Những câu hỏi liên quan
HT
Xem chi tiết
TC
16 tháng 12 2016 lúc 12:36
Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .
Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .
Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà - một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .
Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !
Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”
Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.
Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!
MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!
Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại . Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà ?
Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.
Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.  
Bình luận (0)
TC
16 tháng 12 2016 lúc 12:31

 

bn tham khảo

 

Đã là con người ai chẳng yêu gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Là một lẽ tất nhiên, trẻ con yêu mẹ, yêu cha, những người gắn bó cả đời với chúng. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại. Tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.Tầm tôi hai, ba tuổi tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền và đẹp như bà tôi. Bởi một lẽ, hình ảnh bà gần như choán hết tâm trí tôi, bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Những lọn tóc dày của bà hàng ngày tôi vẫn miệt mài tết thành bím. Và khi soi mình trong gương bà chỉ cười trừ. Tôi yêu bà, yêu hương hoa bưởi tinh khiết vấn vương trong mái tóc, yêu đêm trăng bà bày cách ngồi đan rổ, yêu buổi trưa nắng theo bà ra đồng.

Dáng người cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp, như truyền làn hơi ấm vào tâm hồn tôi, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi.

Cái cười nheo nheo mắt, cái vỗ về an ủi của bà, tôi quên sao được. Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng… Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người…

Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan tọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.

Bà ơi! Có lời nào để cháu nói hết được nỗi tiếc thương bà…

Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
TP
7 tháng 11 2016 lúc 12:33

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

 

Bình luận (0)
TC
7 tháng 11 2016 lúc 15:59

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

chúc bạn học tốt vui

Bình luận (3)
CN
Xem chi tiết
LV
6 tháng 11 2016 lúc 21:39

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
 

Bình luận (1)
NX
Xem chi tiết
UT
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân

công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
 
Bình luận (0)

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

 

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

 

 Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Bình luận (0)
TD
25 tháng 3 2021 lúc 20:28

Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại hiện lên trong bài thơ với những phẩm chất cao đẹp của một vị lãnh tụ vĩ đại và một người cha già luôn dành tình yêu thương với những cử chỉ quan tâm đến những người chiến sỹ. Dù cho bên ngoài trời đã rất khuya nhưng Bác vẫn chưa ngủ mà vẫn đốt lửa sưởi ấm cho những người chiến sỹ. Hành động "nhón chân nhẹ nhàng" và "đi dém chăn từng người" của Bác chính là hành động giản dị nhưng đầy ắp tình yêu thương của Bác. Bác là ngọn lửa ấm áp dành cho dân tộc, dành cho cách mạng và con đường gian nan trước mắt. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ không những là hình ảnh của 1 vị lãnh tụ kính yêu mà còn là 1 người cha đầy ắp tình thương dành cho các con của mình. 

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
DH
13 tháng 5 2023 lúc 15:22

Bạn tham khảo dàn ý này nhé: 

Học để biết:

+ "Học để biết" là mục đích đầu tiên của việc học. "Biết" là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống...

+ Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc...

+ Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, "biết người", "biết mình", biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho "Đắc nhân tâm"...

- Học để làm:

+ "Học để làm" là mục đích tiếp theo của việc học. "Làm" là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với hành".

+ Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.

+ Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ... đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

+ Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.

- Học để chung sống:

+ Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. "Chung sống" là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc "biết", "làm".

+ Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.

- Học để tự khẳng định mình:

+ Là mục đích sau cùng của việc học. "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.

+ Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...

=> Bài học nhận thức cho cá nhân: Học không phải là con đường duy nhất nhưng là con đường ngắn nhất để đi tới thành công. Chính vì vậy khi chúng ta còn trẻ, hãy dốc sức học tập vì  tương lai tốt đẹp của bản thân. 

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
SB
7 tháng 7 2021 lúc 14:14

THAM KHẢO

 

Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật.Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..." Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái

chúc bạn học tốt 

Bình luận (1)
KY
7 tháng 7 2021 lúc 14:15

refer:

Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật.Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..." Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
MN
11 tháng 2 2022 lúc 20:47

Tham khảo :

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ , đó là Hồ Chí Minh : vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam , anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới . Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại ,anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam .Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ , lãnh đạo dân ta tới chiến thắng ,khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam .Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước ,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo ,đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp .Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam ,nhân dân Việt Nam .Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc ,Người yêu nước thương dân sâu sắc ,bởi vậy triệu triệungười dân Việt Nam đều là con cháu của Người .Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người .” (Tố Hữu ) Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế :Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ ,ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu …Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam , Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng . Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới .Bác dã từng là chủ bút tờ báo “Người cùng khổ ”ở Pháp, đã từng viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”gây tiếng vang lớn.Người còn là nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp,“Tuyên ngôn độc lập”và“ Nhật ký trong tù”cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa…Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới,thông thạo nhiều thứ tiếng,am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc.Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại,thanh cao và giản dị,giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam . Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ . Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác,em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn.Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội . Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc,cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần “Sống, chiến đấu ,lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại ”.

 

Bình luận (1)
LS
11 tháng 2 2022 lúc 20:47

Tham khảo

Bác Hồ kính yêu, vị Cha già của dân tộc. Bằng tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ, Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho nhân dân, cho Tố quốc. Trước cảnh nước mất, nhà tan; nhân dân thống khổ dưới ách đô hộ của chế độ thực dân tàn bạo, Bác đã bôn ba nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, mang lại độc lập cho dân tộc. Hòa bình, độc lập chăng bao lâu, đất nước lại chìm trong bom đạn chiên tranh của các thế lực ngoại xâm và đế quốc Mĩ. Với tài trí xuất chúng, khả năng lãnh đạo phi thường, Bác đã dìu dắt toàn dân đến bến bờ độc lập bằng những thắng lợi ve vang và những ngoại giao khôn khéo. Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam nói riêng và của cả thế giới nói chung.

Bình luận (1)
MN
11 tháng 2 2022 lúc 20:47

Em tham khảo nha:

Bác Hồ kính yêu, vị Cha già của dân tộc. Bằng tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ, Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho nhân dân, cho Tố quốc. Trước cảnh nước mất, nhà tan; nhân dân thống khổ dưới ách đô hộ của chế độ thực dân tàn bạo, Bác đã bôn ba nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, mang lại độc lập cho dân tộc. Hòa bình, độc lập chăng bao lâu, đất nước lại chìm trong bom đạn chiên tranh của các thế lực ngoại xâm và đế quốc Mĩ. Với tài trí xuất chúng, khả năng lãnh đạo phi thường, Bác đã dìu dắt toàn dân đến bến bờ độc lập bằng những thắng lợi ve vang và những ngoại giao khôn khéo. Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam nói riêng và của cả thế giới nói chung.

Bình luận (1)
TT
Xem chi tiết
TH
7 tháng 12 2016 lúc 23:27

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

Bình luận (0)
TP
16 tháng 11 2018 lúc 19:59

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Bình luận (0)