Những câu hỏi liên quan
NY
Xem chi tiết
SL
Xem chi tiết
NM
11 tháng 12 2016 lúc 21:03

Bài viết cần nêu được các ý chính sau:

a. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc. Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám. Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.

b. Thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệpvăn học Nam Cao ( Dựa vào chú thích sao cuối văn bản Lão Hạc - SGK Ngữ Văn 8 )

c. Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn Lão Hạc. Dựa vào ghi nhớ về tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 8 để nêu lên một số ý chính về nội dung và nghệ thuật.

d. Nêu cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.

Bình luận (0)
NM
11 tháng 12 2016 lúc 21:04

Thuyết minh về tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc?

 » Thuyết minh về tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ» Thuyết minh về tác phẩm Chức phán sự ở đền Tản Viên» Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi 

Thảo luận 1

 

1. Yêu cầu cần đạt:

Người viết cần nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, đồng thời cần có́ những hiểu biết cơ bản, chính xác về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc đã học.

Bài viết có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng. Bài viết cần nêu được các ý chính sau:

a. Giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc. Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám. Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.

b. Thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệpvăn học Nam Cao ( Dựa vào chú thích sao cuối văn bản Lão Hạc - SGK Ngữ Văn 8 )

c. Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn Lão Hạc. Dựa vào ghi nhớ về tác phẩm trong SGK Ngữ Văn 8 để nêu lên một số ý chính về nội dung và nghệ thuật.

d. Nêu cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.

Thảo luận 2

 

Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.

Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. (nên giới thiệu thêm p/c nghệ thuật, các tác phẩm...)

“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán cho' đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện
Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Bình luận (0)
TA
11 tháng 12 2016 lúc 21:49

Cách đây 65 năm trên bầu trời văn học Việt Nam, một ngôi sao đã lặn. Ngôi sao ấy chính là nhà văn Nam Cao, một nét chấm phá trong ngành văn học hiện thực phê phán đương thời Sự ra đi ấy đã để lại cho những con người yêu văn học Việt Nam đương thời biết bao nuối tiếc. Tuy đã lặn từ khá lâu, những ánh hào quang mà Nam Cao đã để lạo vãn mãi in ssaau trong lòng biết bao nhiêu độc giả. Một trong số đó chính là Lão Hạc.

Nhắc đến dòng văn hiện thực phê phán, ko ai là ko nhắc đến NC và những trang văn bất hủ của ông. ( sau đó chép nguyên phần tác giả trong SGK nha, mình ngại đánh lắm).

Những tác phẩm của ông mang đậm tính phê phán trước sự mục nát của chế độ cầm quyền phong kiến nửa thực dân nhung đồng thời cx là lời ca ngợi của og trước những phẩm chất tốt đẹp của những người ng dân đương thời.

Truyện ngắn LH được nhà văn Nam Cao viết năm 1939, đăng báo lần đầu măn 1943. truyện mang đạm tính xót xa, thương cảm cho ssos phận éo le đói khổ of lH, 1 lão bất hạnh. (Tóm tắt truyện)

Tác phẩm được vt vào năm 1939, khi ấy NC đang ohair chịu cảnh sống cùng cực của người ndan dưới chế độ phong kiến nửa thực dân. Hơn ai hết og hiểu nững khó khăn những cay đắng khôn cùng của người nông dân. Đọc LH ta thấy dược 1 bức tranh thu nhỏ của xh VN trước CMT8 với sự bần cùg hóa của bao người. Trước hết trong bức tranh ấy ta thấy 1 sp túng thiếu, cùng cực. Qua những tình tiết diễn biến của truyện ngắn, sp đau khổ của lão H cx như của người nog dân xưa đc tác giả miêu tả 1 cách chân thực nhất, đẫm nc mắt nhất. Cuộc đời lão là 1 chuỗi ngày đau khổ : VỢ MẤT SỚM, lão ở vậy gà trống nuôi con , con lão bị phụ tình, phẫn chí bỏ lao trong nỗi cô đơn của tuổi già, trận ốm 2t 18n rút hết chút sức tàn của lão, thất nhiệp, đói nghèo cứ đeo bám lão đến suốt đời. Hình ảnh số phận của lão cx chính là h/ả tiêu biểu cho sp mịt mù của những người nông dân VN xưa. Mỗi người nông dân xưa đều thấy bóng dáng của mình thấp thoáng trong nhũng tp của NC, đặc bt la trong LH.

Nhwung dường như sp đau khổ ấy ko tài nào làm héo hon đi những phẩm chất tốt đẹp của lão. Trc hết lão hiện lên là một người cha yêu thương con hết mực. Vợ mất sớm thương con lão ko đi bước nữa mà ở vậy nuôi con, yêu thương con thay cả phần vợ. Lão lặng lẽ ôm bao phiền muộn lo lawgs dằn vặt vì ko tròn x vụ of 1 người cha. Lão ngóng trông con từng ngày trở về đến độ nỗi nhớ của lão vs con in đậm cả trg lời tâm sự vs ông giáo: " Thẻ của nó người ta giữ, ảnh của nó người ta đã chụp. Nó còn nhân tiền của người ta. Nó là của người ta r chứ nào còn là con t. " Tinh yêu ấy lão conf gián tiếp thể hiện qua cách lao nâng niu con V. Nó còn đc thể hiện đỉnh điểm qua cái chết vật vã đau đớn của lão. Cái chết ấy suy cho cùng cx là vì con. Lão sống vì con nay chết cx vì con. Tình yêu của LH dành cho con chính là những cung bậc cxuc cao đẹp nhất của tình phụ tử thiêng liêng.

Không chỉ vậy LH còn là một con người tự trọng và nhân hậu. Cái lương thiện sự nhân hậu của 1 người cả đời chưa bao giờ làm việc ác khiến lão H chua xót dằn vặt day vò khi nỡ lừa bán con V. Điều ấy dằn vặt laox đén lúc chết. Cđời của 1 lão bần nông khiến lão chẳng có lấy 1 ngày no đủ. Nhưng p/c lương thiện của 1 con người chân chính khiến lão dù nghèo nhưng chưa bao giờ trộm cắp của ai bh. Cx vì bảo vệ p/c tốt đẹp của mình lH đã đi đến quyết định đau đớn nhất đời: tự tử bằng bả chó. Lão chấp nhận chết để bảo toàn số tiền cho con chết trong đau đớn nhưng trong sạch. Dường như vt nên LH NC như sống cùng vs những cxuc của họ, đau trước nỗi đau của họ

Thành công của truyện ngắn 0 chỉ dừng lại ở Nd mà còn thành công bởi gtri NT đặc sắc. Đọc tp ta thấy như đc cuốn đi bởi kể chuyện lôi cuốn rất tự nhiên sử dụng những từ ngữ gần vs người nông dân. Có lẽ vh trg NC chính là cuộc đời, là tiwwngs long của mỗi nv. 0 những thế = tài xây dựng tình huông truyện ,NC đã giữ đc sự kịch tính đến tận cuối truyện.

vs tài quan sát tỉ mỉ và sự cảm nhận tinh tế, tình yêu trân trọng vs người nd, NC đã viết nên LH sống mai cùng thời gian

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
T1
Xem chi tiết
DD
10 tháng 11 2017 lúc 19:37

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".



 

Bình luận (0)
HG
10 tháng 11 2017 lúc 19:33

 Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần. 
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi. 
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài. 
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v… 
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.

Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.

Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.

Bình luận (0)
T1
10 tháng 11 2017 lúc 19:35

bạn có thể giúp mình giới thiệu về nguyên hồng được ko

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
LH
27 tháng 12 2020 lúc 20:27

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
PT
23 tháng 6 2021 lúc 15:58

Tham khảo

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Bình luận (0)
MN
23 tháng 6 2021 lúc 15:59

Tham khảo nha em:

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

Bình luận (0)
H24
23 tháng 6 2021 lúc 16:00

Tham khảo:

Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.Mặc dù lão phải sống khốn khổ , nghèo túng nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình. Lão yêu thương con rất mực. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Không chỉ vậy, tình yêu thương lão dành cho con được dâng trào đến cực điểm khi lão tử tự bằng bả chó. Qua đó , nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
MN
20 tháng 7 2021 lúc 12:11

Em tham khảo đoạn văn nhé:

Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Tuy vậy nhưng lão có cuộc sống nghèo khỗ, cô đơn. Vợ lão mất sớm, con trai duy nhất thì phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, sống cô đơn với 1 con chó để bầu bạn, tải sản chỉ có 1 mảnh vườn và 1 ít tiền. Sau khi bán cậu Vàng - người bạn duy nhất khi về già, lão thấy hối hận, sống day dứt, dằn vătt, đau xót tột cùng. Lão Hạc là người có ý thức cao về lẽ sống nên sau khi gửi số tiền ít ỏi cho ông giáo thì lạo từ chối tất cả cái gì mà ông giáo cho. Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Trong xã hội thực dân phong kiến, lão Hạc như ngọn đèn lay lắt trước gió. Qua văn bản "Lão hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc.

Bình luận (0)
KI
20 tháng 7 2021 lúc 10:36

Tham Khảo:

Bạn có thể đưa những ý sau vào bài viết:
-Qua văn bản lão hạc mỗi chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương con vô bờ bến của lão,lão thà ăn bả chó,kết thúc cuộc sống của mình để giành lấy sự sống cho con trai lão.Dấu chấm kết thúc cuộc đời lão là bước mở đầu cho con trai lão
-Lão hạc mang những vẻ đẹp của người nông dân trong xã hội cũ:giàu lòng tự trọng ,lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo vì lão cũng hiểu rõ hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn gì mình.Lão không muốn làm phiền xóm làng
-Lão có tình yêu thương với cậu vàng-kỉ vật duy nhất mà cậu con trai để lại cho lão trước khi đi làm ở đồn điền cao su.Lão yêu thương nó như con của mình,gọi nó bằng"cậu vàng ",lão ăn gì cậu ăn nấy.Lão chọn cách chết ăn bả chó cũng có liên quan tới cậu vàng vì lão cho rằng mình đã lừa 1 ***** ,cái chết của lão như sự chuộc lỗi với cậu vàng
-Văn bản lão hạc lên án bộ mặt xủa xã hội đương thời ,tố cáo cái ác và lên tiếng thể hiện tấm lòng của người nông dân với bao nét đẹp.Qua đó ta đồng cảm với người nông dân và rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống hiện tại

Bình luận (0)
XN
1 tháng 10 2021 lúc 19:09

Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào.Qua đó,có thể thấy,Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng,một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.

kiểm tra giúp mik

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết