Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
PH
15 tháng 5 2018 lúc 2:16

* Trình bày khái quát:

   - Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Hậu Lê

   - Thời Gia Long chia nươc thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực Doanh ( Trung Bộ ) do triều đình trực tiếp cai quản

   Năm 1831 - 1832: Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc triều phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình

   Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, thi cử

   Một bộ luật mới được ban hành – Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long, gồm 400 điều.

   Quân dội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ, song còn lạc hậu, thô sơ.

* Nhận xét:

   - Nhìn chung bộ máy Nhà nược thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít.

   - Song những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, Nhà nước thời Nguyễn là Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
27 tháng 2 2018 lúc 6:12

- Bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

- Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương quy củ chặt chẽ. Tổ chức các đơn vị hành chính: cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

- Đến thời Minh Mạng, năm 1831 – 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

- Nhận xét:

     + Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

     + Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ

     + Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tâp quyền.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
NL
12 tháng 4 2017 lúc 11:43

Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn :
- Bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê. Nhưng do đất nước mới hợp nhất, nên vua Gia Long đã chia đất nước thành 3 vùng là Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh, về mặt danh nghĩa thì chính quyền trung ương cai quản cả nước, song trên thực tế triều đình chỉ trực tiếp cai quản miền Trung, còn các trấn ở Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về trung ương khi có công việc quan trọng.
- Đến thời Minh Mạng, đã thực hiện cải cách hành chính vào năm 1831 - 1832 và bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh có Tổng đốc. Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng, xã.
- Như vậy, bộ máy nhà nước thời Nguyễn cũng được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế cao độ thời Lê. Quá trình hoàn chỉnh bộ máy kéo dài trong 30 năm, qua hai triều vua là Gia Long và Minh Mạng. Đến thời Minh Mạng thì bộ máy thống trị đã được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Bình luận (0)
NT
1 tháng 5 2019 lúc 20:10

Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn :
- Bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê. Nhưng do đất nước mới hợp nhất, nên vua Gia Long đã chia đất nước thành 3 vùng là Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh, về mặt danh nghĩa thì chính quyền trung ương cai quản cả nước, song trên thực tế triều đình chỉ trực tiếp cai quản miền Trung, còn các trấn ở Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về trung ương khi có công việc quan trọng.
- Đến thời Minh Mạng, đã thực hiện cải cách hành chính vào năm 1831 - 1832 và bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh có Tổng đốc. Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng, xã.
- Như vậy, bộ máy nhà nước thời Nguyễn cũng được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế cao độ thời Lê. Quá trình hoàn chỉnh bộ máy kéo dài trong 30 năm, qua hai triều vua là Gia Long và Minh Mạng. Đến thời Minh Mạng thì bộ máy thống trị đã được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương.haha

Bài 25 : Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Bình luận (0)
OK
Xem chi tiết
DN
2 tháng 4 2022 lúc 0:45

Tham khảo:

Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.

Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức  chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.

Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.

Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.

Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.

Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.

Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.

Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

*Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

– Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

– Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

Bình luận (0)
KS
2 tháng 4 2022 lúc 5:33

Tham khảo:

Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.

Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức  chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.

Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.

Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.

Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.

Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.

Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.

Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

*Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

– Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

– Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NN
28 tháng 2 2022 lúc 9:52

câu 3:

- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

- Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua

- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

Bình luận (2)
TT
28 tháng 2 2022 lúc 9:56

Tham khảo

Câu 4:

1.Thời Lý: Bộ luật Hình thư

2.Thời Trần: Quốc triều hình luật

- Kế thừa nội dung của Hình thư từ thời Lý và bổ sung và điều chỉnh nhất định về hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tư hữu đất đai, tài sản.

3.Thời vua Lê Thánh Tông: Bộ luật Hồng Đức

4.Thời Nguyễn: Bộ luật Gia Long - Bộ luật tiến bộ nhất:

- Bao gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển.

- Trong đó, có các nội dung về hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng.

- Đây được đánh giá là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam.

Câu 5:

Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện:

* Về tổ chức nhà nước:

- Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

- Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

* Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.

* Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

* Về đối ngoại:

- Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.

- Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

⟹ Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

Câu 6:

- Nhân dân: tích cực khai hoang, mở rộng sản xuất.

- Nhà nước: ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:

+ Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

+ Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.

+ Thủy lợi: được nhà nước quan tâm. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”.

+ Nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Bình luận (0)
CT
Xem chi tiết
H24
29 tháng 1 2022 lúc 16:12

Tham khảo 

Tổ chức nhà nước đầu tiên bao gồm:

Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, lạc tướng.Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướngĐứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính.

=> Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

Bình luận (1)
KH
29 tháng 1 2022 lúc 16:13

Tham khảo :

Tổ chức nhà nước đầu tiên bao gồm:

Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, lạc tướng.Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướngĐứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính.

=> Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

Bình luận (0)
PC
Xem chi tiết
DH
1 tháng 5 2021 lúc 18:06

Tham khảo nhéundefined

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
NH
29 tháng 2 2016 lúc 15:58

Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

-         Tư tưởng - tôn giáo:

+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.

+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.

+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.

-         Giáo dục

+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.

+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

-         Văn học

+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.

+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.

* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:

-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể

- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết