xác định hoán dụ
thôn đoài ngồi nhớ thôn đông, cau thôn đoài nhớ trầu ko thôn nào
xác định biện pháp tu từ có trong câu sau. nêu tác dụng diễn đạt của biện pháp tu từ đó.
a) thôn đoài ngồi nhớ thôn đông cau thôn đoài nhớ trầu không thôn nào
b) kháng chiến ba nghàn ngày không nghĩ bắp chân đầu gối vẫn săn gân
Em tham khảo:
a,
1/ Biện pháp hoán dụ
Biện pháp hoán dụ được sử dụng ở "Thôn Đoài", "Thôn Đông"
- Thôn Đoài: là nơi chàng trai ở, ý chỉ chàng trai
- Thôn Đông: là nơi cô gái ở, ý chỉ cô gái
Tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ, là loại hoán dụ lấy vật chứa đựng (thôn Đoài, thôn Đông) để chỉ vật bị chứa đựng (chàng trai, cô gái) từ đó khéo léo bộc bạch tình cảm yêu thương, niềm mong nhớ dành cho cô gái bên thôn Đông.
2/ Biện pháp ẩn dụ
Được thể hiện ở hình ảnh cau và trầu ở câu thơ thứ 2. Cau và trầu từ nhiều đời nay vốn là hai vật gắn bó, khó tách rời nhau được. Ở đây ẩn dụ chỉ những người yêu nhau, những người có đôi có cặp. Đồng thời hình ảnh cau trầu còn xuất hiện nhiều trong các đám hỏi, đám cưới cũng ngầm chỉ chàng trai đang có ý với cô gái, muốn sánh đôi cùng với cô gái.
b,
.Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người
Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong
phân tích tu từ:
a,Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài ngồi nhớ trầu không thôn Lào
b,Đầu xanh có tôi tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
a. Hoán dụ - thôn Đoài, thôn Đông.
-> Lấy vật chứa đựng để nói vật bị chứa đựng.
-> Lời tỏ tình gián tiếp, thể hiện tình cảm của chàng trai với cô gái.
b. Ẩn dụ - đầu xanh, má hồng -> ẩn dụ cho người con gái đẹp trong xã hội xưa phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay.
1. Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau:
a. Nhà có năm miệng ăn.
b. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
(Nguyễn Bính, Tương tư)
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
a, Ẩn dụ: 5 miệng ăn
b, Ẩn dụ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
c, Hoán dụ: mực - đen, đèn - rạng
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
“ Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
( Tương tư – Nguyễn Bính)
Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì?
Nội dung: nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi. Một tình yêu đằm thắm, chân quê.
câu 2 :phân biệt phép ẩn dụ và hoán dụ trong câu:
thôn đoài ngồi nhớ thôn đông
cau thôn đoài nhớ chầu không thôn nào?
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
“ Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
( Tương tư – Nguyễn Bính)
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ…
- Tác dụng :
+ Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .
+ Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
“ Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
( Tương tư – Nguyễn Bính)
Từ nội dung đoạn thơ trên anh ( chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường?
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng được các ý sau:
* Tình bạn tuổi học đường không thể thiếu
- Ý nghĩa và sức mạnh của tình bạn
- Vấn đề chọn bạn và phát triển tình bạn
- Bác bỏ việc chọn bạn tràn lan
* Tình yêu tuổi học đường
- Con đường từ tình bạn tới tình yêu không phải là tất yếu, cần phải nuôi dưỡng tình bạn trong sáng…
- Hệ quả của tình yêu:
+ Chưa phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất, bi kịch nhẹ là sa sút học tập; nặng thì trả giá khôn lường. Vì thế phải vượt lên chính mình.
+ Rút ra bài học cho chính bản thân mình.
