Những câu hỏi liên quan
LM
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
DQ
17 tháng 10 2017 lúc 20:17

lên google mà tra có đấy

Bình luận (0)
LK
17 tháng 10 2017 lúc 20:33

Bạn kiếm trên mạng chọn lọc ra những bai văn hay rồi suy nghĩ ra những cau tựa tựa 

Bình luận (0)
BA
17 tháng 10 2017 lúc 22:00

 1

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

  Thân bài:

a) Tả bao quát:

  Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

  Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu.

2

Nơi em sống là một vùng quê nằm ở ngoại thành. Xung quanh là ruộng lúa sông ngòi. Với những cánh đồng bát ngát, cò bay mỏi cánh hiện lên trong sương sớm.

         Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà  tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

    Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.

Bình luận (0)
DS
Xem chi tiết
LT
27 tháng 1 2021 lúc 20:30

Where???

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NG
Xem chi tiết
DP
22 tháng 10 2018 lúc 19:25

Quê em có nhiều cảnh đẹp như : bãi biển Vũng Tàu, dòng sông với những đoàn thuyền xuôi ngược,… Nhưng một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất ở địa phương em là cánh đồng lúa chín.

Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Nhìn từ xa cánh đồng rộng mênh mông như tấm thảm vàng khổng lồ. Những bông lúa chín vàng óng dưới ánh nắng, vô cùng rực rỡ. Khi vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu nặng. Mỗi khi có gió thổi qua cho dù rất nhẹ nhưng cũng đã đưa hương thơm của lúa chín thổi đến  khắp nơi trong làng. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng như những loài hoa, loài cây khác mà đem lại cảm giác rất thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây cao thẳng tắp, những cái cây này được trồng thành hàng bao quanh những cánh đồng lúa. Những hàng cây cũng là nơi để các bác, các cô chú nông dân nghỉ mát, hóng những đợt gió thổi bay cái nóng, tiếp sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà.

Em rất yêu cánh đồng lúa quê em vì nó đã đem lại cơm no áo ấm cho người dân quê em. Em thầm cảm ơn cây lúa, cảm ơn người nông dân. Em luôn tự hào về cảnh đẹp này của quê mình.

Bình luận (0)
PC
27 tháng 10 2021 lúc 21:59

Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em

1. Mở bài

Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài

a. Tả bao quát:

Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết bài

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

Dàn ý tả lại một cảnh đẹp của quê hương

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn

                                                                  BÀI LÀM

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
25 tháng 8 2023 lúc 12:25

giờ chị lớp 10 rồi ak

 

Bình luận (0)
VP
Xem chi tiết
H24
19 tháng 3 2021 lúc 20:40
Dàn ý thuyết minh về Hồ Tây

I. Mở bài:

– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Tây lớp 9.

II. Thân bài:

* Vị trí của Hồ Tây ở đâu?

– Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ của thủ đô Hà Nội.

– Đây chính là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích là hơn 500 ha cùng với chu vi là 11,5km.

* Nguồn gốc của Hồ Tây là gì?

– Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá trình sông chuyển dòng chảy.

– Trong sách “Tây Hồ chí” đã ghi lại rằng Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bao xung quanh là cây rừng với thực vật phong phú, thậm chí còn có cả động vật quý hiếm nữa.

– Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết mà thay đổi: từ Đầm Xác Cáo – tên gọi xưa nhất của Hồ Tây dựa trên truyền thuyết về hồ ly tinh chín đuôi cũng như sự ra đời của hồ đến Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Tây Hồ… Tuy vậy, qua bao năm, người dân vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.

 

* Khung cảnh Hồ Tây như thế nào?

– Hồ Tây rất đẹp. Nhiều du khách ghé thăm Hà Nội, trở về đều nhớ mãi mặt hồ xanh trong, tán bàng, tán phượng xoè rộng, gió hiu hiu, người người qua lại cùng với những di tích không kém phần linh thiêng cổ kính.

– Từ Hồ Tây đi ra xung quanh sẽ tới những ngôi làng cổ, những con phố với các quán cà phê hướng về phía mặt hồ được nhiều người lựa chọn dừng chân.

– Phía lối đi dạo gần hồ còn có lan can được xây dựng với những hoa văn thẩm mỹ. Đèn đường xếp lối thẳng hàng. Buổi tối ở bên hồ rất náo nhiệt: người người nhà nhà đi hóng gió, đi dạo…

– Mỗi buổi sớm, khi mặt trời xuất hiện, mặt hồ lấp lánh như dát vàng, gợn sóng nhỏ lăn tăn khiến lòng người yên bình đến lạ. Chiều về, ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt hồ in bóng lòng đỏ trứng phía trên cao, những nhành liễu rì rào đung đưa trong gió... Thơ mộng biết bao.

– Với một khung cảnh đẹp và diện tích rộng lớn, nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh cưới yêu thích của rất nhiều cặp đôi nữa.

* Ý nghĩa của Hồ Tây ra sao?

 

– Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh tuyệt đẹp. Vào thời Lý – Trần, các vua đã cho xây dựng nhiều hành cung nghỉ mát xung quanh hồ, nay là khu vực các chùa Kim Liên, Trấn Quốc…

=> Bởi vậy, xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá.

– Hồ Tây là một nét đẹp trong nội thành Hà Nội, là đề tài cho nhiều bức ảnh, bài thơ, bức tranh.

– Nơi đây cũng là chỗ đi bộ, tập thể dục buổi sáng hay là nơi hò hẹn của nhiều cặp đôi.

– Hồ Tây từ lâu đã xuất hiện trong ca dao, trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng.

* Hiện trạng của Hồ Tây và hành động nên làm?

– Thực trạng: Vào năm 2016, một lượng lớn cá tại hồ đã chết với nguyên do là trong hồ không có oxy cho chúng hô hấp. Theo nghiên cứu và điều tra ra thì nguyên nhân đó là do hồ bị ô nhiễm từ lâu. Rất nhiều năm qua hồ chưa được nạo vét và hàng ngày vẫn có rất nhiều cống nước thải xả trực tiếp ra hồ mà chưa qua xử lý.

– Hành động: Mỗi chúng ta cần góp sức chung tay bảo vệ không gian xanh – sạch – đẹp của hồ. Một hành động nhỏ cùng góp lại sẽ tạo nên thành quả lớn. Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có nhiều biện pháp để giữ gìn vẻ đẹp của hồ.

III. Kết bài:

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Tây.

 Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 1

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, có đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại.

Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm… cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.

Phía Tây hồ Tây ngày nay vẫn còn dấu vết nhiều làng cổ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một huyền tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan”. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khuê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng…Có một nơi mà nhiều du khách muốn tới thăm là chùa Trấn Quốc. Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo nhỏ giữa mênh mang sóng nước ngay bên đường Thanh Niên, con đường đẹp ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỷ VI thời Lý Nam Đế. Hoà Thượng Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết: “Vào năm 541-548 khởi đầu được gọi là chùa Khai Quốc, chùa được xây dựng ngoài bãi sông Hồng, sau này vào đời Hậu Lê ( thế kỷ 17) thì chuyển vào đây. Trước đây nơi này được gọi là bãi cá vàng, mà vua chúa thời xưa du xuân,du thuỷ, sau đó các vị cao tăng về đây tu hành. Ngôi chùa tính đến nay có lịch sử 1440 năm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Bên cạnh đó thì bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá (nay thuộc quận Hoàn Kiếm).

 

Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.

Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ. Ông Nguyễn Quang Lộc, nhà ở Quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghe nói hồ Tây rộng, chứ chưa đi hết. Nhưng nay đi xe điện quanh hồ tôi biết thêm nhiều điều, hiểu thêm các làng nghề, các di tích, đình, chùa xung quanh hồ Tây”.

 

Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về. Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.

Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 2

Anh về đây Hà Nội một chiều đông
Chiều Hồ Tây với mênh mông nỗi nhớ
Đông đã về lăn tăn con sóng nhỏ
Người bên người mặc cho gió bấc lay…

Chỉ đọc vài câu thơ là ta đã thấy hồ Tây thật thơ mộng và hữu tình đúng không nào? Nếu đã là người con của Hà Nội thì chắc hẳn sẽ biết về hồ này.

Hồ Tây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, đây cũng được coi là một sân khấu đặc biệt, kết hợp giữa mây trời và cảnh quan thành phố.

Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, là hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha).

Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Tây trước đây chính là một đoạn của sông Hồng. Trải qua quá trình ngưng đọng và đổi dòng của sông, hồ đã trở thành hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực nội thành Hà Nội.

Hồ có từ thời nhà Lý, Trần. Nơi đây được các vua xây dựng các cung điện để giải trí và nghỉ mát, có thể kể đến như: Điện Hàm Nguyên đời nhà Trần, Cung Từ Hoa đời nhà Lý, nay là khu chùa Trấn Quốc và Kim Liên.

Xung quanh Tây Hồ có nhiều di tích văn hóa lịch sử như: Làng Nghi Tàm, chùa Kim Liên với kiến trúc độc đáo và là quê hương của bà Huyện Thanh Quan. Làng Xuân La là nơi thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, còn phủ Hồ là nơi để thờ Liễu Hạnh Công chúa. Đường Thanh niên, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây.

Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp. Ngoài ra còn các di tích văn hóa khác có thể kể đến như: Làng Nhật Tân, Làng Kẻ Bưởi,…

 

Ngoài ra, Hồ Tây cũng rất đặc biệt, dưới đáy hồ có nhiều nghĩa địa cổ. Nhưng tại sao, những ngôi mộ lại nằm ở giữa hồ? Chẳng lẽ, phong tục người dân ven hồ đem người chết ra giữa hồ chôn sao? Xưa kia, Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 ha và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay.

Bên Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong bãi.

Trong sử sách cũng chép, thời Lê, khi đánh nhau với quân Chăm-pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm-pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống dưới sâu.

Hồ Tây có gì? Hồ Tây có bình yên, sự bình yên hiếm hoi giữa Hà Nội tấp nập này. Sáng sớm ở hồ Tây thường có sương mù, nhất là vào mùa đông, mùa xuân. Nước hồ Tây buổi sáng xao động rất nhẹ, mặt hồ gần như phẳng lặng vì yên gió.

Xung quanh hồ là những người tập thể dục, đạp xe đạp rất đông. Ai cũng muốn hít thở một bầu không khí mát mẻ, trong lành ở nơi không gian rộng mở thoáng đãng. Buổi trưa, hồ Tây bước vào thế giới của khoảng lặng.

Kể cả những nơi luôn đông đúc và nhộn nhịp như phủ Tây Hồ cũng rất ít người ở lại. Vào những chiều mưa giông thì hồ Tây cũng không khác mặt biển là mấy. Gió ào ạt trên một khoảng không gian rộng lớn không bị ngăn cản, nước hồ chồm cao một vài gang tay như sóng biển. Tiếng sóng vỗ cũng dạt dào như những nỗi niềm gửi gắm đâu đây…

Những hôm thời tiết yên bình thì chiều muộn trên hồ Tây có một màu sắc rất lạ. Khi vầng mặt trời đỏ rực còn đang chuẩn bị rút vào màn đêm thì mặt hồ có một màu đỏ bạc pha ánh sáng, lấp loáng mờ ảo.

Còn đêm hồ Tây bao giờ cũng có khoảng lãng mạn dành cho lứa đôi, những khách sạn cao tầng hắt sáng xuống để mặt hồ không quá tối tăm. Những nhà hàng, quán cà phê lung linh ánh đèn. Những đôi lứa yêu nhau vừa ngồi tận hưởng mùa hạnh phúc, vừa yên tâm hít thở khí trời.

Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về.

Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.

 Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 3

“Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Câu ca dao nói về vẻ đẹp bình dị của kinh thành Thăng Long cụ thể là vẻ đẹp nguyên sơ, huyền ảo lung linh của hồ Tây- hồ lớn nhất của thủ đô nghìn năm văn hiến. Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa và bạn bè quốc tế.

Hồ Tây nằm ở vị trí Tây Bắc ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích hơn 500 héc-ta, chu vi 4,8 km. Chiều dài đường bao quanh hồ lên tới 8km.

Theo lịch sử, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng ngưng đọng lại sau khi chuyển dòng chảy. Cũng có thể vì lý do biến đổi này mà hồ Tây xuất hiện rất nhiều truyền thuyết. Hồ Tây còn có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương, hồ Lãng Mạn hay đầm Xác Cáo. Tương truyền rằng trước kia đầm Xác Cáo trước kia là một vùng núi có một con cáo chín đuôi đã đến đây ẩn nấp và làm hại dân lành. Lạc Long Quân thấy vậy đã cho dâng nước nấp vào hang cáo, sau khi nấp nước đầy hang thì hang bị sạt lở và trở thành đầm chôn xác cáo và ngày nay là Hồ Tây.

Hồ Tây mang giá trị văn hóa rất đặc sắc với hai mươi mốt ngôi đền, chùa, đình cổ từ các vương triều phong kiến được xếp hạng là các di tích nổi tiếng với nhiều hiện vật giá trị. Trong đó có 02 bia đá, 65 câu đối cổ, 8 quạt Trung cổ, 60 sắc phong thần và hơn hết là 300 pho tượng được đúc bằng đồng hoặc điêu khắc bằng gỗ. Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc dựng từ thời Tiền Lý tại thôn Y Hoa gần bờ sông Hồng.

