi học trên một chiếc xe đạp và có tâm sự trong lòng thì người đầu tiên tôi tìm đến là Minh Anh. Minh Anh trong mắt tôi là một cô bạn hết sức dễ thương và đáng mến. Bạn có đôi mắt to, khuôn mặt thanh tú với điểm nhấn là cái mũi dọc dừa xinh xinh. Nhưng có lẽ trong muôn vàn những thứ đáng chú ý ấy thìgây ấn tượng với tôi hơn cả là vầng trán cao biểu lộ sự thông minh, lanh lợi của bạn. Minh Anh học rất giỏi, bạn lại là cây văn nghệ xuất sắc của lớp. Mỗi lần lớp có chương trình văn nghệ thì bạn là người tư tin xung phong đầu tiên. Tôi và các bạn trong lớp đều rất thích nghe Minh Anh hát. Mỗi khi tới lượt bạn biểu diễn thì trong lớp dường như không có lấy một âm thanh nào khác ngoài tiếng hát trong trẻo như chim sơn ca của bạn. Tiếng hát ấy như xua tan hết mọi mệt nhọc sau mỗi giờ Văn, giờ Toán căng thẳng. Tôi quý Minh Anh lắm,may mắn nhất của tôi có lẽ là được làm bạn thân của bạn. Tôi còn tự hào vì có người bạn thân luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác như Minh Anh. Trong lớp, dù chỉ chơi thân với tôi nhưng không có nghĩa là bạn không hòa đồng với mọi người. Nhắc đến Minh Anh, không ai có thể quênđược hình ảnh cô lớp phó học tập gương mẫu. Nhìn khuôn mặt bạn lấm tấm mồ hôi mà vẫn say sưa giảng lại mấy bài tập khó cho các bạn trong lớp, tôi càng thêm khâm phục và yêu quý bạn hơn. Nhiều lúc chúng tôi cứ ngỡ Minh Anh chính là cô giáo nhỏ của mình. Dáng người nhanh nhẹn với nụ cười luôn thường trực trên môi cũng không che lấp được hoàn cảnh khó khăn của bạn. Nhà Minh Anh không khá giả lắm. Lại là chị lớn trong gia đình nên hàng ngày bạn phải phụ giúp ba mẹ trông nom quán ăn nhỏ. Thời g ian dành cho việc học không có nhiều mà bạn vẫn học rất giỏi, tôi hiểu bạn đã khéo léo biết bao trong việc sắp xếp một thời gian biểu phù hợp. Thương biết bao nhiêu cái dáng h ình nhỏ bé mà vẫn nhanh nhẹn bưng đồ ăn cho khách của bạn. Những lúc chúng tôi tới quán, dù mệt nhọc, Minh Anh vẫn rất hồ hởi. Có lần bạn cười bảo: “phụ quán cũng có thú vui của nó, bây giờ nếu bảo mình nghỉ làm chắc mình không chịu được đâu”. Tôi càng yêu hơn cái nghị lực phi thường của bạn. Dù bận rộn là vậy mà Minh Anh vẫn dành thời gian giúp đỡ tôi trong học tập. Có một lần tôi bị bệnh nằm ở nhà cả tuần, vậy là cả tuần Minh Anh chép bài rồi lại qua giảng bài cho tôi. Bạn muốn chắc chắn rằng sau một tuần nằm giường bệnh, khi đi học trở lại, tô i vẫn theo kịp tiến độ của lớp. Tôi biết ơn Minh Anh nhiều lắm. Lúc nào tôi cũng tự nhủ phải thật cố gắng để đáp lại xứng đáng những gì mà bạn đem lại cho tôi. Tôi hi vọng sẽ mãi mãi được chơi cùng, học cùng với Minh Anh. Có bạn là bạn thân, tôi biết tôi ngày càng sống tốt và hoàn thiện mình hơn. Cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi người bạn tuyệt vời như vậy. Chìm trong hạnh phúc của tình bạn, tôi không quên phải luôn cố gắng để gìn giữ và làm cho tình bạn ấy ngày càng bền vững và thắm thiết hơn
Mỗi chúng ta đều có rất nhiều người bạn, nhưng người bạn thân yêu nhất thì chỉ có một. Đối với tôi người bạn thân yêu nhất chính là Diệp, người bạn cạnh nhà và học với tôi từ lớp 1.
So với tôi thì Diệp nhỏ hơn tôi, khuôn mặt bạn bầu bĩnh, đầy đặn trông rất đáng yêu. Với làn da ngăm đen khỏe khoắn, mái tóc dài óng ả, Diệp luôn chiếm được tình cảm của mọi người. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Bạn sở hữu một chiếc mũi dọc dừa và hàm răng trắng muốt với chiếc răng khểnh rất duyên. Diệp là người rất hiếu động và năng nổ, các hoạt động của lớp bạn đều tham gia một cách nhiệt tình.
Trong giờ học bạn hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Bạn thường mở đầu câu chuyện bằng lối kể rất hài hước: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chúng tôi cứ lăn ra cười còn Diệp thì cứ tỉnh như bơ. Bạn có cách kể chuyện rất hấp dẫn nên những câu chuyện dù đã được nghe những chúng tôi vẫn lắng nghe từng câu tùng chữ của bạn.
Không chỉ có tài năng ở cách kể chuyện, tài năng ca hát, biều diễn trò chơi của bạn cũng rất thú vị. Bạn thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi khi xem bạn biểu diễn, chúng tôi đều nhận được một trận cười nứt nẻ.
Không chỉ có các bạn trong lớp mà tất cả các bạn trong trường và các thầy cô giáo đều yêu quý Diệp.
Niềm vui của chúng tôi sẽ mãi mãi được nhân lên nếu hàng ngày được gặp bạn. Nhưng một điều không may đã đến vào cái ngày định mệnh ấy. Chiếc ô tô chạy ngang qua con đường hàng ngày chúng tôi đi học đã vô tình cướp đi người bạn yêu quý của tôi. Nhìn thấy bạn nằm bên đường người đầy máu, tôi không còn tin vào mắt mình nữa. Bạn tôi đã thật sự ra đi mãi mãi, tôi như gặp phải cú sốc quá lớn trong nhiều tháng liền. Một thời gian dài trải qua mất mát quá lớn, tôi cũng quen với việc đi học không có bạn, và bắt đầu bình tâm trở lại. Dù bạn đã đi xa, nhưng những kỉ niệm về bạn vẫn luôn trong tâm trí tôi.
Cuộc sống của tôi sẽ rất vui nếu như Diệp vẫn cùng tôi đến trường, rồi sau này khi xa mái trường ấy, đến với những người bạn mới nhưng những hình ảnh vè Diệp mãi trong tâm trí tôi, Diệp mãi là người bạn mà tôi yêu quý nhất.
Mâý bạn giúp mình câu 1c với bài 2 giúp mình nha. Mình sắp nộp bài rồi ;-; mình cảm ơn nhiều!
Bài 1:
a: Xét ΔABI và ΔACI có
AB=AC
AI chung
BI=CI
Do đó: ΔABI=ΔACI
Mn làm giúp mik với….sắp tới hạn nộp bài tập rồi
\(3\sqrt{6^2.2}-\dfrac{2}{5}\sqrt{10^2.2}+\sqrt{8^2.2}=18\sqrt{2}-4\sqrt{2}+8\sqrt{2}=22\sqrt{2}\)
Viết 1 bài văn biểu cảm về loài cây em yêu. (vd như : tre, dừa, chuối, gạo, đa, ...)
mn giúp mình với, mai mình phải nộp rồi.
à quên, ko chép mạng nha mn.
Phượng gắn bó thiết thân với bao lứa tuổi học trò nhưng lạ quá phải đến con mắt thơ của Xuân Diệu thì loài hoa mới khoác thêm một cái tên mới - hoa học trò. Cái tên đẫm chất thơ và gói trong nó bao nỗi niềm tâm sự của những năm tháng đẹp nhất đời người, của một quãng đời lắm mơ nhiều mộng, đâu dễ gì quên.
Cái màu đỏ nồng nàn của hoa phượng tự bao giờ đã là tín hiệu của mùa hè. Cái tín hiệu không lời, trữ tình và da diết ấy đủ làm ta xôn xao mất ngủ vì nó đã chạm vào phần nhạy cảm nhất của trái tim: kỷ niệm. Ngược về những vùng trời kỷ niệm ta hồ như không sao nhớ nổi hoa phượng đã cất giữ bao nhiêu câu chuyện riêng tư của mình. Có phải hoa phượng can dự quá sâu sắc vào những trái tim dễ vỡ học trò nên giây phút chia tay ngày nọ cả phượng và ta và người ấy mắt cùng đỏ hoe?
Đi giữa mùa phượng nở, ta chợt nhớ về mùa hạ cuối cùng của thời học sinh nơi ngôi trường cũ. Trường Trần Quốc Tuấn xinh xắn, yên bình nằm giữa cánh đồng bát ngát xanh của huyện Phú Hòa, Phú Yên. Ta đã có những năm tháng đẹp như cổ tích dưới mái trường huyện ấy. Năm 12 gõ cửa, bạn bè đứa nào cũng muốn níu giữ thời gian, níu giữ những kỷ niệm rất đỗi hồn nhiên của cái tuổi cắp sách tới trường. Đến lớp đứa nào cũng luôn mồm kêu lo nhưng lớp vẫn rộn tiếng cười và những trò nghịch ngợm. Hình như những ngày cuối cấp, mọi người sống với nhau chân tình và gần gũi hơn.
Bọn con trai giờ ra chơi trèo phượng vĩ hái cho con gái những nón hoa rực lửa. Rồi những bàn tay khéo léo ép những cánh hoa thành những chú bướm xinh xinh mang hình nỗi nhớ làm quà lưu niệm. Thầy chủ nhiệm suốt ngày nhắc học mà dường như vẫn có ánh mắt mơ màng, đôi tai lắng nghe mùa hạ ào về cửa lớp...
Đã trưa, tan trường! Vạt áo dài trắng nữ sinh lướt trên thảm hoa đỏ, phượng nhón gót nhìn theo. Có phải vì người ấy mà phượng cũng vương chút buồn, chút nhớ. Phượng cũng giống như học trò, cũng không muốn chia tay, cũng không muốn ở lại một mình giữa sân trường vắng lặng, vì như thế, phượng cũng cô đơn lắm! Liệu có ai hiểu được phượng chăng?
Chia xa thời học sinh hoa mộng, ta bước vào cuộc đời sinh viên nhiều khát khao, ước vọng nhưng vẫn không bỏ được cố tật lãng mạn vu vơ. Vẫn giữ thói quen rong ruổi tìm chùm hoa phượng đầu mùa. Và nhờ niềm yêu thích kỳ quặc đó mà ta có em, kẻ có cùng hội chứng hâm hâm như ta. Chùm phượng vĩ nào ngập ngừng trên tay anh khi tặng hoa cho em, gấp gáp nhịp đập khi anh thổ lộ lời muốn nói, hạnh phúc khi sánh bước bên nhau. Rồi chùm phượng nào rụng tả tơi điên dại khi em rời xa anh mà không một lời giải thích.
Phượng đã chứng kiến tất cả chuyện tình yêu của chúng mình, lặng lẽ và suy tưởng, an nhiên và độ lượng. Độ lượng như cuộc sống vốn vậy. Trong cuộc đời này, mọi thứ đều có thể xảy ra, điều quan trọng là thái độ của chúng ta về nó như thế nào. Sau những ngày bão tố, mặt biển lòng anh trở lại phẳng lặng, bình yên lạ kỳ. Rất có thể phượng đã cho anh những bài học chiêm nghiệm về cuộc đời. Cảm ơn một loài hoa...
Đi qua những mùa phượng nở, ta như đi qua những cung bậc của tuổi tác. Ta yêu sắc hoa mộng mị, trinh nguyên tuổi học trò, màu hoa thâm trầm, sâu sắc ngày ta lớn lên trong tình yêu. Và ta sẽ tiến những bước dài trong nhận thức khi trong tim có một tình yêu luôn bập bùng lửa phượng...
Cơ chừng phượng đã có ngàn tuổi trên mặt đất này, gắn bó thiết thân với bao lứa tuổi học trò nhưng lạ quá phải đến con mắt thơ của Xuân Diệu thì loài hoa mới khoác thêm một cái tên mới - hoa học trò. Cái tên đẫm chất thơ và gói trong nó bao nỗi niềm tâm sự của những năm tháng đẹp nhất đời người, của một quãng đời lắm mơ nhiều mộng, đâu dễ gì quên.
Cái màu đỏ nồng nàn của hoa phượng tự bao giờ đã là tín hiệu của mùa hè. Cái tín hiệu không lời, trữ tình và da diết ấy đủ làm ta xôn xao mất ngủ vì nó đã chạm vào phần nhạy cảm nhất của trái tim: kỷ niệm. Ngược về những vùng trời kỷ niệm ta hồ như không sao nhớ nổi hoa phượng đã cất giữ bao nhiêu câu chuyện riêng tư của mình. Có phải hoa phượng can dự quá sâu sắc vào những trái tim dễ vỡ học trò nên giây phút chia tay ngày nọ cả phượng và ta và người ấy mắt cùng đỏ hoe?
Đi giữa mùa phượng nở, ta chợt nhớ về mùa hạ cuối cùng của thời học sinh nơi ngôi trường cũ. Trường Trần Quốc Tuấn xinh xắn, yên bình nằm giữa cánh đồng bát ngát xanh của huyện Phú Hòa, Phú Yên. Ta đã có những năm tháng đẹp như cổ tích dưới mái trường huyện ấy. Đến lớp đứa nào cũng luôn mồm kêu lo nhưng lớp vẫn rộn tiếng cười và những trò nghịch ngợm. Hình như những ngày cuối cấp, mọi người sống với nhau chân tình và gần gũi hơn.
Bọn con trai giờ ra chơi trèo phượng vĩ hái cho con gái những nón hoa rực lửa. Rồi những bàn tay khéo léo ép những cánh hoa thành những chú bướm xinh xinh mang hình nỗi nhớ làm quà lưu niệm. Thầy chủ nhiệm suốt ngày nhắc học mà dường như vẫn có ánh mắt mơ màng, đôi tai lắng nghe mùa hạ ào về cửa lớp...
Đã trưa, tan trường! Vạt áo dài trắng nữ sinh lướt trên thảm hoa đỏ, phượng nhón gót nhìn theo. Có phải vì người ấy mà phượng cũng vương chút buồn, chút nhớ. Phượng cũng giống như học trò, cũng không muốn chia tay, cũng không muốn ở lại một mình giữa sân trường vắng lặng, vì như thế, phượng cũng cô đơn lắm! Liệu có ai hiểu được phượng chăng?
Chia xa thời học sinh hoa mộng, ta bước vào cuộc đời sinh viên nhiều khát khao, ước vọng nhưng vẫn không bỏ được cố tật lãng mạn vu vơ. Vẫn giữ thói quen rong ruổi tìm chùm hoa phượng đầu mùa. Và nhờ niềm yêu thích kỳ quặc đó mà ta có em, kẻ có cùng hội chứng hâm hâm như ta. Chùm phượng vĩ nào ngập ngừng trên tay anh khi tặng hoa cho em, gấp gáp nhịp đập khi anh thổ lộ lời muốn nói, hạnh phúc khi sánh bước bên nhau. Rồi chùm phượng nào rụng tả tơi điên dại khi em rời xa anh mà không một lời giải thích.
Phượng đã chứng kiến tất cả chuyện tình yêu của chúng mình, lặng lẽ và suy tưởng, an nhiên và độ lượng. Độ lượng như cuộc sống vốn vậy. Trong cuộc đời này, mọi thứ đều có thể xảy ra, điều quan trọng là thái độ của chúng ta về nó như thế nào. Sau những ngày bão tố, mặt biển lòng anh trở lại phẳng lặng, bình yên lạ kỳ. Rất có thể phượng đã cho anh những bài học chiêm nghiệm về cuộc đời. Cảm ơn một loài hoa...
