Những câu hỏi liên quan
PL
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
H24
27 tháng 10 2021 lúc 21:27

Tham khảo 
 

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy...

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

Bình luận (0)
NF
Xem chi tiết
EC
22 tháng 3 2018 lúc 21:32

Bài làm :

Tâm hồn, mỗi con người như một mảnh đất màu mỡ. Nơi đó có một hạt giống đang cựa mình và trỗi dậy. Ai cũng vậy. Và tôi cũng thế. Tôi đã gieo vào tâm hồn mình loài cây của hi vọng và niềm tin - cây xà cừ.

Xà cừ không phải loài cây “hoàn hảo”. Không phải ở đâu nó cũng đẹp, cũng nên thơ. Nhưng, hễ ai nhắc đến xà cừ, tôi lại nhớ đến kỉ niệm lần đầu tiên tôi gặp nó. Trên đường tới trường, tôi thấy những chiếc lá xanh mướt trải dài trên vỉa hè và vương đầy mặt phố. Tôi cúi xuống nhặt một chiếc lá lên, tự hỏi: “Cây nào mà lại có lá đẹp thế này nhỉ?”. Phải mất khá lâu tôi mới biết đó là cây xà cừ. Và... tôi yêu xà cừ từ lúc nào không biết. Tôi yêu xà cừ, yêu vẻ mộc mạc của nó, yêu những chiếc lá mướt xanh mà không phải cây nào cũng có được, tôi yêu những cánh hoa xà cừ mỏng manh và những quả xà cừ xanh thẫm.

Có một nhà văn từng nói: “Mỗi chiếc lá lại có một tâm hồn, tâm tư riêng”. Quả đúng vậy, cứ mỗi lần ngọn gió đi ngang qua xà cừ, tôi lại nghe tiếng reo vui của những chiếc lá. Cũng có khi tôi nghe lá thì thầm đầy trách móc, đó là khi những vết dao, vết rìu,... nhẫn tâm cứa vào cơ thể nó. Tôi hiểu được tấm lòng, tâm tư và tình cảm của những chiếc lá.

Không phải ai cũng yêu, cũng hiểu xà cừ. Nhiều người đã từng nghe cái tên này nhưng lại không biết xà cừ ra sao, hình dáng thế nào, bởi họ đâu có quan tâm đến nó. Còn tôi, tôi yêu loài cây này. Thử hỏi, có loài cây nào có những chiếc lá xanh mướt như xà cừ? Có loài cây nào vừa cao lớn vừa gần gũi hơn xà cừ? Nhiều người nói xà cừ đơn điệu quá, chẳng có gì đặc biệt. Nó không rực rỡ như phượng, không man mác như bằng lăng, không có tán to, lá dày như bàng... Nhưng tôi, tôi lại thích cái “đơn điệu”, mộc mạc đó.

Mùa hè, xà cừ không ngần ngại dang rộng cánh tay toả bóng mát cho người đi đường. Vậy mà, con người đã chẳng hề thương tiếc, chẳng hề “nhìn xa trông rộng”, họ thẳng tay chặt bỏ loài cây mộc mạc thân thương ấy để phục vụ cho một số mục đích không lấy gì làm cao cả lắm của mình. Việc làm này chẳng hề mang lại hiệu quả kinh tế hay thẩm mĩ, ngược lại, nó còn làm khí hậu biến đổi một cách xấu hơn. Biết ai có thể hiểu xà cừ, hiểu cho tâm tư, tình cảm và nỗi buồn của nó?

Tôi thấy xà cừ đẹp nhất là khi ra lá. Không biết tự bao giờ, như một phép màu, những chiếc lá từ đâu đã trở lại cành. Cây đã dồn nhựa sống để những chiếc lá có màu xanh như ngọc. Đối với tôi, được nhìn thấy xà cừ ra lá là một hạnh phúc lớn.

Tôi không biết xà cừ có hiểu tôi không, nhưng tôi biết, tôi hiểu và yêu nó. Tôi có thể dành hàng giờ kể chuyện cho cây nghe. Đôi lúc, tôi nhặt lá cây tung lên trời và vui cười thoả thích dưới cơn mưa của lá xà cừ. Tôi đã gửi tất cả lòng mình vào cây để đến khi trưởng thành, nhìn lại quá khứ, tôi lại thấy xà cừ - người bạn thân thiết của mình - lại thấy những kỉ niệm của tuổi học trò. Lúc đó, tôi sẽ ngồi với cây như trước kia tôi đã từng ngồi, tâm tình về những thành công và thất bại trong cuộc sống. Tôi tin chắc, xà cừ vẫn lắng nghe tôi.

Xà cừ sẽ lớn lên và cùng tôi đi tiếp chặng đường còn lại của cuộc đời.

Bình luận (0)
SO
22 tháng 3 2018 lúc 21:29
Ý nghĩa của cây xà cừ

Giống như loài hoa sữa, cây xà cừ được trồng rất nhiều trên những con phố hoặc trong những khu đông dân cư, chính vì vậy tuổi thơ của chúng ta được gắn liền với hình ảnh vui đùa dưới tán cây xà cừ.

Ngày nay cây xà cừ vẫn được trồng rất nhiều, thường có rất nhiều cây cổ thụ nó giống như những hồi ức đẹp đẽ của mỗi chúng ta.

Đặc điểm của cây xà cừ

Cây còn được gọi với cái tên cây sọ khỉ,  có tên khoa học là Khaya senegalensis có quả cứng như gỗ. Cây có nguồn gốc từ các nước Trung phi, Đức và vờ biển ngà. Cây đượ trồng nhiều trên các con phố rộng lớn của thủ đô, của những khu dân cư có nhiều người sinh sống, ở vùng nông thôn cây xà cừ cũng được trồng rất nhiều để làn cây che bóng mát cho nguời dân.

Thân cây xà cừ to lớn và có dáng thẳng đứng, có chiều cao 35-40m, đường kính của cây có thể lên tới 2m nếu là cây cổ thụ sống lâu năm. Lá cây có màu xanh đậm, hình bầu dục, lá cây hay rụng theo mùa. Đến thời kì lá rụng chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu. Cây có hoa mọc thành từng cụm có màu trắng, cây xà cù có quả, quả của nó khá cứng giống như thân cây gỗ, quả chín vào tháng 10, khi quả chín nó sẽ bung ra thành 4 mảnh.

Cách chăm sóc cây xà cừ

Để cây phát triển tốt, được xanh tươi quanh năm cần phải chăm sóc tốt và kỹ lưỡng, trước khi đem cây đi trồng cần đào một chiếc hố sâu trước đó 1 tháng.

Trộn đất với phân bón hữu cơ, phân NPK, phân lân, vôi… rồi đem tất cả những hỗn hợp đó đổ xuống hố đã đào trước đó.

Cây cần  được làm cỏ thường xuyên, khi cây còn nhỏ cần nhặt bỏ cỏ quanh gốc để chất dinh dưỡng từ đất cung cấp đầy đủ cho cây xà cừ. Ngoài ra cần ủ gốc giữ ấm cho cây trung bình 45 lần một năm là được.

Đất trồng cây xà cừ không cần phải quá cầu kỳ, cây có thể chịu được trên mọi loại đất, kể cả là đất nghèo dinh dưỡng, thế nhưng để cây phát triển tốt, cho ra nhiều cành lá nên trồng cây vào đất tơi xốp, kết hợp bón phân đầy đủ cho cây được phát triển khỏe mạnh.

Bình luận (0)
NA
22 tháng 3 2018 lúc 21:29

Tâm hồn, mỗi con người như một mảnh đất màu mỡ. Nơi đó có một hạt giống đang cựa mình và trỗi dậy. Ai cũng vậy. Và tôi cũng thế. Tôi đã gieo vào tâm hồn mình loài cây của hi vọng và niềm tin - cây xà cừ.

Xà cừ không phải loài cây “hoàn hảo”. Không phải ở đâu nó cũng đẹp, cũng nên thơ. Nhưng, hễ ai nhắc đến xà cừ, tôi lại nhớ đến kỉ niệm lần đầu tiên tôi gặp nó. Trên đường tới trường, tôi thấy những chiếc lá xanh mướt trải dài trên vỉa hè và vương đầy mặt phố. Tôi cúi xuống nhặt một chiếc lá lên, tự hỏi: “Cây nào mà lại có lá đẹp thế này nhỉ?”. Phải mất khá lâu tôi mới biết đó là cây xà cừ. Và... tôi yêu xà cừ từ lúc nào không biết. Tôi yêu xà cừ, yêu vẻ mộc mạc của nó, yêu những chiếc lá mướt xanh mà không phải cây nào cũng có được, tôi yêu những cánh hoa xà cừ mỏng manh và những quả xà cừ xanh thẫm.

Có một nhà văn từng nói: “Mỗi chiếc lá lại có một tâm hồn, tâm tư riêng”. Quả đúng vậy, cứ mỗi lần ngọn gió đi ngang qua xà cừ, tôi lại nghe tiếng reo vui của những chiếc lá. Cũng có khi tôi nghe lá thì thầm đầy trách móc, đó là khi những vết dao, vết rìu,... nhẫn tâm cứa vào cơ thể nó. Tôi hiểu được tấm lòng, tâm tư và tình cảm của những chiếc lá.

Không phải ai cũng yêu, cũng hiểu xà cừ. Nhiều người đã từng nghe cái tên này nhưng lại không biết xà cừ ra sao, hình dáng thế nào, bởi họ đâu có quan tâm đến nó. Còn tôi, tôi yêu loài cây này. Thử hỏi, có loài cây nào có những chiếc lá xanh mướt như xà cừ? Có loài cây nào vừa cao lớn vừa gần gũi hơn xà cừ? Nhiều người nói xà cừ đơn điệu quá, chẳng có gì đặc biệt. Nó không rực rỡ như phượng, không man mác như bằng lăng, không có tán to, lá dày như bàng... Nhưng tôi, tôi lại thích cái “đơn điệu”, mộc mạc đó.

Mùa hè, xà cừ không ngần ngại dang rộng cánh tay toả bóng mát cho người đi đường. Vậy mà, con người đã chẳng hề thương tiếc, chẳng hề “nhìn xa trông rộng”, họ thẳng tay chặt bỏ loài cây mộc mạc thân thương ấy để phục vụ cho một số mục đích không lấy gì làm cao cả lắm của mình. Việc làm này chẳng hề mang lại hiệu quả kinh tế hay thẩm mĩ, ngược lại, nó còn làm khí hậu biến đổi một cách xấu hơn. Biết ai có thể hiểu xà cừ, hiểu cho tâm tư, tình cảm và nỗi buồn của nó?

Tôi thấy xà cừ đẹp nhất là khi ra lá. Không biết tự bao giờ, như một phép màu, những chiếc lá từ đâu đã trở lại cành. Cây đã dồn nhựa sống để những chiếc lá có màu xanh như ngọc. Đối với tôi, được nhìn thấy xà cừ ra lá là một hạnh phúc lớn.

Tôi không biết xà cừ có hiểu tôi không, nhưng tôi biết, tôi hiểu và yêu nó. Tôi có thể dành hàng giờ kể chuyện cho cây nghe. Đôi lúc, tôi nhặt lá cây tung lên trời và vui cười thoả thích dưới cơn mưa của lá xà cừ. Tôi đã gửi tất cả lòng mình vào cây để đến khi trưởng thành, nhìn lại quá khứ, tôi lại thấy xà cừ - người bạn thân thiết của mình - lại thấy những kỉ niệm của tuổi học trò. Lúc đó, tôi sẽ ngồi với cây như trước kia tôi đã từng ngồi, tâm tình về những thành công và thất bại trong cuộc sống. Tôi tin chắc, xà cừ vẫn lắng nghe tôi.