Dạng 1: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ :
Bài 1 : Ẩn dụ
a) Tai nương nước giỏ mái nhà
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
b) Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay
Bài 2 : Hoán dụ
a) Thon Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
b) Áo tràm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
c) Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt tháp lên lủa hồng
d) Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chua thôi
Bài 1.
a. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe" để bộc lộ những diễn biến tinh tế trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. "Nghe" vốn là hoạt động của thính giác nhưng lại được sử dụng để cảm nhận những tâm trạng khác, đó là "Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn", "Nghe đi rời rạc trong hồn". Những nỗi niềm, những cảm xúc đều được tâm hồn lắng nghe và thấu hiểu.
b. Câu thơ trên cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "ngọt bùi". Bởi "lời mẹ hát" vốn được cảm nhận bằng thính giác, còn "ngọt bùi" vốn được cảm nhận bằng "vị giác" nhưng ở đây tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận âm giai của những lời mẹ hát. Lời ru của mẹ ngọt ngào, gửi gắm biết bao tâm tình, là bầu sữa thơm nuôi lớn đời con về tinh thần. Như vậy, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến cho cách diễn đạt được sâu sắc hơn.
Bài 2.
a. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh: Thôn Đoài - Thôn Đông, cau thôn Đoài - giầu không.
=> Đây là phép hoán dụ lấy vật bị chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. Thực chất, "thôn Đoài" là để chỉ những người ở thôn Đoài, mà cụ thể hơn là người con trai. Còn "thôn Đông" là để chỉ những người ở thôn Đông, thực chất là để chỉ cô gái. Thông qua hình ảnh hoán dụ này, chàng trai muốn nói: lòng mình luôn hướng về cô gái, còn cô gái liệu có hướng đến chàng trai, có dành tình cảm cho chàng trai hay không. Cách diễn đạt kín đáo, tinh tế của ca dao này đã phần này tỏ bày được tình cảm của chàng trai muôn đời với cô gái muôn thuở. (Hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)
b. Phép hoán dụ qua hình ảnh "áo chàm" để chỉ những người Việt Bắc khi chia tay cán bộ Cách mạng về xuôi. Áo chàm vừa làm hữu hình bóng những người dân Việt Bắc nghĩa tình, vừa thể hiện được sự luyến tiếc, bịn rịn. Đây thực sự là cuộc chia tay lịch sử, gói gọn ân tình của 15 năm kháng chiến. Hình ảnh hoán dụ đã làm nỗi nhớ trở nên khái quát, rộng lớn hơn. Đó không phải là cuộc chia tay của một người mà là cuộc chia tay của cả một nhóm người, của đồng bào với cán bộ. (Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật)
c. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "thắp lên lửa hồng". Hàng râm bụt theo nghĩa tả thực có thể thấy: khi hoa nở sẽ tạo nên màu đỏ rực. Tác giả liên tưởng như những đốm lửa đang thắp lên hai bên hàng rào. Cách diễn đạt này đã khiến bông hoa không chỉ hiện lên ở trạng thái tĩnh, được miêu tả qua màu sắc mà còn hiện lên ở trạng thái động, vừa sinh động, vừa cựa quậy. (Hoán dụ về phẩm chất)
d. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "đầu xanh" và "má hồng". "Đầu xanh" để chỉ người có mái tóc đen, ý chỉ người còn trẻ. "Má hồng" để chỉ phận nữ nhi, người con gái đẹp, có nhan sắc. Qua hình ảnh hoán dụ này, tác giả kín đáo nói về sự bất hạnh của người con gái đẹp. Qua đó, tác giả nhằm khái quát lên chân lí: Hồng nhan thì bạc mệnh. Những người có vẻ đẹp, tài năng thì thường chịu cuộc đời sóng gió, không mấy êm ấm.
Đọc câu thơ của Nguyễn Bính và trả lời các câu hỏi (mục 2 SGK trang 137)
a. Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng ở điểm nào?
Hai câu thơ có phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ
- Hoán dụ: thôn Đoài và thôn Đông ý chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông (dùng cái để chưa nói về cái được chứa)
Ẩn dụ: cau- trầu chỉ tình cảm trai gái (cau- trầu dùng trong cưới hỏi)
b, Nỗi nhớ người yêu trong thơ Nguyễn Bính có cả ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính lấp lửng hơn, phù hợp với việc diễn tả trạng thái cảm xúc mơ hồ khi yêu.