Đến hồ Tây không thể không đến hồ Trúc Bạch. Trước kia hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của hồ Tây. Nguyên ở phía nam của hồ có làng Trúc Yên chuyên nghề làm mành. Trước kia quanh khu vực hồ Tây, dân cư rất thưa thớt, có nhiều hang động và rừng cây bao phủ có nhiều loài cá quý hiếm sinh sống nhưng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại, cảnh quan nơi đây đã thay đổi hoàn toàn.

Bờ hồ có những đường lớn bao quanh, bên cạnh là những công trình cao ốc hiện đại, những ngôi biệt thự lớn đã thể hiện sự hoàn thiện kiến trúc toàn thành phố. Hồ Tây là bức tranh đẹp nhất Hà Nội là thế giới của những làn gió trong trẻo. Những hàng cây xanh thẳng tắp, đứng trên cao bao quát sẽ thấy hồ Tây như một thành phố biển thu nhỏ xinh xắn. Đặc biệt là nước hồ Tây có những biến đổi rất thú vị về màu sắc qua từng mùa, lúc xanh tươi, lúc xám sương. Theo các góc độ nhìn khác nhau còn thấy được nước lấp lánh hay sáng tối. Phong cảnh hồ Tây thật hữu tình. Đây là địa điểm lý tưởng cho các cặp đôi hẹn hò không chỉ không gian khoáng đạt, mơ hồ mà hồ Tây còn có những nét thi vị vô cùng riêng biệt.

Một món đặc sản của hồ Tây là bánh tôm hồ Tây. Chiếc bánh tôm được bọc bằng bột chiên vàng, cắn một miếng giòn tan, con tôm không quá to nhưng lại rất ngọt và chắc thịt. Ăn cùng với đó là bát nước chấm chua ngọt cùng với củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng. Du khách sẽ phải trầm trồ vì vị ngon của bánh tôm hồ Tây.

Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 4

Là một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”.

 

Hà Nội vốn nổi tiếng là thành phố của những hồ nước.Ở trong lòng Hà Nội có hàng chục hồ nước lớn nhỏ. Trong số đó, Hồ Tây là hồ nước lớn nhất với năm trăm héc ta và đường quanh hồ dài đến mười tám ki lô mét.Do diện tích Hồ Tây rộng, mặt nước bằng phẳng, trong xanh nên nếu đặt điểm nhìn từ bờ bên này nhìn sang bên kia thì Hà Nội như một thành phố ven biển vậy.

Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị,mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, những hàng cây mọc đều, rồi những bồn hoa, thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây. Cái làm nên nét đặc biệt cho Hồ Tây, phân biệt nó với các hồ khác ở Hà Nội của nó không chỉ là khung cảnh mà còn là sắc nước.Sắc nước mỗi mùa đều có sự thay đổi một cách kỳ diệu và ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh, lúc xám, rồi khi sáng khi tối… Và khung cảnh Hồ Tây trở nên rực rỡ thăng hoa nhất có lẽ là vào khoảnh khắc cuối ngày - khi ánh hoàng hôn buông xuống bao phủ lên cảnh vật, cùng cái mờ mờ ảo ảo của ánh đèn đường hắt xuống mặt nước tạo nên một khung cảnh cực kỳ huyền ảo, lãng mạn.

Hồ Tây cũng là địa điểm lý tưởng, lãng mạn cho những đôi lứa hẹn hò, không chỉ bởi khung cảnh rộng lớn, tươi đẹp mà còn bởi sự mơ mộng, thi vị của cảnh sắc nơi đây. Bên cạnh Hồ Tây đó là công viên nước Hồ tây. Nơi đây được xây dựng nhằm mục đích giải trí cho người dân thủ đô và du khách ở các vùng lân cận và du khách nước ngoài sau những giờ làm việc mệt mỏi,căng thẳng.Công viên nước Hồ Tây được xây dựng với quy mô lớn, hệ thống các trò chơi giải trí đa dạng,đáp ứng được nhu cầu của người dân.Đây cũng là một điểm đến thú vị cho mọi người.

Hồ Trúc Bạch là một hồ nhỏ nằm ở quận Ba Đình của thủ đô Hà Nội. Trước đây hồ nằm ở phía Tây Nam của Hồ Tây, tức thuộc hồ Tây, sau này mới được ngăn ra thành một hồ độc lập như ngày nay.Khi mới được tách ra khỏi hồ Tây, Hồ vẫn chưa có tên riêng.

Vào thế kỉ mười tám, chúa Trịnh Giang đã cho người xây dựng một cung điện cạnh hồ, dùng để nghỉ mát, cung điện này được đặt tên là Trúc Lâm. Sau này chúa không sử dụng đến cung điện này nữa thì nó trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội. Ở đây, họ buộc phải làm nghề dệt vải, sau đó bán để lấy tiền nuôi sống bản thân. Những tấm vải của họ dệt ra rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán có nghĩa là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.

Thuyết minh về Hồ Tây - Mẫu 5

Nếu như bạn còn băn khoăn về những cảnh đẹp, di tích, địa điểm để thêm cho mình những trải nghiệm thú vị, thì xin mời bạn hãy ghé qua Hồ Tây. Nơi đây không chỉ là nơi cho ta những bình yên, thanh tĩnh sau một chuỗi làm việc mệt nhọc, nó còn là nơi chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống quý báu của cha ông ta từ ngàn đời xưa. Cũng là một cách để bạn thêm tự hào, yêu quý quê hương dân tộc mình.

Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối.

 

Giờ đây trải qua quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, Hồ Tây vẫn còn vẹn nguyên vẻ đẹp của đất Kinh Kỳ. Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông Có đền An Trì nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.

Hồ Tây nổi tiếng với những rặng cây xanh rì rất tươi mát và không khí trong lành, rất phù hợp để ta di dưỡng tinh thần. Bao quanh hồ có những bồn hoa, những rặng cây rủ bóng xuống, ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Xuân Diệu:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng...”

Giúp ta hình dung dáng vẻ yêu kiều, thướt tha của cây liễu. Nước hồ Tây trong xanh, tươi mát, thay đổi theo từng mùa, từng không gian và những khoảng thời gian khác nhau. Khi xanh bích, khi xanh lam, khi trong veo như giọt sương cũng có khi một màu đen tuyền buồn bã khi đêm xuống. Quanh hồ, những ánh đèn lấp lánh thắp sáng cho không gian, trông giống như một tòa lâu đài tráng lệ tọa lạc giữa thành phố. Về đêm khung cảnh hồ Tây càng trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của hồ Tây vừa mang những nét cổ điển, truyền thống với những mái vòm và họa tiết từ ngàn xưa, hay những lớp rêu xanh phủ kín trong lâu đời và kính cẩn, lại vừa được hòa mình vào vẻ nhộn nhịp của đất kinh Kỳ, làm nên sự hòa hợp tuyệt vời biết bao. Khi đến hồ tây bạn vừa có thể ngắm cảnh, vừa có thể thưởng thức những món ăn hà nội rất đặc sắc như tào phớ, bánh phở... Mỗi khi đến với hồ Tây hãy yên tâm rằng bạn sẽ luôn được thanh lọc tâm hồn mình. Hồ Tây không chỉ đi vào lòng người mà còn bất tử qua những trang văn, trang thơ để mãi trường tồn cùng thời gian:

“Một chiều dạo bước Hồ Tây
Mênh mang dịu nhẹ đắm say lòng người
Gió ru những nụ hồng tươi
Trên môi em cười hút cả hồn anh

Trời xanh mặt đất hiền lành
Giữa nơi nhộn nhịp vẫn dành một bên
Nên thơ chút cảnh êm đềm
Buông lời đối họa cho mềm câu thơ
Dệt thêm những sợi ước mơ
Mong một bến bờ mình vẫn bên nhau...”

Hi vọng rằng những cảnh đẹp thiên nhiên và món ăn nơi đây sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc và tuyệt vời hơn cuộc sống con người Hà Nội, về văn hóa truyền thống dân tộc.

Bình luận (3)
H24
19 tháng 3 2021 lúc 20:41

I. Mở bài:

– Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Tây lớp 9.

II. Thân bài:

* Vị trí của Hồ Tây ở đâu?

– Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ của thủ đô Hà Nội.

– Đây chính là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội với diện tích là hơn 500 ha cùng với chu vi là 11,5km.

* Nguồn gốc của Hồ Tây là gì?

– Hồ Tây được hình thành từ sông Hồng, là một đoạn của dòng sông này ngưng đọng lại trong quá trình sông chuyển dòng chảy.

– Trong sách “Tây Hồ chí” đã ghi lại rằng Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Bao xung quanh là cây rừng với thực vật phong phú, thậm chí còn có cả động vật quý hiếm nữa.

– Hồ Tây từ xưa đến nay có rất nhiều tên gọi khác nhau. Theo thời gian và dựa vào các truyền thuyết mà thay đổi: từ Đầm Xác Cáo – tên gọi xưa nhất của Hồ Tây dựa trên truyền thuyết về hồ ly tinh chín đuôi cũng như sự ra đời của hồ đến Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm. Tây Hồ… Tuy vậy, qua bao năm, người dân vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.

 

* Khung cảnh Hồ Tây như thế nào?

– Hồ Tây rất đẹp. Nhiều du khách ghé thăm Hà Nội, trở về đều nhớ mãi mặt hồ xanh trong, tán bàng, tán phượng xoè rộng, gió hiu hiu, người người qua lại cùng với những di tích không kém phần linh thiêng cổ kính.

– Từ Hồ Tây đi ra xung quanh sẽ tới những ngôi làng cổ, những con phố với các quán cà phê hướng về phía mặt hồ được nhiều người lựa chọn dừng chân.

– Phía lối đi dạo gần hồ còn có lan can được xây dựng với những hoa văn thẩm mỹ. Đèn đường xếp lối thẳng hàng. Buổi tối ở bên hồ rất náo nhiệt: người người nhà nhà đi hóng gió, đi dạo…

– Mỗi buổi sớm, khi mặt trời xuất hiện, mặt hồ lấp lánh như dát vàng, gợn sóng nhỏ lăn tăn khiến lòng người yên bình đến lạ. Chiều về, ánh hoàng hôn đỏ rực, mặt hồ in bóng lòng đỏ trứng phía trên cao, những nhành liễu rì rào đung đưa trong gió... Thơ mộng biết bao.

– Với một khung cảnh đẹp và diện tích rộng lớn, nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh cưới yêu thích của rất nhiều cặp đôi nữa.

* Ý nghĩa của Hồ Tây ra sao?

 

– Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh tuyệt đẹp. Vào thời Lý – Trần, các vua đã cho xây dựng nhiều hành cung nghỉ mát xung quanh hồ, nay là khu vực các chùa Kim Liên, Trấn Quốc…

=> Bởi vậy, xung quanh hồ có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá.

– Hồ Tây là một nét đẹp trong nội thành Hà Nội, là đề tài cho nhiều bức ảnh, bài thơ, bức tranh.

– Nơi đây cũng là chỗ đi bộ, tập thể dục buổi sáng hay là nơi hò hẹn của nhiều cặp đôi.

– Hồ Tây từ lâu đã xuất hiện trong ca dao, trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng.

* Hiện trạng của Hồ Tây và hành động nên làm?

– Thực trạng: Vào năm 2016, một lượng lớn cá tại hồ đã chết với nguyên do là trong hồ không có oxy cho chúng hô hấp. Theo nghiên cứu và điều tra ra thì nguyên nhân đó là do hồ bị ô nhiễm từ lâu. Rất nhiều năm qua hồ chưa được nạo vét và hàng ngày vẫn có rất nhiều cống nước thải xả trực tiếp ra hồ mà chưa qua xử lý.

– Hành động: Mỗi chúng ta cần góp sức chung tay bảo vệ không gian xanh – sạch – đẹp của hồ. Một hành động nhỏ cùng góp lại sẽ tạo nên thành quả lớn. Ban quản lý Hồ Tây cũng đã có nhiều biện pháp để giữ gìn vẻ đẹp của hồ.

III. Kết bài:

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Tây.

Bình luận (1)
H24
19 tháng 3 2021 lúc 20:41
Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
HP
26 tháng 10 2021 lúc 20:03

hơi dài tí cố chép nha

dàn ý tả cảnh đẹp địa phương em nè

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên

đoạn văn miêu tả cảnh đẹp địa phương em

“Quê hương” hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương, tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,… nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng.

Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ.

Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng. Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PB
Xem chi tiết
LN
28 tháng 4 2021 lúc 18:39

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em miêu tảGiống như vầng thái dương tỏa rạng nơi nơi, mẹ là người duy nhất trong cuộc đời này đem đến cho chúng ta ánh sáng ấm nồng của tình yêu thương, sự hạnh phúc, của bàn tay khích lệ, động viên. Công lao trời bể ấy, chẳng gì có thể sánh nổi mãi thẳm sâu trong trái tim mỗi người, họ vẫn luôn in dấu hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó mà đẹp đẽ đến vô ngần.

2. Thân bài

- Ngoại hình:

Năm nay mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi, mẹ là một người nông dân chất phác, hiền lành nơi vùng quê thanh bình, yên ả với ngôi nhà nhỏ hạnh phúc.Dáng người mẹ dong dỏng cao với mái tóc dài qua lưng, đen như gỗ mun. Lúc nào mái tóc ấy cũng mềm mượt như những dòng suối trong lành, mát rượi.Dấu ấn thời gian dường như đã ít nhiều lưu lại trên gương mặt mẹ. Một vài nếp nhăn- dấu hiệu của sự lo toan công việc đã xuất hiện nhưng lúc nào mẹ cũng vui tươi rạng rỡ. Mỗi khi mẹ cười rất xinh một nụ cười tươi như nhành hoa mới nở, một nụ cười ấm áo như ánh ban mai.Em yêu quý nhất là đôi mắt của mẹ, đôi mắt bồ câu mà chất chứa cả biển trời yêu thương. Đôi mắt ấy lúc nào cũng ngập tràn tình cảm dành cho những người xung quanh nhưng cũng có lúc lại buồn rầu về những điều phiền lòng, lúc lại chất chứa sự động viên, khích lệ cho những người xung quanh.Sự vất vả ngược xuôi của cả một đời người hiện lên rõ nhất qua đôi bàn tay. Đôi bàn tay không trắng trẻo, mịn màng mà có chút thô ráp, điểm mấy chấm đồi mồi. Nhưng mỗi lần nắm vào bàn tay ấy, nó như một ngọn lửa truyền hơi ấm, sức mạnh để em bước tiếp những chặng đường phía trước dẫu còn lắm gian lao.

- Sở thích, tính cách:

Mẹ rất thích nấu ăn và nấu rất ngon. Cả nhà đều gọi mẹ là người đầu bếp tài ba. Với những nhiên liệu đơn giản, qua bàn tay khéo léo của mẹ mà trở nên hấp dẫn vô cùng.Vào thời gian rảnh rỗi, mẹ thường may quần áo cho cả nhà với những bộ đồ rất đẹp và hợp. Mẹ là người yêu cái đẹp nên mẹ luôn chăm sóc tận tình cho những cây hoa ngoài vườn. Nhờ có bàn tay mẹ, khu vườn luôn xanh tốt, trổ sắc, khoe hương thơm ngát.Trong gia đình, mẹ sống rất tình cảm, luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh bản thân rất nhiều vì những người xung quanh. Với hàng xóm láng giềng, mẹ sống rất thân thiện, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, chia sẻ với niềm vui. Trong xóm, ai cũng quý mẹ từ những đứa trẻ con cho đến những người trung niên.Là người lo toan hầu hết các công việc trong nhà, mẹ là người tính toán và sắp xếp mọi việc rất chu toàn từ việc dạy con đến việc đối nội, đối ngoại.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm với mẹ: Mẹ là cánh tay luôn chở che, là bờ vai ta dựa mỗi khi ta vấp ngã, mẹ hi sinh cho ta thật nhiều. Yêu mẹ biết bao nhiêu! Em luôn tự nhủ sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để bù đắp và làm mẹ vui lòng.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LN
28 tháng 4 2021 lúc 18:37

bạn muốn miêu tả về ai

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LN
28 tháng 4 2021 lúc 18:39

có cấm chép mạng ko

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
IY
16 tháng 4 2018 lúc 13:34

+) MB: -  Khi những cành non đang dần hé nụ, hoa cỏ đâm chồi, khoe sắc, chim chóc từng đàn bay đi kiếm ăn. Cũng là lúc những tia nắng chói chang, rực rỡ bắt đầu hiện ra, mang theo bầu không khí vui của một mùa hè đầy sức sống, tươi mới, đáng nhớ. Khoảnh khắc diệu kì, huyền ảo đó là cảnh giao mùa từ mùa xuân sang mùa hạ.

+) TB: - Những nhành hoa hướng dương bắt đầu nở rộ, tỏa ngát hương thơm dịu mát của mình đi khắp nơi. Khiến cho bầu không khí khá nóng nực trở nên mát mẻ, sảng khoái hơn.

- Từng đàn ong bay đi kiếm nhụy hoa, thật cần mẫn, chịu khó dù cho mùa xuân đã trôi đi, và đón chào một ngày hè mới lại đến.

- Thời khắc giao mùa này cũng là lúc, hoa phượng- hoa của tuổi học trò đua nhau khoe sắc. Từng chúm hoa phượng đỏ thắm như màu của chiếc khăn quàng trên vai học sinh, như để giữ lại, lưu luyến những kỉ niệm thật ngọt ngào, cũng là để tạm biệt người bạn của phượng. Những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc bên bạn mình cũng đã trôi qua, nhưng sắc hoa thật đẹp đủ để học trò thích thú, nhớ mãi, không bao giờ quên.

