Nêu đặc điểm dân cư Châu Á
Nhận xét sự phân bố dân cư Châu Á
Nêu đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á?
a) Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
- Số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002).
- Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình năm của thế giới (1,3% năm 2002).
- Mật độ dân số cao: 84,8 người/km2 năm 2002.
- Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở các đồng bằng, ven biển Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á (mật độ trên 100 người/km2), thưa thớt ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh hoặc khô hạn như: Trung Á, Bắc Á, Tây Nam Á (mật độ chưa đến 1 người/km2).
- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it. Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.
b) Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và đô thị châu Á
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, địa hình, nguồn nước, khoáng sản,...
- Điều kiện kinh tế - xã hội: trình độ phát triển kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,...
Năm | 1800 | 1900 | 1950 | 1970 | 1990 | 2002 |
Số dân(Triệu người) |
a, Hãy nêu nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo bảng trên
b, Em hãy trình bày sự phân bố dân cư châu Á
Dân cư và Tôn giáo ở Châu Á có đặc điểm gì? Dân cư châu Á phân bố như thế nào, giải thích sự phân bố đó ?
Câu 1. Trình bày các đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội của châu Á. Giải thích sự phân bố dân cư không đều của Châu Á.
câu2. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, tự nhiên của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á và Đông Á.
Câu 3. Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á và đông á
Câu 4. Nhận xét bảng số liệu và tính mật độ dân số của các khu vực châu Á.
Câu 5. Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ môi trường do dân số đông.
đặc điểm về dân cư và sự phân bố dân cư ở châu á ? giúp e với ạ
-Châu á có số dân đông nhất thế giới
-
Thứ tự mật độ thấp đến caoMật độ dân số trung bìnhNơi phân bốGiải thích
Dưới 1 (người/km2)Bắc Liên bang Nga, Tây Trung Quốc, Ả-rập-xê-út, Pa-kix-tan…vì : Khí hậu lạnh giá, khô nóng. Địa hình cao, hiểm trở…
1 - 50 (người/km2)Nam Liên bang Nga, Mông Cổ, phần lớn khu vực Đông Nam Á, Đông Nam Thổ Nhĩ Kì, I-Ran…vì : Nằm sâu trong nội địa, ít mưa…
51 - 100 (người/km2)Trung Quốc, ven Địa Trung Hải, trung tâm Ấn Độ, một số đảo In-đô-nê-xi-a…vì : Địa hình đồi núi thấp. Lưu vực các sông lớn…
Trên 100 (người/km2)Ven biển Nhật Bản, phía đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, Ấn Độ, Philippin, một số đảo In-đô-nê-xi-a…vì : Gần biển, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đồng bằng rộng, nhiều đô thị lớn…
nêu đặc điểm dân cư nam á? giải thích tại sao dân cư châu á lại phân bố không đều ?
trình bày đặc điểm vị trí lãnh thổ khu vực tây nam á
Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở châu á. Giải thích?
Câu 83: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư châu Á?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp. B. Dân cư phân bố không đồng đều.
C. Châu lục đông dân nhất thế giới. D. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.
Câu 84: Từ xa xưa châu Á đã tập trung đông dân cư vì
A. Diện tích lãnh thổ rộng lớn. B. Địa hình đa dạng.
C. Có nhiều hệ thống sông lớn. D. Nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu.
Câu 85: Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á cao không phải vì
A. nền nông nghiệp lạ hậu cần nhiều lao động. B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. y tế, giáo dục còn hạn chế. D. còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu.
Câu 86: Bắc Á thưa dân cư vì
A. mạng lưới sông ngòi kém phát triển. B. địa hình hiểm trở.
C. khí hậu lạnh giá. D. rừng rậm khó khai phá.
Câu 87: Tây Nam Á, Trung Á thưa dân cư vì
A. mạng lưới sông ngòi kém phát triển. B. Địa hình hiểm trở.
C. khí hậu khắc nghiệt. D. Rừng rậm khó khai phá.
Câu 88: Quốc gia nào sau đây có nền kinh tế xã hội phát triển toàn diện nhất châu Á?
A. Hàn Quốc. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Xingapo.
Câu 89: Quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nào sau đây có tốc độ công nghiệp hóa nhanh song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng (quốc gia công- nông nghiệp)?
A. Nê-pan. B. Đài Loan. C. Việt Nam. D. Trung Quốc.
Câu 90: Quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nào sau đây là quốc gia công nghiệp mới của châu Á?
A. Xingapo. B. Trung Quốc. C. Thái Lan. D. Ấn Độ.
Câu 91: Quốc gia nào sau đây giàu nhờ đầu tư khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ?
A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Ấn Độ. D. Bru-nây.
Câu 92: Quốc gia nào sau đây có nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp?
A. Ma-lai-xi-a. B. Băng-la-đét. C. Thái Lan. D. Ấn Độ.
Câu 93: Việt Nam thuộc nhóm nước nào sau đây?
A. Các quốc gia công nghiệp mới. B. Các quốc gia giàu nhờ dầu mỏ.
C. Các quốc gia công - nông nghiệp. D. Các quốc gia nông nghiệp.
Đề bài:
1. Nếu vị trí địa lí, hình dạng, kích thước, địa hình, khoáng sản của châu Á
2. Nêu đặc điểm khí hậu của châu Á? Nêu các đặc điểm chính của 2 kiểu khí hậu phổ biến
3. Nêu đặc điểm của sông ngòi châu Á
4. Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
5. Trình bày đặc điểm về dân số của châu Á
6. Nêu các thành phần và phân bố các chủng tộc của châu Á
7. Nêu các tôn giáo lớn ở châu Á
8. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư và đô thị ở châu Á
9. Nếu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư và đô thị
Giúp mk nhank nka mai mk nộp rùi
1- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.
- Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.
- Tiếp giáp:
+ Châu Á giáp với châu Âu ở phía Tây ranh giới tự nhiên là dãy Uran, giáp châu Phi ở phía Tây Nam.
+ 3 đại dương: Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương phía Đông và phía Đông Nam, Ấn Độ Dương phía Nam.
2
Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm3 ,2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu :
+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.
+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.
+ Hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.
- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.
- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200-500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
4.- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
5
Tập trung đông ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á bởi những nơi này có khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện, sông ngòi phát triển, cảnh quan tự nhiên thích hợp để sinh sống, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào,...