Xà cừ sẽ lớn lên và cùng tôi đi tiếp chặng đường còn lại của cuộc đời.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
LD
13 tháng 10 2016 lúc 15:46

Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén cho hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời  thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của ta bay tới chân trời trí tuệ! Ngôi nhà ấy,chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang tiếng trẻ thơ của ta! Với tôi, ngôi trường mang tên người đội viên thiếu niên đầu tiên, nơi tôi từng gắn bó, nơi ấy  mãi mãi đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng trong đời tôi!

Trường tôi đấy! Ngôi trường nằm bên cánh đồng rập rờn sóng lúa. Cổng trường trang nghiêm mang tên anh Kim Đồng mở về hướng nam, nhìn ra con đường xuôi về hướng biển.  Cả sân trường trùm phủ một màu xanh cây lá. Cây xà cừ vạm vỡ vươn những cánh tay lực lưỡng ,với cái nhìn trầm tư, hồi tưởng. Những cây phượng vàng thân sần sùi như cụ già luống tuổi vươn những cành to với những lá li ti căng dày trên cao để những chấm nắng lọt qua như những mắt nhìn tinh nghịch. Hàng bàng đứng trang nghiêm, đêù tăm tắp trước lớp, xoè những chiếc lá to làm thành những chiếc dù lớn như thương yêu, che chở... Và ở nơi ấy, mỗi lớp học như một mái ấm yêu thương! Không biết từ lúc nào tôi đã yêu và gắn bó với ngôi trường đến thế ! Bây giờ đây ngôi trường cứ như thế, giang vòng tay  đón chúng tôi mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ như thế, ngôi trường đã là ngôi nhà  biết mấy thương yêu của tuổi thơ tôi !

Đã bao lần ngồi ở lớp học nhìn ra toàn quang cảnh sân trường, trong lòng tôi biết bao xúc động. Nhìn chiếc ghế đá im lìm  dưới bóng râm mát của sân trường như chờ đợi, như nhớ thương, như trông ngóng... Tôi cứ miên man nghĩ về biết bao thế hệ học trò như tôi đã từng gắn bó, từng trưởng thành và đã bay vào cuộc sống bao la với biết bao khát vọng. Phải chăng ở nơi này đây đã có biết bao thầy cô giáo đã gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình bằng tình yêu trẻ thơ để rồi phải chia xa nơi này cùng với bao nỗi nhớ! cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi thơ như tôi đã được yêu thương, và đã được trưởng thành. Tôi thầm nghĩ, ở nơi này mỗi gốc cây, mỗi chiếc lá đều được ươm niềm hy vọng của thầy cô và mãi mãi xanh màu kỉ niệm .

Trường tôi đẹp lắm! mọi người đều nhận thấy như thế. Riêng với tôi, trường tôi còn đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng bởi ở nơi này tất cả đều lấp lánh một tâm hồn. Viên phấn trắng trên tay thầy  đã dẫn đường cho bao thế hệ nối tiếp nhau cùng trưởng thành để rồi từ nơi này bao thế hệ cùng nhau đi xây đắp vẻ đẹp của cuộc đời. Lời giảng của thầy cô đã không đi vào không gian bao la mà đi đến tâm hồn. Đấy là những lời nhắc nhở, động viên, tin tưởng. Thầy cô đã truyền đến chúng tôi không chỉ kiến thức, không chỉ truyền thống văn hoá của dân tộc mình, một dân tộc đã gìn giữ và xây dựng đất nước này bằng mồ hôi và máu, một dân tộc mà mỗi trang lịch sử nghe sang sảng lời thề cứu nước.Tiếng trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi hồi, lo lắng. Bây giờ đây ở những phương trời xa xôi của Tổ Quốc mến yêu, có biết bao tấm lòng đang ngày đêm nhớ về quê hương cùng với hình ảnh  ngôi trường thân yêu này ...

Rồi mai đây ngôi trường này sẽ khác. Những tường gạch rêu phong kia không còn nữa, những cánh cửa, những mặt bàn mặt ghế cùng bao nét chữ mang tên bạn bè tôi, tất cả sẽ không còn nữa. Trường tôi sẽ khác, sẽ được xây mới từ cổng ngõ tường rào, rồi tường vôi sẽ vàng tươi hơn, rồi cành lá ở sân trường sẽ dày lên hơn...Nhưng trong tâm hồn tôi, ngôi trường yêu dấu vẫn không mất đi, bởi  nó gắn với tình thầy, tình bạn rất đổi thiêng liêng !

Đứng ở hàng hiên này đây, tôi nhìn từng cánh phượng thung thăng về bên thảm cỏ, nhìn những công trình đang được hoàn thành, lòng tôi thầm mong ước. Tôi mong sao ngôi trường tôi càng đẹp hơn, mong sao ngôi trường lưu giữ mãi những kỉ niệm tuổi thơ tôi cùng bao bè bạn. Tôi hy vọng mai sau khi chúng tôi trưởng thành, chúng tôi sẽ còn được về trong tình thương yêu của thầy cô như ngày nào còn bé.

Ôi ngôi trường thân yêu của tôi, ngôi trường đẹp và rất đổi thiêng liêng, nơi đã cho tôi tình thương và chắp cánh cho ước mơ của tuổi thơ tôi. Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên tình thầy, tình bạn ở mái trường mến yêu này.

Bình luận (0)
G6
Xem chi tiết
H24
16 tháng 10 2018 lúc 14:19

Văn Biểu Cảm

Nêu cảm nhận riêng của em về cây phượng

                   Bài làm

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò."

Nhìn  từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve  làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.

Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt  năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.

Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

Bình luận (0)
H24
16 tháng 10 2018 lúc 14:02

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò."

Nhìn  từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve  làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.

Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt  năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

Bình luận (0)
SD
Xem chi tiết
TG
2 tháng 4 2022 lúc 15:09

Tham khảo:

Cây gì một rễ một thân
Dâng tay vào rễ tiếng ngân thấu lòng ?

Cây gì lá tựa tai voi
Hà làm ô mát em chơi sân trường?
Đông về trơ trụi cành xương
Lá thành mảnh nắng nhẹ vương góc chiều ?

Cây gì chị tấm hiện hình
Để vua mắc võng thả mình trong mơ ?

Bình luận (1)
HH
2 tháng 4 2022 lúc 15:10

Cây gì quấn quýt vườn nhà

Lá thơm dành tặng riêng bà sớm hôm ?

Bình luận (3)
HN
18 tháng 5 2023 lúc 18:34

Cây gì có rễ buông mành, 

Lá rụng em biến được thành đàn trâu?                                                                                   

 

Bình luận (0)
DB
Xem chi tiết
NN
11 tháng 5 2016 lúc 7:53

Cây tre Việt Nam là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thép Mới. Hình tượng cây tre trong tác phẩm là phẩm chất của người Việt Nam, chí khí của tre Việt Nam là chí khí của dân tộc Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, tâm hòn của tre là tâm hồn của nhân dân lao động Việt Nam…

Đọc văn bản Cây tre Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh cây tre thật gần gũi với người lao động, cây tre in đậm trong tâm hồn chúng ta, nó là người bạn thân thiết của nông dân và nhân dân Việt Nam. Tác giả đã nhấn mạnh vị thế của cây tre trong lòng người. Cây tre thật mộc mạc, giản dị nhưng được đề cập đến hơn muôn ngàn cây lá khác. Tuy đất nước ta có nhiều loại cây quý, nhưng gắn bó nhất với con người vẫn là tre, nứa. Tre bao bọc xóm thôn, tre có mặt khắp nơi trên đất nước, tre gần gũi với con người.

Tác giả đã phát hiện rất tinh tế về họ nhà tre. Dù mấy chục loại khác nhau nhưng đều có một điểm chung là có mầm non măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao thanh mảnh, màu tre xanh tươi, lá nhọn, mượt mà. Khi lớn lên, tre cứng cáp, dẻo dai, tre trông thanh cao, giản dị và chí khí như con người lao động cần cù.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp như chiều sâu của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp thanh bình, yên ả. Đặc biệt vẻ đẹp trang nghiêm của những mái đình chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, vẻ đẹp thơ mộng của ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Hình ảnh đẹp của tre không chỉ có như thế, không chỉ đơn thuần là màu xanh cây lá, không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm làng mà vẻ đẹp của tre là sự cần cù, chất phác. Nhà nông xem cây tre như cánh tay phải của mình:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.

Tre là bạn của nông dân, tre chia sẻ ngọt bùi cùng con người, tre là bạn tâm giao cho mọi lứa tuổi, tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp các cụ già trong làng khoan khoái hút thuốc làm vui, nhớ vụ mùa trước, nghĩ đến vụ mùa sau, hay nghĩ đến một ngày mai tươi đẹp. Tre đem lại niềm vui cho trẻ thơ, cái ống sáo hay que chuyền cũng đủ giúp cho lũ trẻ chúng tôi có được niềm vui thú. Tre đem lại hạnh phúc cho từng đôi nam nữ:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.

Đặc biệt hơn nữa là hình ảnh cây tre trong chiến đấu. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã chiến thắng kẻ thù từ những buổi đầu. Tre mang chí khí như người chiến sỹ vệ quốc đang tung hoành ngang dọc: giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho bao người. Hình ảnh cây tre thật đáng tự hào.

Chiến tranh đã đi qua, tre trở lại với nét đẹp duyên dáng của mình. Tre rì rào khúc hát giữa làng quê yên ả, tre vi vút những bài ca xây dựng trong cuộc sống sôi động đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa công chào thắng lợi.

Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Búp măng non luôn trên phù hiệu ở áo học sinh, áo của thanh thiếu niên Việt Nam. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh. Tre vẫn còn mãi mãi với dân tộc Việt Nam, cũng như sức mạnh dẻo dai luôn còn mãi với bao thế hệ. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm nuôi dưỡng trẻ thơ, các mặt hàng bằng tre sẽ đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Hình ảnh cây tre Việt Nam thật cao quý: cần cù, bất khuất, thủy chung. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng con người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình tượng cây tre Việt Nam là hình tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Phẩm chất của tre là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước. Tôi ước mong họ nhà tre sẽ mãi xanh, một màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp đang hướng tơi tương lai. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã nói:

Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Bình luận (0)
DL
11 tháng 5 2016 lúc 8:09

ây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ – văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.

Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam – nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bấc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi… đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Chúc bạn hoc tốtthanghoa

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
LP
3 tháng 9 2016 lúc 13:11

Cảm nhận ban đầu của em khi đọc bài Cây tre Việt Nam là những nét đẹp của cây tre. Ngoài ra nó còn tôn lên vẻ đẹp huyền bí, tấm lòng phẩm chất của người dân VN. Những đức tính phẩm chất tốt đẹp của người dân VN. Tre ăn ở với người, tre là người bạn thân thiết của người dân VN. Tre gắn bó từ khj còn bé đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Vẻ đẹp ấy xuất hiện từ câu nói đầu tiên của bài, khiến em cảm nhận được những nét đẹp tiềm ẩn. Nét đẹp ấy thể hiện những đức tính tốt của người dân VN. Em tự hào vì mình là con người VN.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
LH
3 tháng 9 2016 lúc 13:07

Tuỳ bút Cây tre Việt Nam được nhà báo, nhà văn Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim Cây tre Việt Nam của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dạt dào, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.

Mở bài là một câu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cây tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là người bạn thân gần gũi thân thiết yêu thương. Câu văn đầy ấn tượng: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Phần thứ hai, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt và giọng văn biến hoá, hấp dẫn, đã tạo cho tre có một vị trí đặc biệt trong mỗi chúng ta.

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào củng đẹp, cây nào củng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.

 

Họ hàng nhà tre thật đông đúc: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ xúc động về sức sống của cây tre:

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.

(Tre Việt Nam)

Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre được nhân hoá trở thành một biểu tượng sáng giá: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.

Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: Bóng tre trùm mát rượi để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh,... được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm:

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoảng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu dời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.

Cánh tay là hình ảnh hoán dụ ca ngợi cây tre là người bạn cần cù trong lao động của nhà nông, từng chia ngọt sẻ bùi, từng một nắng hai sương với bà con dân cày Việu Nam:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh răm.

Nói về cối xay tre thủ công Thép Mới gợi nhớ một thời gian khổ. Câu văn xuôi được cắt thành những vế ngắn 3, 4 chữ, có vần, nhằm tạo ra một trường liên tưởng về nền kinh tế lạc hậu, đời sống thiếu thốn của nhân dân ta sau một thế kỷ bị thực dân thống trị: Cối xay tre / nặng nề quay từ, nghìn đời nay / xay nắm thóc.

Tre được nhân hoá: Tre ăn ở với người, tre ... giúp người..., tre vẫn phải còn vất vả mãi với người, tre là người nhà,... Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như "khít chặt" những mối tình quê thắm thiết; thuỷ chung. Cách viết của Thép Mới rất tài hoa, cách dẫn thơ đạm đà, lí thú.

Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình què cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:

Lạt này gói bánh chưng xanh

 Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.

Chiếc điếu cày tre làm niềm vui tuổi già, chiếc nôi tre là sự ấm êm hạnh phúc của tuổi thơ, cái giường tre bình dị gắn bó với mọi người mọi nhà sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ. Qua cây tre, tác giả ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung là đạo lí cao đẹp của dân tộc.

Tre là bạn thân, là người nhà là cánh tay của người nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là "đồng chí chiến đấu của ta" trong kháng chiến. Tre mọc thẳng, trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng là dáng đứng không chịu khuất của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép nối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:

Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chồng tre. Trong đoạn văn sau, tre được nhân hoá mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người dũng sĩ anh hùng lẫm liệt hiên ngang. Chữ "tre" được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng clúển đấu!.

Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí, lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kỳ đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.

Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng rung lên man mác trong nồm nam con gió thổi, là diều lá tre là sáo tre sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng:

Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời..

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng

nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...

Phần thứ ba của bài tuỳ bút nói về cây tre trong tương lai. Như một quy luật của sự sống vĩnh hằng: Tre già măng mọc. Búp măng non sẽ còn mãi trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam. Tre, nứa sẽ còn mãi... còn ựiãi... còn mãi... với dân tộc ta, "chia bùi sẻ ngọt" với nhân dân ta trong hạnh phúc, hoà bình.

Đất nước sẽ được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ có nhiều sắt thép, nhưng cây tre vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bóng mát của tre xanh, khúc nhạc tâm tình của tre, cổng chào thắng lợi, những chiếc đu tre, tiếng sáo diều tre vẫn trường tồn cùng đất nước và nhân dân ta trên dặm đường trường của những ngày mai tươi hát...

Cây tre Việt Nam, cây tre xanh với bao phẩm chất nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm là biểu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi cây tre với tất cả tình yêu và niềm tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước và con người Việt Nam.

Bình luận (1)