Đi qua những mùa phượng nở, ta như đi qua những cung bậc của tuổi tác. Ta yêu sắc hoa mộng mị, trinh nguyên tuổi học trò, màu hoa thâm trầm, sâu sắc ngày ta lớn lên trong tình yêu. Và ta sẽ tiến những bước dài trong nhận thức khi trong tim có một tình yêu luôn bập bùng lửa phượng...
Bài của cô mik đọc cho ấy :))
[Các bạn giúp mình với ~ Vài ngày nữa là mình phải nộp bài rồi . Mong các bạn giúp đỡ ^^]
Đề 1 : Biểu cảm về bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan
Đề 2 : Biểu cảm về bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh
(Không được cóp trên mạng xuống nhé ! Các bạn làm đề 1 hoặc đề 2 cũng được . Cám ơn nhiều )
Đề 2:
Ánh trăng luôn là đề tài bất tận của những nhà thi sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Mỗi ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Tùy vào ánh nhìn của từng người và ý nghĩa của ánh trăng lại hiện lên một cách khác nhau. Có những khi, ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của những nhà thơ yêu thiên nhiên bởi ánh trăng khi đổ xuống vạn vật chúng tạo nên những dòng suối vàng, tưới vào lòng người những ánh vàng, làm cho bao nhiều mệt mỏi như tan biến. Trong cuộc sống, , đã từng có rất nhiều nhà thơ cũng dùng ánh trăng để diễn tả tình cảm của mình, ví như ánh trăng tỏng những câu thơ của Lí Bạch để nhớ tới cố hương. Và với em, bài thơ” Cảnh khuya” của hồ chí minh là một trong những bài thơ hay nhất. bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của người thi sĩ đã lay động vào tận trong tâm khảm của mỗi người.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp so sánh. Giữa khung cảnh thiên nhiên, tiếng suối róc rách chảy trong cái tĩnh lặng của cả không gian được tác giả miêu tả như tiếng hát nơi xa xa. Tác giả gọi đó là tiếng hát bởi tiếng suối vang một cách có nhịp điều, cộng thêm tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả thì những âm thanh đó đã trở thành vẻ đẹp của âm thanh, của cả thiên nhiên giữa vùng rừng núi hoang sơ. Hoàn cảnh diễn ra bài thơ là khi tác giả đang sống tại vùng núi rừng Việt Bắc, hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp. Đây là khoảng thời gian chiến đấu ác liệt. Thế nhưng trong điều kiện gian khổ như vậy, nhưng tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên chưa bao giờ cạn Nhìn cảnh sắc buổi đêm trong rừng, vốn dĩ chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh hoang vu, lạnh lẽo, cây cối mọc rậm rạp và có gì đó đáng sợ. Thế nhưng, qua những vần thơ của Bác, hình ảnh của cả khu rừng lại hiện lên một cách đầy thi vị, đầy sức sống mãnh liệt qua con mắt của những nhà thơ.
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Đây là câu thơ có giá trị nhất trong cả bài thơ. Cả cánh rừng như đang được tắm trong ánh trăng vàng lộng lẫy, vàng ấm áp. Hình ảnh hiện lên trong mắt người đọc một cách thật tự nhiên. Câu thơ có thể hiểu bằng hai cách. Cách thứ nhất đó là những giọt vàng chiếu xuống cả cánh rừng, ánh trăng vào rơi xuống tán cây cổ thụ. Nhưng giữa những tán lá lại có những khe hở, ở đó, những ánh trăng vàng lại tiếp tục soi bóng xuống những bông hoa nhỏ hơn ở phía dưới tán cây. Từng lớp, từng lớp hiện lên như hai lớp trăng vàng nhuộm lên những nhánh cây, nhánh cỏ. câu thơ đã được tác giả sử dụng những biện pháp lấy động để tôn lên vẻ đẹp của cái tĩnh. Những điều đó đã khiến cho hình ảnh của cánh rừng Việt Bắc càng hiện lên một cách rõ ràng và sinh động. cách hiểu thứ hai của câu thơ trên, vẫn là những ánh trăng vào chiếu xuống tán cây cổ thụ, , sau đó, những bóng cây ấy in xuống mặt đất, tạo thành những hỉnh ảnh trên nền đất giống như hình ảnh của những bông hoa hiện lên một cách thật đẹp, thật tự nhiên. Và ngẫu nhiên, vào giữa buổi khuya tĩnh lặng, chúng ta lại được nhìn thấy những bông hoa được tưới đẫm ánh trăng vàng. . không chỉ là hình dạng đẹp, câu thơ còn như vẽ lên trong mắt người đọc những sắc màu vẽ, những khối màu do tạo hóa tao nên một cách tự nhiên và vẫn hiện lên thật là đẹp. có màu vàng của ánh trăng, màu đen của bóng cây in xuống mặt đất và màu xám của những khoảng màu bị lồng vào nhau. Tự nhiên như là người thợ tài ba đã vẽ nên những hình ảnh trong không gian tĩnh lặng, một cách ngẫu nhiên nhưng lại đẹp vô cùng.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nếu như hai câu thơ đầu là hai câu thơ tập trung miêu tả cảnh thì hai câu thơ tiếp theo lại miêu tả con người. Giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp, mĩ lệ ấy hiện lên hình ảnh của một người. Và đó chính là tác giả của bài thơ- chính là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Giữa những lúc việc kháng chiến vẫn còn đang đè nặng lên tâm trí thì Người vẫn chưa thể ngủ được. Hình ảnh của con người ấy tuy chỉ có một mình nhưng không hề cô độc bởi Người vẫn còn có ánh trăng, , có cỏ cây hoa lá bầu bạn với mình. Trong khung cảnh ấy, đáng lẽ ra Người phải rất vui mừng khi được chứng kiến những cảnh tượng của thiên nhiên kì vĩ. Thế nhưng dù hình ảnh của thiên nhiên có đẹp nhưng trong tâm trí của người nghệ sĩ thì những lo toan dành cho cuộc kháng chiến sắp tới. nỗi lo nước nhà đè nặng lên đôi vai của người làm cho Người không thể nào có thể hoàn toàn đắm chìm trong cảm xúc của người nghệ sĩ được.
Tóm lại, tuy chỉ với bốn câu thơ nhưng bài thơ đã hiện lên trong lòng người đọc không chỉ là không gian núi rừng Việt Bắc hùng vĩ mà còn là hình ảnh của Bác Hồ- vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Qua đây, chúng ta lại càng cảm mến và biết ơn với những hi sinh mà Người dành cho dân tộc.
Bài làm
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Biểu cảm về bài thơ "Cảnh khuya"
Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, Bác đã sáng tác rất nhiều thơ, nhưng trong số đó, em thích nhất là bài thơ “Cảnh khuya”. Bài thơ thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Trong đêm khuya thanh vắng, tiếng suối ở đây không phải ào ạt như thác chảy, cũng không róc rách nhưng tiếng nước nhỏ giọt mà ngược lại, đây là tiếng âm thanh rì rầm từ xa vọng đến, nghe như một bản nhạc du dương không người đánh mà do chính mẹ thiên nhiên đang hát ru cho những đứa con bé bỏng của mình ngủ yên. Cảm nhận của Bác thật tinh tế và độc đáo, chỉ là tiếng nước chảy mà Bác lắng nghe như tiếng hát từ xa vọng lại. Với cách so sánh này, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang đầy sức sống ấm áp của con người. Điều này giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn nghệ sĩ của Bác. Dưới ngòi bút tài hoa và tình yêu thiên nhiên say đắm của mình, Người đã giúp cho mỗi chúng ta cảm nhận được sự ngọt ngào, du dương của tiếng suối chảy về đêm.
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Hiện ra trước mắt ta là một bức tranh cảnh vật huyền ảo, thơ mộng. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là ánh trăng chiến khu. Ánh trăng sao mà sáng và đẹp thế! Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung, len lỏi xuyên qua kẽ lá rồi in bóng xuống mặt đất tạo thành những đốm sáng lung linh như hoa. Trăng âu yếm, hòa quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ôi! thiên nhiên của đất nước mình đây sao? Bức tranh có trăng, cây, hoa và lá, nhưng bức tranh sống động, bức tranh mang màu sự sống mãnh liệt là nhờ vào tài miêu tả này của Bác. Chỉ đọc thơ thôi mà em tưởng như cảnh thơ đang hiện lên mờ ảo trước mắt mình, lại có khi mơ màng như mình cũng đang đứng trong không gian ấy như Bác.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ được vì cảnh đẹp. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết:
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hóa ra, không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đọc đến đây, ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác – một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Vì đất nước, Bác có thể hi sinh tất cả. Đã bao đêm Bác thao thức, đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Bác vẫn tinh tế cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên.. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác.
“Cảnh khuya” là một bài thơ hay. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của dân tộc ta. Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có dc sự cảm nhận tinh tế đến nhường ấy.
help me, pls. Sắp đến giờ nộp bài rồi, các bn giúp mình với
c: Trường hợp 1: n=2k
\(\Leftrightarrow n\left(n+2017\right)=2k\left(2k+2017\right)⋮2\)
Trường hợp 2: n=2k+1
\(\Leftrightarrow n\left(n+2017\right)=\left(2k+1\right)\left(2k+2018\right)⋮2\)
Đề bài: PBCN về ngôn ngữ giao tiếp của lớp thanh thiếu niên hiện nay trên các trang MXH.
Help me!!! Sắp phải nộp rồi mà cái đề này thì khó quá!
Giúp mình với! Cảm ơn rất nhiều!
Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt trong cơ chế thị trường thời mở cửa. Trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng. Việc phát triển vốn từ vựng theo nhiều hướng khác nhau. Tiếng Việt có thể vay mượn, hoặc tổ chức lại những yếu tố đã có để tạo ra từ mới. Hoặc tự sáng tạo ra từ ngữ có nghĩa mới.
Không thể phủ nhận sự đóng góp thiết thực về ngôn ngữ của giới trẻ. Song, nó cũng gây ra những hệ lụy to lớn đối với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng Internet,ngôn ngữ “chát” cũng đã ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ này, ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.
Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có mặt tích cực đáng kể. Trước hết nó đã đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp hiện nay. Nhất là trong các lĩnh vực hoạt động kinh, xã hội, nghiên cứu khoa học và điều hành xã hội nói chung. Đồng thời, nó làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn.
Cũng không thể phủ nhận rằng, có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Sự phát triển ngôn ngữ trong thời đại mới giúp cho vấn đề giao tiếp trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một lớp từ ngữ mới của thời đại công nghệ thông tin ra đời không dựa trên nguyên tắc cấu thành ngôn ngữ. Nó được sử nhiều trong giới trẻ hiện nay làm mất đi sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.
Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng“nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ của tiếng Việt.
Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”.
Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác. Người có lời nói thô tục, thiếu chân thực thường không được mọi người yêu thương, hợp tác hay giúp đỡ. Họ còn bị xa lánh, bị xua đuổi trong cộng đồng.
Từ việc lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng lệch lạc theo đó. Họ thường tỏ vẻ ta đây, khó chịu với người khác. Họ thường ghét nhưng gì thuộc về cái đẹp, cái chuẩn mực. Họ thương kết giao với những người thấp kém, tầm thường. Sớm muộn gì họ cũng tự rơi vào hố sâu của các tệ nạn xã hội mà thôi.
Giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm đến ngôn ngữ giao tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời nói của giới trẻ ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn.
Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.
Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.
Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó, nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.
Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp hơn nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.
Góp ý, điều chỉnh những hành vi lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp của bạn bè. Vận dụng ngôn ngữ mới nhưng không lạm dụng nếu Tiếng Việt có từ tương tự. Rèn luyện ý thức trân trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó, bản thân giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại.
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG THẦM LẶNG (ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ)
giúp mình với ngày mai mình phải nộp rồi