- Khoảnh khắc đó cũng là lúc cánh đồng quê hương tôi khoác lên mình một bộ quần áo mới. Những bông lúa vàng ươm, đung đưa mình theo khúc nhạc của gió trời. Cây cỏ, hoa lá cũng hòa mình vào theo giai điệu đồng quê đặm đà, tươi mới đó. Các bác nông dân chăm chỉ làm việc, những giọt mồ hôi lăn trên má, ướt đẫm cả hai vai. Nhìn thấy sự khổ cực của các bác, ông mặt trời cũng thấy thương, cho ánh sáng tỏa ít hơn, kéo theo những làn gió mát rười rượi.

- Ôi! yêu lắm! Làm sao quên được những khoảnh khắc tuyệt vời đáng nhớ đó. Những kỉ niệm vui vẻ, hồn nhiên, trong sáng trong thời khắc giao mùa. Thật đẹp! 

+) KB: - Mùa hè cũng sắp về với quê em rồi, nó sẽ mang đến một mùa màng bội thu cho quê hương em. Và những kỉ niệm thật vui bên bè bạn trong suốt chuyến nghỉ hè. Khoảnh khắc giao mùa thật đẹp, thanh bình.

Chúc bn học tốt !!!

Bình luận (0)
CM
Xem chi tiết
H24
13 tháng 7 2021 lúc 21:15

Tham khảo

 

1. Mở bài

- Nêu cảm xúc khi biết thức dậy và đất trời sang thu.

2. Thân bài

- Miêu tả quang cảnh:

+ Không khí

+ Sương, hơi lạnh

+ Mặt trời

+ Những ngôi nhà, cây cối, đường phố

- Miêu tả hoạt động của con người:

+ Học sinh nô nức trở lại trường sau một kì nghỉ hè dài.

+ Những xe bán hàng rong, xe đạp, xe máy dần nườm nượp.

+ Tiếng nói cười của các ông, các bà đi bộ tập thể dục.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh khu phố nơi em ở vào buổi sáng mùa thu.

Bình luận (0)
H24
13 tháng 7 2021 lúc 21:16

Tham khảo!

1. Mở bài

- Nêu cảm xúc khi biết thức dậy và đất trời sang thu.

2. Thân bài

- Miêu tả quang cảnh:

+ Không khí

+ Sương, hơi lạnh

+ Mặt trời

+ Những ngôi nhà, cây cối, đường phố

- Miêu tả hoạt động của con người:

+ Học sinh nô nức trở lại trường sau một kì nghỉ hè dài.

+ Những xe bán hàng rong, xe đạp, xe máy dần nườm nượp.

+ Tiếng nói cười của các ông, các bà đi bộ tập thể dục.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh khu phố nơi em ở vào buổi sáng mùa thu.

Chúc bạn học tốt!! ^^

Bình luận (0)
H24
13 tháng 7 2021 lúc 21:23

Tham khảo:

1.Mở bài

Nêu về đặc trưng của mùa thu: mùa thu là một mùa đẹp trong năm, tràn ngập sắc vàng. Làm cho ta xao xuyến, bồi hồi,…

 

2. Thân bài

Tả cảnh mùa thu: màu vàng của lá cây và cây cối khoác lên mình chiếc áo màu vàng,…

+ Ánh nắng: Không chói chang oi bức mà nó cho ta cảm giác thoải mái, dịu nhẹ.

+ Cơn gió: heo mây, se se lạnh,…

+ Bầu trời thu cao xanh vời vợi, đám mây trôi lững lờ,…

+ Đêm thu tĩnh lặng yên bình,…

Biểu trưng của mùa thu là loài hoa cúc, thể hiện tình mẫu tử,…Mùa thu gắn liền với tết trung thu, là mùa của sự đoàn viên, xum họp bên gia đìnhvà là ngày tựu trường của học sinh.Cảm nhận của em về mùa thu: là một mùa thu nhẹ nhàng, chiều đến thả mình trên những con đường, hít thở bầu không khí trong lành cảm nhận được vị mát rượi tê tê nơi đầu lưỡi. Và đó cũng là mà mùa tôi sinh ra, mùa tôi yêu thích nhất.

3. Kết bài

Cảm nhận lại 1 lần nữa về mùa thu, một mùa thu với bao kỉ niệm tuổi thơ.

Bình luận (0)