Những câu hỏi liên quan
TT
Xem chi tiết
DT
27 tháng 7 2016 lúc 18:17

Ngọc Anh ơi, Bảo Nguyên vừa có một giấc mơ về ngôi trường mà mình và bạn đang học, mình rất xúc động và viết thư kể lại cho bạn nghe. Đọc thư mình bạn đừng cười nhé. Đang mơ màng trong giấc ngủ sau một ngày làm việc vất vả, mình bỗng choàng tỉnh giấc. Hôm nay đã là ngày 20 tháng 5 năm 2035, ngày mình hẹn với bạn sẽ về thăm lại trường xưa, ngôi trường cấp II Trưng Vương thân yêu của chúng mình. Nó đã tròn một trăm năm tuổi. Mình vùng dậy và chuẩn bị đến trường với niềm vui sẽ được gặp lại ngôi trường sau bao năm xa cách. Mình đi trên con đường thân quen từ nhà đến trường. Con đường xưa mình và Ngọc Anh vẫn đi bộ cùng bạn bè sao hôm nay dài thế! Mình vừa đi vừa thất sốt ruột. Kể từ khi học xong phổ thông, mình đi du học rồi đi làm. Thời gian trôi đến là nhanh, mới thoáng đây thôi mà đã 10 năm rồi, không đủ cho mình nhận ra mình đã thay đổi đến thế nào. Bỗng dung trong lòng mình cảm thấy nao nao, vui buồn cứ lẫn lộn. Cuối cùng, mình đã đến trường. Quang cảnh trường sau 10 năm sao mà đổi thay đến vậy? Mình bồi hồi, lặng ngắm cánh cổng trường. Hồi ấy, vào khóa học của chúng mình, nó được sơn màu xanh thẫm như màu lá cây cổ thụ, và hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trưng Vương” màu xanh nước biển. Bây giờ cổng trường và các tấm rào được sơn màu vàng nhạt, còn tên trường lại màu xanh thẫm. Mình thả bộ một vòng quanh trường. Sau 10 năm trường mình đã hiện đại hơn nhiều. Bốn dãy nhà A, B, C D hai tầng xưa kia không còn nữa. Thay vào đó là ngôi nhà 6 tầng sơn màu vàng nhạt trông rất sang. Còn khu vực để xe của chúng mình hồi ấy bây giờ là bể bơi và nhà thể dục đa năng cho học sinh. Trật tự sắp xếp lớp học cũng thay đổi hoàn toàn. Thay vào những phòng học mang tên lớp 6a1, 9a2… là những phòng học theo tên các môn học như phòng Ngữ Văn, phòng Toán, phòng Tin, phòng Vật Lí… phòng nào cũng có vài ba tủ sách và tủ đựng các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, màn hình… Khu nhà trước là căng tin và phòng Đoàn đội giờ là một tòa nhà 4 tầng cửa chớp sáng bóng. Tầng một của ngôi nhà vẫn là căng tin và phòng y tế; tầng hai là nơi dành cho các bộ phận quản lí trường như phòng hiệu trưởng, hiệu phó, phòng quản lí học sinh; tầng ba là nơi nghỉ giữa giờ của các thầy cô, tầng bốn là các hội trường nhỏ dành cho sinh hoạt ngoại khóa hay đoàn đội… Quả thực với một học sinh trở lại thăm trường đầu tiên sau bao nhiêu năm như mình, đây là một sự thay đổi quá lớn lao, dường như mình không thể nhìn thấy chút dấu tích gì về trường cũ ngày xưa ngoài mấy cây bàng đang xòe tán dưới sân trường. Vẫn biết đổi thay là điều đương nhiên nhưng mình bỗng cảm thấy có chút ích kỉ, mình muốn trường mình lại như ngày ấy, như mình đã ngắm kĩ không biết đến bao lần, mình chẳng muốn thấy một sự thay đổi gì cả dù hết sức nhỏ nhoi. Mình đi vội vào sân trường. Hai hàng cây phượng vĩ đã không còn nữa. Đáng lẽ bây giờ nó đã đỏ rực những hoa và xõa bóng che mát gần hết sân trường. Mình tiếc quá. Dù trường có hiện đại hơn nhưng không còn những “bông hoa học trò” thì buồn lắm. Vìa kia, mình chỉ thấy cô chủ nhiệm của chúng mình. Thời gian, làm chúng mình trưởng thành, làm thay đổi bao thứ mà lại chẳng thay đổi được ánh mắt, nụ cười và tình yêu thương bao la của cô. Tóc cô đã bạc màu và gương mặt có hơi nhăn một chút, nhưng mà hình như cô vẫn thế. Cô đã khóc, khi thấy mình chào cô. Có lẽ cô rất xúc động vì nhìn thấy mình đã trưởng thành và cũng vì đã lâu mình chưa về thăm lại cô. Mình bỗng nhớ lại những lần sinh hoạt lớp, chúng mình quay lại thành một vòng trong, cô ngồi ở giữa, cô trò cùng hát vang bài ca đã thuộc từ ngày mới bước chân vào cổng trường Trưng Vương “Mở trang truyền thống chói sáng tên vàng. Thầy cô mến yêu đã viết nên trang sách hồng. Bao tháng năm trôi qua, vẫn ngạt ngào sắc hương, tự hào biết bao, ta là học sinh Trưng Vương”. Rồi “Chào ngày vui giữa thủ đô cùng gặp nhau trong bao mến thương. Kỉ niệm xưa không hề phai, bạn bè tình thêm lưu luyến. Từng gắn bó chung một mái trường, ta bước đi trên khắp nẻo đường. Trường Trưng Vương sáng mãi trong tim của ta”. Mắt mình cay xè và nhòa đi vì nước mắt. Mình ra sức dụi mà không ngăn được… bỗng có tiếng mẹ gọi: “Bảo Nguyên, dậy thôi, ngủ mơ gì mà cứ ú ớ vậy!”. Thì ra mình đã có một giấc mơ đẹp. Mình đã tưởng tượng ra ngôi trường của mình 10 năm sau. Dù rằng trường mình bây giờ chưa hiên đại và dù rằng một ngôi trường hiện đại phải là ngôi trường như mình thấy trong mơ nhưng không hiểu tại sao mình vẫn muốn trường mình như hôm nay, không thay đổi, giống như mình và bạn đang găn bó với nó, phải không Ngọc Anh? Và lòng mình cứ vang vang câu nói: Ai dám cho rằng mái trường không phải là nơi tuyệt vời nhất trên đời này? 

 

Bình luận (0)
TS
13 tháng 10 2019 lúc 9:38

Hải Anh thân mến!
Hải Anh à,chắc hẳn rằng bạn sẽ rất bất ngờ khi nhận được bức thư này.Dạo này bạn khỏe chứ?Đã 20 năm rồi kể từ ngày lớp mình chia tay chúng mình chưa từng gặp lại nhau.Cuộc sống ở Anh thế nào?Có gì khác so với ở Việt nam không?Dưói cái chốn đong ngưòi tấp nập ấy có lẽ bạn không còn nhớ tới mình nhưng mình thì rất nhớ bạn đấy,người bạn thân yêu à.Mình có một chuyện muốn kể với bạn nhưng mình tin chắc rằng bạn sẽ không thể ngờ được đâu.Đó là mấy tuần trước,mình về quê thăm họ hàng,tình cờ mình đã về thăm lại ngôi trường cũ khi xưa chúng mình từng ngồi học và có biế bao kỉ niệm êm đềm,ngôi trường THCS Trần kiệt thân yêu!
Hôm ấy là vào một ngày đầu hè nắng chói chang,bầu trời trong xanh cao vời vợi,mình đã bước qua cánh cổng cổng mang tên Thcs Tân Dân ấy để bước vào khuôn viên trường.Ngôi trường xưa đã hoàn toàn thay đổi khiến mình rất ngạc nhiên.Trường đã xây rộng hơn rất nhiều,có ba dãy nhà,hai dãy nhà ba tầng là các phòng học và một dãy hiệu bộ.Trường được phủ một lớp sơn màu vàng sáng làm nổi bật dòng chữ:Tiên học lễ hậu học văn.Trường rất rộng có cả sân bóng và hồ bơi nữa.Giữa sân là một cây bàng già,cổ thụ,tán lá to xanh mướt, che rợp bóng mát sân trường.Bạn có nhớ không, đó là cây bàng mà hồi lớp 9A chúng mình trồng trước khi ra trường ấy.Thật không thể tin nổi rằng nó có thể lớn thế này rồi.Xung quanh vuờn trồng rất nhiều cây,có cả vườn sinh vật nữa.Tại một góc sân trường,một cây phượng với những cánh hoa nở đỏ rực như ngọn lửa giữa trời.Và bạn biết không, mình đa nhớ lại ngày xưa khi chúng mình vẫn ngồi ôn bài,đọc truyện dưới gốc cây ấy và thi nhau nhặt những cánh phượng làm hình những con bướm kẹp trong trang vở....
Dọc theo dãy hành lang dài là các lớp học khang trang,sạch đẹp,Bàn ghế,bảng đen..đều đã được thay mới và còn có điều hòa,máy chiếu,tivi,máy vi tính hết sức tiện nghi.Những thiết bị dạy học,mô hình nghiên cứu,thiết bị điện tử giúp việc dạy và học được tốt hơn.Mình chợt đi qua lớp học ngày ấy,có lẽ dù thời gian đã qua lâu rồi nhưng hình nư mình nhận ra những kỉ niệm một hời của lớp mình vẫn còn nguyên đó.29 học sinh ngồi dưới máii truòng thân yêu cùng nhau chơi đùa,học tập,những cảnh ấy làm sao mà mình quên được.Nhớ sao những trò quậy phá,những ánh mắt tinh nghịch và cả những lúc quay bài nữa...không hiểu sao khi nhớ đến đấy mình lại cưòi một mình,có phải đó là một niềm vui rất ngô nghê không?Trường còn có cả thư viện lớn với rất nhiều sách báo và cả