Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p=d.h
Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h?
Ta thấy độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h
Tại sao không thể đo trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h?
Không thể tính trức tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = h.d vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
Vì không thể xác định chính xác độ cao và trọng lượng riêng của không khí.
Ta thấy độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h
Tại sao k thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h ??
Cứu mị vs ạ !:((
Để xác định áp suất của khí quyển theo công thức p = d.h thì ta phải xác định trọng lượng riêng và chiều cao của khí quyển. Mà độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h.
Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/tai-sao-khong-tinh-truc-tiep-ap-suat-khi-quyen-bang-cong-thuc-p-dh.html
Chúc bạn học tốt !!!
Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p = d.h vì:
A. Vì khí quyển không có trọng lượng riêng.
B. Vì khí quyển có độ cao rất lớn.
C. Vì độ cao cột khí quyển không thể xác định chính xác, trọng lượng riêng khí quyển là thay đổi.
D. Vì khí quyển rất nhẹ.
Đáp án C
Ta có:
+ áp suất khí quyển không xác định được chính xác độ cao của cột không khí
+ trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao
=> C đúng
Nồi áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào ? Tính áp suất này ra N/m2.
Bài làm:
Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm.
Áp suất khí quyển là : p = d.h = 136 000.0,76 = 103360
136000 là ở đâu ra mấy bạn
Tưởng có bạn đăng bài lí zui gần chết mà....;_;
cái này thì hai năm nữa hok xong r làm :)
136000N/m3 là trọng lượng riêng của thủy ngân á bạn
Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p = dh là do:
A. Không xác định được chính xác độ cao của cột không khí
B. Trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao
C. Công thức p=dhp=dh dùng để tính áp suất của chất lỏng
D. A và B đúng
Đáp án D
Ta có:
+ áp suất khí quyển không xác định được chính xác độ cao của cột không khí
+ trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao
=> Cả A và B đều đúng
Trong thí nghiệm bán cầu Ma-đơ-bua năm 1654, hai nửa hình cầu bán kính r = 30 cm úp khít vào nhau, rồi hút hết không khí bên trong. Người ta có thể tính được áp lực lên nửa bán cầu bằng công thức: π.r2.(pa – p), trong đó r là bán kính quả cầu, pa là áp suất khí quyển bên ngoài, p là áp suất không khí bên trong quả cầu (vì không thể hút hết không khí để áp suất bên trong quả cầu bằng không), p ≪ pa. Hai đàn ngựa khoẻ đều nhau, mỗi đàn 8 con, gắng sức lắm mới kéo bật hai bán cầu ra. Cho áp suất khí quyển bằng pa = 1,013.105 Pa, p = 0,01pa. Lực mỗi con ngựa kéo là bao nhiêu?
A. 4350 N
B. 3126 N
C. 1895 N
D. 3544,4 N
Đáp án: D
Áp lực mà khí quyển tác dụng lên mỗi nữa hình cầu là:
F = π.r2.(pa – p) = 8.Fk (Fk là lực kéo của mỗi con ngựa)
⇒ Fk = π.r2.(pa – p) /8 = 3544,4 N
Áp suất khí quyển p (tính bằng kilopascal, viết tắt là kPa) ở độ cao h (so với mực nước biển, tính bằng km) được tính theo công thức sau:
\(\ln \left( {\frac{p}{{100}}} \right) = - \frac{h}{7}.\)
(Theo britannica.com)
a) Tính áp suất khí quyển ở độ cao 4 km.
b) Ở độ cao trên 10 km thì áp suất khí quyển sẽ như thế nào?
a) Ở độ cao 4km ta có: \(\ln \left( {\frac{p}{{100}}} \right) = - \frac{4}{7} \Leftrightarrow \frac{p}{{100}} = {e^{\frac{{ - 4}}{7}}} \Leftrightarrow p = 56,4718122\)
Vậy áp suất khí quyển ở độ cao 4 km là 56,4718122 kPa.
b) Ở độ cao trên 10km ta có:
\(h > 10 \Leftrightarrow \ln \left( {\frac{p}{{100}}} \right) < - \frac{{10}}{7} \Leftrightarrow \frac{p}{{100}} < {e^{\frac{{ - 10}}{7}}} \Leftrightarrow p < 23,96510364\)
Vậy ở độ cao trên 10 km thì áp suất khí quyển bé hơn 29,96510364 kPa.