Hãy kể tên các văn bản được học và đọc thêm theo từng thể loại ( sgk ngữ văn 6 tập 1)
Với Ngữ văn 7 tập hai, em đã được tìm hiểu sâu về một số thể loại văn bản mới, chưa học trước đó. Nêu tên và đặc điểm nổi bật của các thể loại này kèm danh mục văn bản cụ thể vào bảng sau:
STT | Tên thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT | Tên loại, thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
1 | Truyện ngụ ngôn | Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống | - Hình thức tự sự cỡ nhỏ - Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió | - Đẽo cày giữa đường - Ếch ngồi đáy giếng |
2 | Tục ngữ | Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống. | - Sáng tác ngôn từ dân gian - Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu. | Một số câu tục ngữ Việt Nam |
3 | Truyện khoa học viễn tưởng | - Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán. - Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất,... - Không gian: Không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương), ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời hay trong những thiên hà xa xôi khác),... - Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm. - Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học. - Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo hoặc khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh. | - Thường có tính chất li kì. - Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng mới về viễn cảnh hay công nghệ tương lai | - Cuộc chạm trán trên đại dương - Đường vào vũ trụ |
Thống kê tên các thể loại hoặc kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai, dẫn ra một số ví dụ.
Truyện | Thơ Đường luật | Truyện lịch sử và tiểu thuyết | Nghị luận văn học | Văn bản thông tin |
Lão Hạc Trong mắt trẻ Người thầy đầu tiên
| Mời trầu Vịnh khoa thi Hương Xa ngắm thác núi Lư Cảnh khuya
| Quang Trung đại phá quân Thanh Đánh nhau với cối xay gió Bên bờ Thiên Mạc | Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya Chiều sâu của truyện Lão Hạc Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh | Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi Bộ phim Người cha và con gái Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ |
Hãy liệt kê tên các văn bản, đoạn trích ở phần Đọc mở rộng theo thể loại trong học kì I theo các thể loại sau (làm vào vở)
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng |
1 | Thơ | |
2 | Truyện ngụ ngôn | |
3 | Tùy bút, tản văn | |
4 | Văn bản thông tin | |
5 | Văn bản nghị luận |
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng |
1 | Thơ | Con chim chiền chiện |
2 | Truyện ngụ ngôn | Chân, tay, tai, mắt, miệng |
3 | Tùy bút, tản văn | Mùa phơi sân trước |
4 | Văn bản thông tin | Phòng tránh đuối nước |
5 | Văn bản nghị luận | Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. |
Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản nào? Hãy tóm tắt đặc điểm của các loại, thể loại văn bản đó bằng một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp.
Tham khảo!
Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản:
- Văn bản nghị luận
- Thể thơ tự do
- Văn thuyết minh
Tóm tắt đặc điểm các thể loại:
Thể loại | Đặc điểm |
Văn bản nghị luận | Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận. – Cấu trúc của văn nghị luận: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài. + Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. + Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. |
Thể thơ tự do | – Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,… – Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. – Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. |
Văn thuyết minh | – Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội – Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày; – Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc. |
Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?
Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng nêu những nội dung chính trong việc thể hiện thông cơ bản của văn bản.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
LỚP 6; MÔN NGỮ VĂN
Năm học: 2021 – 2022
I.PHẦN VĂN BẢN:
HS cần nắm vững các kiến thức như: Tên tác giả, tên tác phẩm, thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt , nội dung , nghệ thuật của những văn bản đã học:
1. Gió lạnh đầu mùa ( Thạch Lam)
2. Chùm ca dao về quê hương, đất nước ( Xuân Quỳnh)
3. Chuyện cổ nước mình ( Lâm Thị Mỹ Dạ)
4. Cô Tô ( trích, Nguyễn Tuân)
II. PHẦN TIẾNG VIỆT :
1. Nhận biết và hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, hoán dụ.
2. Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép ( đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt)
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Viết bài văn thể hiện niềm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
Một số đề tham khảo
1. Kể lại một trải nghiệm giúp em có ý thức vươn lên trong học tập.
2. Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
3. Kể lại một trải nghiệm của em với người thân trong gia đình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…)
4. Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của con người với quê hương.
Cái này nếu là người trả lời thi hơi mệt ạ vui lòng tách nhỏ ra ạ
Chỉ ra một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? và Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? và Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học: Cử chỉ, ánh mắt, ghi chép.
Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được ở học kì 1 về việc đọc hiểu văn bản theo một số thể loại cụ thể:
STT | Thể loại | Kinh nghiệm đọc rút ra |
1 | Thơ sáu chữ, bảy chữ |
|
2 | Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên |
|
3 | Văn bản nghị luận |
|
4 | Truyện cười |
|
5 | Hài kịch |
|
STT | Thể loại | Kinh nghiêm đọc rút ra |
1 | Thơ sáu chữ, bảy chữ | Đếm số câu và số chữ trong câu, nếu các câu đều có sáu chữ là thể thơ sáu chữ, thơ 7 chữ là mỗi dòng có 7 chữ |
2 | Văn bản thuyết minh, giải thích về một hiện tượng tự nhiên | Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng tự nhiên, thường kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ…) |
3 | Văn bản nghị luận | Đưa ra quan điểm đánh giá của người viết về một vấn đề nào đó |
4 | Truyên cười | Là những câu chuyện ngắn gọn, thời gian và không gian không xác định, tình huống trào phúng gây tiếng cười nhằm phê phán thói hư tật xấu. |
5 | Hài kịch | Kịch dùng, hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Nhiều nhân vật, biểu diễn trên sân khấu và kết hợp các yếu tố hỗ trợ diễn xuất |
Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?
Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm. Vì trải nghiệm ở đây bao gồm:
- Trải nghiệm về cách đọc sách. Người đọc sẽ tìm ra một cách đọc phù hợp với bản thân mình.
- Trải nghiệm cùng nội dung của cuốn sách. Người đọc sẽ có thêm những hiểu biết mới dựa vào nội dung của sách, đó chính là một sự trải nghiệm.