canteen nữa.Có lẽ trường đã thay đổi quá nhiều so với tưởng tượng của mình trước đó.Và..mình đa xgawpj lại cô giáo chủ nhiệm hồi ấy của bọn mình..cô Hà.Mình đã cạy đén ôm chằm lấy cô như muốn lấp đầy khoảng trống nỗi nhớ trong tim vậy.Cô đã béo hơn trước rất nhiều suýt chút nữa thì mình không nhận ra đấy.Mái tóc cô đã điểm bạc,cũng ngòai 50 tuổi rồi còn gì nhưng cô vẫn dốc hết mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước.Cô cũng rất sững sờ khi nhìn thấy mình và những niềm vui trong lòng mình lại nở rộ lên.Cô đã đưa mình đi thăm trường và đã biết trường mình đã đạt chuẩn quốc giddayssa và còn có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi tỉnh,huyện, và quốc gia.Bọn trẻ bây giờ sướng thật,có trường học tiện nghi thế này,lại được các thầy cô dạy dỗ chỉ bảo tận tình,ôi sao tự dưng mình thấy ghen tị với bọn chúng quá.Cô Hà đưua mình vào văn phòng Đoàn trường,nơi chứa những thành tích,bằng khen và sự cố gắng của trường trong suốt bao năm qua.Mình đã nhìn thấy một bức ảnh nhỏ gần giữa căn phòng,đó là bức ảnh mình,bạn,Hằng và Huy cầm trên tay giải thưởng học sinh giởi tỉnh hồi đó.Mình cũng đã gặp lại Hằng cách đây 2 năm,bạn ấy đang là một nhà báo xuất sắc.MÌnh cùng cô Hà đi thăm các thầy cô giáo trong trường.Rất nhiều thầy cô đã nghỉ hưu,các thầy cô dạy mình hồi đó chỉ còn cô Hà,thầy Hân và cô Huyền.Các thầy cô giáo mới đến,có cô còn trẻ hươn cả tuổi mình nữa nhưng luôn có một lòng nhiệt huyết,yêu nghề.Đưng từ trên cao nhìn xuống sân trường nhộn nhịp mình lại nhớ ngày xưa,lòng chan chứa những kỉ niệm.Chợt mình muốn quay trở lại thời ấy một lần nữa,để được là một học sinh dưới ngôi trường này,dưói bàn tay che chở,thương yêu của các thầy cô giáo.
Ngay lúc này đây,tại nơi đất khách quê người,giữa chốn kinh đô thời trang hoa lệ này mình vẫn còn nhớ như inhwungx cảm giác xao xuyến của ngày hôm ấy khiến mình nhớ trường nhớ bạn,nhớ thì học sinh.Xa trường bao năm rồi mà hôm ấy về thăm trường cũ mình lại có cảm giác gần gũi,thân thiết như xưa.Và giờ đây mình đang nhớ đến bạn,từ nơi xa kia không biết bạn có thể hiểu được lòng mình hay không nhưng mình mong và hi vọng một ngày nào đó,khi trở về quê hương Việt Nam yêu dấu, mình và bạn sẽ nắm tay như thời còn thơ ấy,thăm lại ngôi trường này và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp.Hải anh à,hãy nhớ đén lời đề nghị này của mình nhe.Trả lời mình càng sớm cang tốt.Chúc cho bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công.Mong thư bạn nhiều.
Người bạn thân yêu

Bình luận (0)
H24
13 tháng 10 2019 lúc 11:12

Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng dương học tập đầy gian khó, tôi đã đử tự tin dê về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.

Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh va thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều. Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi.

Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét “ 9/2 SIU WẬY” trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu “ ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG”, mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là “ 9/2 SIU WẬY” thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương.

Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề “ thủ công” độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm ban bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu “ Em yêu cô” gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc.

Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
VH
27 tháng 10 2016 lúc 17:41

Sau khi biết chuyện, nhà vua bèn hạ lệnh chém đầu hai mẹ con Cám. Nhưng với lòng nhân hậu, Tấm xin vua tha tội hai người. Nhà vua y lời. Mẹ con Cám lạy tạ rời khỏi hoàng cung. Quá xấu hổ cả hai không trở về làng cũ mà xuống thuyền định sang xứ khác. Nhưng, trời bất dung gian, thuyền trôi đến giữa sông, trời yên bỗng dưng nổi gió. Mây kéo đen mịt cả một góc trời, bão táp dâng lên ầm ĩ. Mẹ con Con Cám hoảng hốt hét vang :
- Tấp vào bờ ngay đi !
Nhưng tiếng la vừa dứt, sóng đã vỗ gãy lái thuyền, buồm rách toác, cột gãy làm đôi, thuyền tròng trành quay. Mẹ con Cám ngước mắt lên trời than:
- Ngày xưa ta đã làm nhiều điều ác, nay trời phạt ta còn mong gì sống sót.
Một tiếng sét nổ tung, hai mẹ con Cám văng ra khỏi mạn thuyền, sóng biển ào tới dập vào xác họ. Hai mẹ con Cám chới với một lúc rồi chìm nghỉm.

Bình luận (1)
VH
27 tháng 10 2016 lúc 17:36

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác .

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

 
Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
VD
3 tháng 7 2018 lúc 11:12

1. Phần Mở bài

Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.

Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm

- Cô chủ nhiệm lớp em tên là Nguyễn Hồng Khanh.

Năm nay, cô khoảng 36 tuổi.

- Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé 3 tuổi.

Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.

- Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.

- Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.

- Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.

b). Kể về những việc làm của cô

* Khi ở trường

- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.

Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.

- Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.

- Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước…

Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.

- Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.

- Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.

Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.

* Khi ở nhà

- Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.

- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.

- Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp.

3. Phần Kết bài

- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.

- Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.

- Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

- Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm Nguyễn Hồng Khanh của mình.

Bình luận (0)
MM
3 tháng 7 2018 lúc 11:17

I. Mới bài: Giới thiệu cô giáo mà bạn định kể

Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu cô giáo

a. Ngoại hình:

- Năm nay cô 46 tuổi

- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em

- Cô mũm mỉm

- Đi dạy cô thường mặc áo dài

- Cô có giọng nói rất truyền cảm và thân thiện

- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyện

- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh

- Khuôn mặt tròn

- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp

- Mũi cô cao

- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài

b. Tính tình:

- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc

- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc

- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay ghét bất kì ai

- Cô rất yêu thương chúng em

- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban

2. Kể về cô giáo:

a. Kể về cô khi cô ở trường:

- Cô rất ân cần và dịu dàng

- Cô luôn đến trường rất sớm

- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình

- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập

b. Kể về cô khi cô ở nhà:

- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gàng, sạch sẽ

- Nhà cô có 1 vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang

- Cô rất khéo tay, mọi đồ dùng trong nhà đều do tay cô làm.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô

- Em rất yêu thương và kính trọng cô

- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo

Bình luận (0)
H24
3 tháng 7 2018 lúc 11:20

Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
NL
15 tháng 12 2016 lúc 21:32

"- A lô, mày hả?

- Ừ, tao nè! Có gì không?

- Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao không?

- Ok, kiki

Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. "Ôi", một tiếng "ôi" của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau mười năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!

Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về với cát bụi. Không còn gì tả!

HẾT!"

HÌ HÌ đùa tí thôi vào chủ đề chính nhé

Bài làm 1 Thu Hà và Thu Hồng là hai chị em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Năm nay, cả hai đều lên lớp 6A, do cô Hoa Lan dạy văn làm giáo viên chủ nhiệm. Ngày 16 tháng 12 năm ngoái, trường Đồng Nga mở hội kỉ niệm tám mươi năm ngày thành lập trường. Vui ơi là vui! Nhưng mà mệt quá! Vì hai chị em tham gia những ba tiết mục chào mừng: hai bài hát, một điệu múa đôi, được khán giả vỗ tay rào rào. Tối hôm ấy, hai chị em được bố mẹ cho phép đi ngủ sớm. Nhưng kì chưa, trằn trọc mãi mà có ngủ được đâu. Càng lạ hơn nữa là khi thếp đi, cả hai cùng mơ một giấc mơ thật đẹp giống nhau: ngày hội trường Đồng Nga mười năm sau, khi ấy Thu Hà và Thu Hồng đã hai mươi mốt tuổi, năm tháng rưỡi, đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bồi hồi về thăm lại trường xưa. Nhớ lại mười năm trước khi hai cô gái nhỏ vừa tạm biệt mái trường tiểu học Đồng Nga – ngôi trường thân yêu dưới bóng hoàng lan, gắn bó suốt 5 năm học, với bao kỉ niệm ngọt ngào để chuyển qua trường trung học cơ sở mới xây dựng ở ngoài đồng. Quả thật, trường mới xây dựng bề thế hơn nhiều. Nhưng phải có một thời gian khá lâu mới quen, mới thích ngôi trường mới này. Năm tháng trôi nhanh, tốt nghiệp THCS lên PTTH, vào học ở trường Xuân Tỉnh, rồi bốn năm qua, Hồng và Hà được đào tạo chính qui ở trường Đại học Sư phạm. Vậy mà cô gái làng Chè này chỉ mong có ngày trở về thăm ngôi trường tuổi thơ yêu dấu. Thì giờ đây, ngày ấy cũng tới! Hỏi không xôn xao, không náo nức sao được. Thướt tha và dịu dàng trong hai bộ áo dài lụa trắng, Thu Hà và Thu Hồng dắt tay nhau men theo dọc bờ đê đã thành dải đường lụa mịn màng dung dăng đi tới trường. Cổng trường kia rồi! rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu, băng rôn chào mừng. Lão tiên đồng hoàng lan, trải qua mười năm gió bụi, mà hình như chẳng già đi chút nào, vẫn tỏa hương thơm ngát. Trong hương hoa thoang thoảng, dưới bóng rợp của tán lá tầng tầng, tai vẫn nghe tiếng loa truyền đi lời diễn văn chào mừng kỉ niệm trường của cô hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Đỗ Hòa Lan (Cô giáo chủ nhiệm của hai chị em hồi lớp 6, ba năm trước đã được bầu làm người lãnh đạo cao nhất của trường học lớn với 2000 học sinh khu vực Đồng Nga, cầu Thăng Long này). Mắt hai chị em như loa lóa trước bao sắc màu lộng lẫy của hoa, của bóng bay, khăn quàng đỏ rực trên ngực của hàng ngàn thiếu nhi, nhi đồng khuôn mặt bừng sáng, hớn hở niềm vui. Phần nghi lễ đã qua từ lúc nào. Hai chị em vội đi chào các thầy, cô giáo cũ. Cô Hòa Lan mỗi tay ôm một đứa, nụ cười rộng mở và nước mắt quanh mi. – Trời! Hai đứa con gái của cô đã lớn, xinh thế này ư? Sang năm ra trường có định về quê dạy học không đấy? – Vâng, thưa cô, có chứ ạ! Hồng, Hà líu ríu đáp. Bụi phấn còn vương hay sương chiều đã phảng phất trên mái tóc dài buông ngày ấy của cô, nay cũng đã ngắn, mỏng khá nhiều. Tạm rời tay cô, Hồng, Hà rảo bước tới căn phòng, nơi hai chị em ngồi học năm lớp 5. Thay đổi nhiều quá! Hà thốt lên ngạc nhiên khi bước chân vào căn phòng sáng chưng, hiện đại. Hóa ra bây giờ học sinh được học theo các phòng bộ môn: phòng học toán, phòng học văn, sử, địa, sinh, thể dục… Căn phòng học của hai chị em ngày xưa nay trở thành phòng chuyên dạy văn vói năm dàn máy vi tính, hệ mới nhất. Trên tường treo chân dung của các tác giả được học trong chương trình. Sát tường phía dưới là sách giáo khoa Tiếng Việt, kể chuyện, các tạp chí, tập san, báo Văn nghệ… Bảng phớt trắng tinh. Máy chiếu hắt đặt ở góc phải. Micrô bốn chiếc. Bàn ghế học sinh xếp ba dãy, mỗi dãy bốn bàn, mỗi bàn ngồi có hai người. Mỗi lớp không vượt quá 25 học sinh. – Chẳng thua gì phòng học của ĐHSP Hà Nội, Hồng nhỉ? Hà tấm tắc khen. Năm mươi phòng phục vụ cho việc dạy học trong một tòa nhà năm tầng với hệ thống thang máy và điều hòa nhiệt độ, vẫn đứng cách tòa nhà cổ với cây hoàng lan, cây sấu, cây phượng, cây bàng… cũng chẳng già đi bao nhiêu… Một khoảng sân gạch vuông đỏ, không rêu. – Lão tiên đồng hoàng lai ơi! Hoàng lan! Nhất định sang năm chị em cháu sẽ về đây làm cô giáo, để được sớm chiều bên ông, dìu dắt lớp đàn em, để được đền ơn các thầy cô, đền ơn mái trường no ấm, đền ơn cả bóng mát và hương thơm của hoàng lan tiên ông nữa đấy. – Về đi! Về đi!...V…ề…đ…i! Tiếng cây già giục gọi hay tiếng loa truyền thnh vang động, kéo dài làm hai chị em bừng tỉnh giấc. Chết thôi đã sáng banh mắt ra rồi. Mọi chuyện chỉ là mơ, một giấc mơ thật đẹp.

 

Bình luận (3)
LT
Xem chi tiết
TA
4 tháng 12 2017 lúc 20:30

I. Mở bài: nêu vấn đề cần giới thiệu
Thời gian là một thứ khiến người ta phải giật mình khi quay lại với quá khứ. Thời gian đi qua để lại quá khứ những kỉ niệm buồn, những kỉ niện vui. Những kỉ niệm vui đối với tôi là kỉ niệm thời cấp sách đến trường. ngôi trường than yêu của tôi đã từng ngày phai màu theo thời gian. 20-11 vừa rồi về thăm lại trường xưa khiến long tôi nao nao, những cảm xúc vươn vấn khó tả. ngôi trường chẳng đổi khác chút nào.

II. Thân bài
1. Hoàn cảnh về thăm trường
- Ngày 20/11: nhân ngày 20/11 về thăm trường, về thăm lại ngôi trường kỉ niệm, để gặp bạn bè, thầy cô.
- Về với ai?: về với những người bạn than lúc xưa hay đi một mình
- Con đường đến trường: con đường đến trường đổi khác
+ ngày xưa: đường đất, hai bên là cây cối um tum
+ bây giờ: đường nhựa, nhà cao tầng mọc như nấm
2. Không khí ngày về thăm trường
- Bầu trời: bầu trời trong xanh
- Cây cối
- Xe cộ
- Con người
3. Tả trường
- Công trường
- Sân trường
- Lớp học
- Những nơi gắn với thời cắp sách
4. Tả người
- Thầy cô
- Học sinh
- Bạn bè
5. Cảm xúc khi về thăm lại trường

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về ngôi trường đổi thay theo thời gian
 

Bình luận (0)
SM
4 tháng 12 2017 lúc 20:32

I. Mở bài: nêu vấn đề cần giới thiệu
Thời gian là một thứ khiến người ta phải giật mình khi quay lại với quá khứ. Thời gian đi qua để lại quá khứ những kỉ niệm buồn, những kỉ niện vui. Những kỉ niệm vui đối với tôi là kỉ niệm thời cấp sách đến trường. ngôi trường than yêu của tôi đã từng ngày phai màu theo thời gian. 20-11 vừa rồi về thăm lại trường xưa khiến long tôi nao nao, những cảm xúc vươn vấn khó tả. ngôi trường chẳng đổi khác chút nào.

II. Thân bài
1. Hoàn cảnh về thăm trường
- Ngày 20/11: nhân ngày 20/11 về thăm trường, về thăm lại ngôi trường kỉ niệm, để gặp bạn bè, thầy cô.
- Về với ai?: về với những người bạn than lúc xưa hay đi một mình
- Con đường đến trường: con đường đến trường đổi khác
+ ngày xưa: đường đất, hai bên là cây cối um tum
+ bây giờ: đường nhựa, nhà cao tầng mọc như nấm
2. Không khí ngày về thăm trường
- Bầu trời: bầu trời trong xanh
- Cây cối
- Xe cộ
- Con người
3. Tả trường
- Công trường
- Sân trường
- Lớp học
- Những nơi gắn với thời cắp sách
4. Tả người
- Thầy cô
- Học sinh
- Bạn bè
5. Cảm xúc khi về thăm lại trường

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về ngôi trường đổi thay theo thời gian

Bình luận (0)
SH
Xem chi tiết
TG
13 tháng 3 2018 lúc 20:52

 Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

TB:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ:

– Thầy đã già, mái tóc bạc.

– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời

kb

* Cảm nghĩ của em:

– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

– Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bình luận (0)
KS
13 tháng 3 2018 lúc 20:53

*Bài làm 1:

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.

Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:

    + Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ

    + Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ

    + Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con

    + Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học

*Bài làm 2:

Mở bài : Kể lại việc em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.

Thân bài :

   - Miêu tả thầy giáo cũ của mẹ :

       + Khuôn mặt : làn da nhăn, mái tóc bạc, ...

       + Dáng người : cao, thấp, gầy, béo, trông đã yếu hay còn khỏe mạnh...

   - Hình ảnh thầy trong giây phút xúc động gặp lại học trò cũ :

       + Ngạc nhiên đến mừng rỡ, xúc động : thể hiện trên ánh mắt, nụ cười.

       + Sự đón tiếp ân cần, nồng hậu của thầy.

Kết bài : Sự xúc động của em và mẹ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ về nghĩa tôn sư trọng đạo em cần học hỏi.

Chọn 1 trong 2 bài nha bạn!

Bình luận (0)
H6
14 tháng 3 2018 lúc 11:20

ngu vừa thôi

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 10 2019 lúc 14:46

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.

Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:

    + Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ

    + Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ

    + Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con

    + Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học

Bình luận (0)
PM
Xem chi tiết

Tham khảo:h.vn/hoi-dap/question/190449

Bình luận (0)
JN
12 tháng 2 2018 lúc 17:04

1. Phần Mở bài

Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.

Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm

- Cô chủ nhiệm lớp em tên là ....
Năm nay, cô khoảng ... tuổi.

- Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé 3 tuổi.

Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.

- Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.

- Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.

- Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.

b). Kể về những việc làm của cô

* Khi ở trường

- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.

Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.

- Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.

- Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước…

Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.

- Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.

- Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.

Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.

* Khi ở nhà

- Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.

- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.

- Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp.

3. Phần Kết bài

- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.

- Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.

- Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

- Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm của mình.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 2 2018 lúc 20:25

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PG
7 tháng 5 2019 lúc 19:53

1. Mở bài: Cô Luân là cô giáo đầu tiên của tôi.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Vóc người thon thả.

- Thường mặc áo sơ mi trắng khi đến lớp.

- Mái tóc dài, đen mượt.

- Khuôn mặt hiền từ.

- Hàm răng trắng, đều đặn.

- Cặp mắt to, sâu và sáng.

- Đôi bàn tay thon thon, ngón tay gầy gầy.

b) Tính tình:

- Rất tận tụy với học sinh, thường đi dạy sớm.

- Quan tâm đặc biệt đối với học sinh nghèo, học sinh yếu kém.

- Thân ái với đồng nghiệp; hết lòng với công việc.

- Gắn bó với trường lớp.

3. Kết bài:

- Em rất biết ơn cô.

- Em sẽ ra sức học tập để xứng đáng với sự dạy dỗ của cô.

             hk tốt - Giang

Bình luận (0)