Những câu hỏi liên quan
NA
Xem chi tiết
PT
4 tháng 8 2017 lúc 17:17

-Tác động của tình hình thế giới: sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước đế quốc đứng đầu là Mĩ đã phát động “chiến tranh lạnh” để chống lại Liên Xô & các nước XHCN. Mĩ & Tây Âu tiến hành bao vây, cấm vận, chính sách cô lập về chính trị đối với Liên Xô & các nước XHCN. Mĩ & Tây Âu chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Liên Xô & các nước XHCN.

-Tác động của tình hình trong nước: sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô chịu những tổn thất rất nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc bị tàn phá, gần 32000 nhà máy xí nghiệp, và 65 km đường sắt bị tàn phá. Chiến tranh đã làm cho kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

*Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Xô Viết nhân dân Liên Xô đã vượt qua những tác động đó trong những năm 1945-1950 và đat những thành tựu to lớn:

+Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

+Đến 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.

+Đời sống nhân dân được cải thiện.

+Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.

Bình luận (0)
DH
15 tháng 10 2018 lúc 19:10

*Tình hình TG:

-Các cường quốc công nghiệp, đứng đầu là Mỹ phát động " Chiến tranh lạnh" nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN

- Mỹ & Tây Âu tiến hành cấm vận, bao vây, thực hiện chính sách cô lập về chính trị với Liên Xô và các nước XHCN

- Mỹ và Tây Âu chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN

* Tình hình trong nước:

- Tuy là nước chiến thắng sau chiến tranh TG thứ 2, nhưng Liên Xô vẫn chịu những tổn thất rất nặng nề

+ Hơn 27 triệu người chết

+ 1710 thành phố , hơn 70000 làng mạc đã bị tàn phá

+ Gần 32 000 nhà máy, xí nghiệp và 65 000 km đường sắt đã bị phá hủy

+ Chiến tranh đã làm nền kinh tế liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

-Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước Xô Viết, ND Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước

-Trong q trình xây dựng lại Tổ quốc, ND Liên Xô dã đạt được nhưng thành tựu quan tranh sau:

+ Hoàn thành kế hjach 5 năm lần thư 4, vượt mức trước thời hạn là 9 tháng

+ Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, sản xuất nông nghiệp cũng tăng vượt mức

+ Đời sống ND dược cải thiện

+ Năm 1949: chế tạo thành công bom nguyên tử

Bình luận (0)
YB
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TH
18 tháng 11 2019 lúc 15:32

Việt Nam là quốc gia chịu hậu quả mạnh của chiến tranh lạnh

Chính trị quân sự:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn là một cuộc chiến nóng giữa lòng chiến tranh lạnh, thể hiện sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.

- Ảnh hưởng lớn đến quá trình thống nhất, phát triển của Việt Nam, gây nên nhiều thiệt hại về người và của cũng như những ảnh hưởng lâu dài trên đất nước Việt Nam.

Quan hệ đối ngoại:

- Quan hệ đối ngoại của Việt Nam chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu, các nước đang đấu tranh chống thực dân đế quốc. Với các quốc gia khác rất hạn chế hoặc không thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là các nước tư bản ở châu Âu.

- Trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ Việt Nam và các nước trở nên căng thẳng trong thời gian Việt Nam diễn ra chiến tranh kháng Mỹ.

- Sau khi thống nhất, quan hệ Việt Nam và Đông Nam Á càng trở nên phức tạp khi Việt Nam đưa quân giúp nhân dân Campuchia giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol-pốt.

Quan hệ kinh tế

- Vì nằm trong khối các nước xã hội chủ nghĩa, tác động từ học thuyết domino nên Việt Nam bị Mỹ cấm vận kinh tế rất nặng nề, nước ta không có nhiều điều kiện giao lưu buôn bán, thương mại hợp tác kinh tế với các quốc gia ngoài khối xã hội chủ nghĩa.

Nhìn chung, chiến tranh lạnh tác động đến mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nước ta trong suốt nửa sau thế kỷ XX.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DB
Xem chi tiết
MV
13 tháng 7 2018 lúc 21:03

Phân tích khổ đầu chủa bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai

Mùa xuân là chim hót trên cành cây

Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai

Thoáng trên mắt môi bao nụ cười...

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ’’ của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và “sống” hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái “nhỏ” ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ!tiếng hát vui say

Con chim chiền chiện

Trên đồng lúa chiêm

Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: “Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!”.

“Từng giọt long lanh”... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và “trông thấy” được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái “lộc” của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc “Mùa xuân nho nhỏ”, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

Bình luận (0)
TS
14 tháng 7 2018 lúc 7:27

"Mọc giữa dòng sông xanh,

Một bông hoa tím biếc".

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời".

"Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

+ Đảo từ 'mọc' lên đầu câu, nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của bông hoa tím nhỏ bé

+ Nhân hóa: gọi chim 'ơi' như gọi một người bạn thân thiết của mình thể hiện sự yêu mến thiên nhiên của tác giả

+) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Tiếng hót của chim trở thành những'giọt long lanh rơi'. Lúc này t/g không chỉ còn cảm nhận tiếng chim bằng mắt nữa mà còn bằng cả xúc giác.Tiếng chim thật xúc động, đẹp và ấn tượng biết chừng nào

Qua đó ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu mến, nâng niu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất trời của Thanh Hải

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
HS
16 tháng 4 2018 lúc 12:16

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)
HS
16 tháng 4 2018 lúc 12:09

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

Bình luận (0)
HS
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:

Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhất
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
TV
4 tháng 12 2019 lúc 15:17

Hai câu thơ đầu cất lên như chính tiếng long của người chí sĩ, ông xem việc ngồi tù rât bình thường:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Đấng nam nhi sinh ra trên đời này phải làm việc lớn, phải gánh vác trọng trách của đất nước, vì nhân dân mà phấn đấu và cố gắng hết mình. Phan Bội Châu xem việc ở tù như việc đi mỏi chân thì ngồi nghỉ. Tâm thế rất điềm tĩnh, không hề nao núng và lo sợ. Đây chính là nhân cách và phẩm giá của một anh hùng trong thiên hạ.Người chí sỹ vẫn tự nhận thấy mình vẫn « hào kiệt » và « phong lưu », vẫn có thẻ dời non lấp biển, có thể đi khắp năm châu nên chỉ một phút sa cơ như thế này sẽ không bao giờ làm giảm chí lớn. Ở tù không phải là việc gì đó lớn lao, không cần phải bận tâm quá nhiều, coi như sa cơ lỡ bước một lúc, coi như đây là thời gian đẻ nghỉ ngơi, để có thể bàn mưu tính nghiệp lớn sau này. Hai câu thơ hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau làm nổi bật hình ảnh người chí sỹ yêu nước có tâm thế vững vàng.

Hai câu tiếp theo, Phan Bội Châu nhìn lại cuộc đời mình ở hiện tại và ở quá khứ với một tư thế bình tĩnh :

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

Mặc dù ở tù nhưng người chí sĩ vẫn luôn hướng về đất nước đang chịu cảnh nô lệ, lầm than. Ông ngẫm cảnh đời mình phiêu bạt năm châu bốn biển và ngẫm cảnh đất nước chìm trong máu và nước mắt. Giữa đất trời rộng lớn, chẳng có một nói nào gọi là nhà, chẳng có một nơi nào mà người chí sỹ có thể nghỉ một giây, một lát. Sự cô đơn, lạc lõng trong con đường cứu nước cứu dân. Bế tắc rơi vào bế tắc khi thân mang trọng tội. Hai từ « đã » và « lại » được đặt ở đầu câu đã như nhấn mạnh và cứa sâu hơn nữa nỗi lòng của người chí sĩ. Đã nước mất nhà tan lại còn mang tội trong người. Sự xót xa, niềm nhớ thương về đất nước cứ cuộn cuộn chảy trong trái tim của người anh hùng.

Tiếp nối giọng điều trầm lắng, da diết ở hai câu thơ trên, mạch cảm xúc bỗng nhiên chuyển đỏi đột ngột ở hai câu tiếp theo :

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Hai câu thơ cất lên từ chính trái tim của Phan Bội Châu chính là lý tưởng, là lẽ sống, là con đường mà ông đã lựa chọn để cứu dân cứu nước. Tác giả dùng từ « bủa tay » khẳng định chắc nịch và mạnh mẽ lý tưởng ấy. Ông muốn ôm lấy dân lấy nước, muốn có thể dùng chút sức lực của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. TRong nhân gian, thế sự đổi thay, kẻ thù đã gây nên bao nỗi đau mát mát và chính cuộc đời Phan Bội Châu cũng phải chứng kiến nhiều đau thương nhưng ông vẫn luôn lạc quan và kiên cường. Đây chính là tinh thần đáng ngưỡng mộ, đáng học hỏi của Phan Bội Châu.

Dẫu mát mát và gian nan còn nhiều nhưng ý chí và quyết tâm của người chí sĩ yêu nước vẫn còn vang vọng cùng non sông, đất nước. Đúc kết ở hai câu thơ cuối chính là hoài bão lớn lao của ông :

Thân này hãy còn, còn sợ nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

Câu thơ như một lời thề sắt son, như một lời tuyên ngôn của một người đang chịu cảnh lao tù tăm tối. Nhưng dường như chốn ngục tù ấy không thể giam cầm nổi một con người, một tấm lòng trung đối với đất nước. Ông khẳng định rằng chỉ còn mình đang sống thì sự nghiệp cứu đất nước sẽ vần còn đó. Ông sẽ dốc hết sức lực của mình để hoàn thành sự nghiệp đó. Những nguy hiểm, gian lao đối với Phan Bội Châu không là vấn đề gì. Tinh thần bất khuất, khảng khái, không sợ hiểm nguy ấy của Phan Bội Châu khiến người đọc cảm phục trước một tấm lòng trung cao thượng.

Bài thơ « Vào nhà ngục quảng đông cảm tác » khiến cho người đọc ngưỡng mộ, khuất phục trước một hình ảnh Phan Bội Châu kiên cường bất khuất. Đất nước chúng ta có được hòa bình như hôm nay chính là nhờ công sức của những người như Phan Bội Châu.

Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
4 tháng 12 2019 lúc 17:09

I. Mở bài

- Trình bày khái quát những nét chủ yếu nhất về cuộc đời và sự nghiệp Phan Bội Châu: Đôi nét về cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp văn chương…

- Giới thiệu khái quát nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác : Bài thơ ấy là tiêu biểu cho phong thái ung dung, kiên cường và khí phách Phan Bội Châu

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”: Hoàn cảnh nhân vật trữ tình ở tù nhưng cái cốt cách hào kiệt, phong thái phong lưu vẫn còn

⇒ Từ hán Việt được sử dụng ⇒ câu thơ mang ý nghĩa khẳng định tư thế cốt cách đàng của người chiến sĩ

- “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: nhà tù chỉ là nơi nghỉ chân tạm trên chặng đường hoạt động cách mạng

⇒ Cách nói làm cho câu thơ khỏe khoắn, không hề mang màu sắc đau khổ u buồn

- Đối với nhân vật trữ tình, “ở tù” còn là nơi tôi luyện, thử thách để bộc lộ bản lĩnh và khí phách anh hùng

2. Hai câu thực

- “Khách không nhà trong bốn bể”: thực tế khó khăn, để hoạt động cách mạng, nhân vật trữ tình – tác giả đã từng phải bôn ba khắp nơi

- “Lại có tội giữa năm châu”: cảnh đế quốc thực dân đã kết tội Phan Bội Châu án tử hình vắng mặt

- Giọng thơ trầm xuống, mang vẻ cảm khái nhưng vẫn hiện lên khí chất của nhân vật: dẫu trong muôn nghìn gian khó, khí phách trượng phu vẫn hiện lên rõ nét

⇒ Nghệ thuật đối cân chỉnh giữa hai câu thơ: Đây là hai câu thơ giúp cho người đọc hiểu rõ những chông gai trên con đường cách mạng của Phan Bội Châu.

3. Hai câu luận

- “Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Ước vọng, lí tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh, đó là chí lớn: sự nghiệp kinh bang tế thế,

- “Mở miệng cười tan cuộc oán thù” : Tiếng cười cất lên sảng khoái, ngạo nghễ với mong muốn dẹp tan oán thù

⇒ Biện pháp khoa trương, cách xây dựng hình ảnh thơ theo lối chỉ tỏ lòng, từ ngữ mạnh, ấn tượng ⇒ hai câu thơ đã dựng lên hình ảnh người anh hùng tràn đầy khí phách đang hành đạo để cứu nước

4. Hai câu kết

- Khẳng đinh “thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”: Khí phách anh hùng thể hiện ở niềm tin bất diệt vào sự nghiệp bản thân đang theo đuổi, đó cũng là ý chí theo đuổi đến cùng sự nghiệp

- Bởi ý chí theo đuổi lí tưởng đến cùng ấy đã khiến Phan Bội Châu: “bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”: đây là thái độ coi thường hiểm nguy

⇒ Lời thơ dõng dạc, mạnh mẽ, dứt khoát ⇒ Khẳng định ý chí quyết tâm của tác giả

III. Kết bài

- Khái quát những nét tiêu biểu về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Trình bày niềm cảm phục ý chí phấn đấu vì lí tưởng của nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu

- Rút ra bài học cho bản thân: Phấn đấu theo đuổi niềm mơ ước của mình dẫu gian nan, thử thách

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DD
Xem chi tiết
VT
12 tháng 10 2019 lúc 9:21

Bài 1:

Bạn tham khảo tại đây nhé: Câu hỏi của Nguyễn Thu Hà - Toán lớp 7 | Học trực tuyến - Hoc24.vn.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
NS
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết