Viết đoạn văn có từ lạnh lùng
Viết đoạn văn có từ lạnh lùng
Viết đoạn văn có từ lạnh lùng
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương .Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm giong gió, biển đục ngầu giận giữ . Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng , lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Tôi có một cô bạn bề ngoài lạnh lùng vậy nên rất ít người muốn chơi với bạn. Nhưng đâu ai biết bên trong con người bạn ấy ra sao. Cô bạn ấy có mái tóc màu đen bồng bềnh luôn được xõa ra ngang vai. Đôi mắt thận thiện, hòa đồng. Cô ấy có một khuôn mặt trái xoan đi kèm với nụ cười duyên dáng. Lúc đầu, tôi và cô ấy không chơi với nhau nhưng từ sau khi chơi với bạn tôi đã thay đổi cách nghĩ hoàn toàn về cô bạn ấy. Chúng tôi rất thân với nhau, hễ có bài gì khó là tôi và cô ấy cùng nhau giải quyết. Nhưng giờ chúng tôi đã không được như vậy nữa rồi. Gia đình bạn ý đã về TP Hồ Chí Minh sống, nhưng điều đó sẽ không làm tình bạn của chúng tôi phai nhòa.
Viết đoạn văn có từ lạnh lùng , xinh xắn , nhỏ nhắn , dũng cảm
An là bạn của em. Bạn ấy rất lạnh lùng, nhưng có một người em vui tươi, nhỏ nhắn, xinh xắn. Em ấy hay chơi voới mấy đứa bạn đầu làng. Có lần, tụi nhỏ đầu làng nó lấy mất chiếc giày của cô bé, chính người anh hai đã dũng cảm lấy lại chiếc giày.
Văn mình không hay lắm!!! Thông cảm nhé!!! Cảm ơn
Viết đoạn văn có từ lạnh lùng , xinh xắn , nhỏ nhắn , dũng cảm
Lớp tôi, Trúc là một người rất lạnh lùng, rất ít khi nói chuyện với bạn bè nhưng bạn ấy rất xinh xắn , nhỏ nhắn và đặc biệt bạn ấy rất dũng cảm
Thu là một người bạn thân nhất của em. Bạn ấy có một vẻ ngoài lạnh lùng, nhưng sâu thẳm trong con tim của bạn là một sự ấm áp lạ thường. Thu có khuôn mặt khá xinh xắn và dễ thương với thân hình nhỏ nhắn. Đặc biệt, tính dũng cảm đã ăn sâu vào máu của Thu, bạn ấy không bao giờ chịu khuất phục trước mọi khó khăn.
Dù là một con người nhỏ nhắn nhưng cô ấy thật lạnh lùng. Tôi từng đã nghĩ như vậy. Nhưng suy nghĩ đó không còn nữa. Bởi vì suy nghĩ ấy đã biến mất theo sự dũng cảm của cô ấy. Đó là một đêm mưa rất lớn và tôi đã vô tình thấy được điều đó. Một chiếc xe tải lớn gần như đã đâm vào một em bé đang còn đùa nghịch trên đường và ai cũng nghĩ chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến nhưng nó không phải là như vậy. Cô ấy đã lao ra cứu lấy đứa bé đó. Trong một khoảnh khắc, tôi đã nghĩ cô ấy thật xinh đẹp. Cô ấy lao ra như một thiên thần với một đôi cánh màu trắng xuất hiện. Tôi mơ màng và chợt nhớ lại chuyện đã xảy ra. Thiên thần cánh trắng đã bị che phủ bởi màu đỏ - một màu đỏ thương tâm. Cô ấy ra đi nhưng cô ấy đã mỉm cười, cô ấy đã hạnh phúc. Và đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi hình bóng của cô gái ấy, cô gái thiên thần.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
Cô bé bán diêm đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Từ cái chết của cô bé bán diêm hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 6 đến 8 câu ) nói về bệnh vô cảm của con người
THAM KHẢO:
Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
THAM KHẢO:
m bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Tham khảo
Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả vô cùng cuốn hút của nhà văn.
Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, vì quá đói rét nên em đã chết. Hình ảnh hiện ra “với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Sáng hôm sau tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời xanh nhạt, mọi người ra khỏi nhà vui vẻ. Trước sự vui sướng, háo hức của mọi người, em đã chết ở một xó tường, nằm giữa những que diêm đã quẹt làm xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đây là một kết thúc vô cùng độc đáo và khác hoàn toàn với kết thúc của truyện cổ tích. Nếu như truyện cổ tích là một kết thúc có hậu và nhân vật sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống thực tại thì truyện "Cô bé bán diêm" lại là một kết thúc đầy bi kịch, đau xót cho số phận nghèo khổ, bất hạnh của em bé bán diêm. Nhưng cái tài của An-đéc-xen là miêu tả bi kịch mà không gợi ra bi thảm và nỗi buồn của cuộc đời nhân vật. Bởi vì em bé ra đi trong hạnh phúc vô bờ và sự mãn nguyện khi em được bà hết mực yêu thương, che chở. Từ đó, em mãi mãi được sống bên bà. Qua chi tiết em chết má vẫn hồng, môi vẫn nở nụ cười tác giả muốn khẳng định một điều em bé chưa chết vì em đã từ dã hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng để bước sang một thế giới khác tươi đẹp hơn. Và chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi khổ của cuộc đời và hạnh phúc chỉ đến khi em chết đi "môi mỉm cười". Điều kì diệu hơn thế nữa mà không ai biết được chính là niềm vui sướng hạnh phúc với em khi ở bên bà đầy yêu thương bay lên về với Thượng đế chí nhân. Chỉ có nhà văn An-đéc-xen mới thấu hiểu và trân trọng bởi tấm lòng ông đã thuộc về những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Kết thúc ấy vẫn là bi kịch day dứt ám ảnh trái tim người đọc, tỏa sáng giá trị nhân văn sâu sắc. Đối lập với sự bất hạnh tột cùng của em bé là sự thờ ơ của người đời.
Chúng ta càng trân trọng ước mơ của cô bé biết bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước cái chết thương tâm của em bấy nhiêu. Và chúng ta phải cảm ơn nhà văn An-đéc-xen đã miêu tả cái chết của cô bé với một tấm lòng cảm thông sâu sắc. Ánh sáng của những giấc mơ hiện về mỗi khi một que diêm vụt lên đã trở thành vầng hào quang tỏa sáng bên cô bé tội nghiệp trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xua đi mọi giá băng, lạnh lẽo, giúp em quên hết mọi đau buồn, tủi cực của cuộc sống trần gian. Khi nhìn thấy những que diêm cháy dở những con người kia trở nên lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình thương: “Chắc nó muốn sưởi ấm”.
Đến với truyện “Cô bé bán diêm”, người đọc không thể không cảm nhận ý nghĩa của hình tượng những ngọn lửa diêm. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về một mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của mọi người. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Và hình ảnh em bảo bà cầu xin Thượng đế chí nhân cho em đi theo bà càng nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương trẻ thơ và để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của tất cả mọi người.
Em bé thật bán diêm quả thật đáng thương. Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp. Mặc dù tác giả đã miêu tả em bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nhưng vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt. Dù khép trang sách lại những hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.
điền dấu câu thích hợp và sửa lại các lỗi chính tả trong đoạn văn sau(viết lại đoạn văn cho đúng): trời âm u mây mưa biển xám xịt nặng nề trời âm âm dông gió biển đục ngầu giận giữ như một con người biết buồn vui biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng lúc sôi nổi hả hê lúc đắm chiêu gắt gỏng
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề, trời âm âm dông gió. Biển đục ngầu giận giữ như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đắm chiêu gắt gỏng.
Dòng nào dưới đây gồm những từ viết đúng chính tả?
lưu luyến, lòe loẹt, nong nanh
lạnh lùng, não lùng, nóng nảy
lành lặn, lanh lợi, nâng niu
lung lay, lấp loáng, nô lức
thất vọng quá vì bạn chọn hơi đúng xíu nhưng...
viết một đoạn văn từ 5 đên 7 câu nêu cảm nhận của em có một đoạn văn trong bài thơ gió lạnh đầu mùa
Viết đoạn văn cảm nhận về hai chị em Sơn, trong đoạn có sử dụng trợ từ, thán từ.(VB Gió Lạnh Đầu Mùa)