Viết đoạn văn tả mẹ có sử dụng phép so sánh , nhân hóa
viết một đoạn văn tả về mùa đông, trong đoạn văn có sử dụng 1 phép so sánh, 1 phép nhân hóa, 1 phép ẩn dụ
m.n nhớ viết đâu là so sánh,nhân hóa và ẩn dụ ra cho mình nhé! mình cảm ơn
Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó,, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.
So sánh : Câu gạch dưới.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
viết một đoạn văn tả cây hoa mai , có sử dụng phép nhân hóa và so sánh
Thật không có loài hoa nào có vẻ đẹp cao sang và lộng lẫy như hoa mai. Trong mỗi dịp tết đến xuân về, hoa mai bung nở vàng cả thôn làng, dệt nên sắc xuân tươi thắm. Sắc vàng rực rỡ làm không gian tết trở nên sống động khác thường.
Nếu người miền Bắc yêu chuộng cái sắc hồng son phơn phớt củahoa đào thì người miền Nam lại say mê cái sắc vàng ươm tươi tắn của hoa mai. Cả hai loài hoa đều mang đến cho cái tết cổ truyền Việt Nam nét xuân quyến rũ và sức sống mãnh liệt trong nghìn năm qua.Ở nước ta, mai có hai loại: mai xuân và mai tứ quý. Mai xuân chỉ nở khi mùa xuân đến. Mai tứ quý là hoa mai nở rải rác quanh năm. Mai tứ quý là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Bởi vậy khi hoa đã tàn mà người ta còn ngỡ như cây mai đang chuyển sang một vận hội khác.Còn có một loại hoa mai khác nở hai lần trong năm. Chính vì vậy loài mai này còn có tên là “Nhị độ mai” (tức “mai nở hai lần”). Cây mai có dáng vẻ thanh cao đến kì lạ. Thân cây mềm mại, lá xanh thắm biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Để cho hoa nở đúng vào ngày mùng một đầu năm người ta thường bẻ lá đồng loạt và tưới cây. Việc làm ấy nhằm kích thích nụ hoa bung nở và lộc biếc vươn cành. Ngày đầu năm mới, một vài đóa mai nở chen lẫn trong lộc non chồi biếc là dấu hiệu của sự an lành, thịnh vượng, niềm may mắn sẽ đến.Hoa mai nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa mai thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín cánh, mười cánh. Những cánh hoa vàng kết dính vào tâm, xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Nhị hoa bé xíu rung rinh trong gió. Từng chùm lá non khoe khuẩy trong nắng. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của an lành, của một năm thịnh vượng, an khang.Ấn tượng nhất là khi hoa mai nở. Mới đêm qua, búp nụ còn e ấp, thế mà sáng ra, cả cây mai rực rỡ sắc vàng. Nhìn xa xa giống như một chiếc đèn lồng khổng lồ. Những cánh hoa bé xíu dịu dàng đu đưa trước gió cho ta cảm giác thanh bình, ấm áp ngày xuân. Có lẽ, hoa mai là loài hoa thắng thế trong cuộc đua sắc màu. Nó là loài hoa nở trong ngày đầu tiên của năm, là loài hoa nhiều hoa và rực rỡ nhất.Tươi đẹp là thế. Rực rỡ là thế. Tuy nhiên, hoa mai nhanh nở chóng tàn. Hoa nở trong tuần là bắt đầu rụng cánh. Từng cánh hoa thưa thớt rụng xuống. Rồi bỗng một sớm nào đó, toàn bộ cây mai trút bỏ chiếc áo vàng chỉ còn trơ trọi cành. Mấy búp chồi xanh cũng đứng trầm tư trong im lặng như tiếc nuối sắc hoa. Thế nên, người xưa hoa mai thường ví như cái đẹp mỏng manh, dễ vỡ.Nếu hoa cúc bình dị, hoa đào tươi tắn thì hoa mai lại mang vẻ đẹp cao sang hiếm có. Thế nhưng, cái cao sang ấy không kiêu hãnh như hoa hồng, thược dược, lay ơn,… mà âm thầm lặng lẽ đến khiêm nhường. Bởi thế, hoa mai rất dễ hòa hợp với mọi không gian. Từ vườn quê thành bình đến phố thị náo nhiệt, hoa mai luôn giữ vị trí không thể thay thế được trong mọi gia đình vào ngày tết đến xuân về.Có mai là có xuân. Xuân đến tết về. Một cành mai cắm vào lọ độc bình để ở chính giữa nhà là đã có cả một mùa xuân rực rỡ, một cái Tết đầy hi vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn. Chơi mai là để cho đẹp. Mỗi cành hoa mai còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình sum vầy trong năm mới sắp đến.Bằng một cây mai, người Việt đã đưa vũ trụ nhân sinh vào trong thú chơi tao nhã này. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu; bao gồm cả thiên, địa, nhân. Lại có cả ngũ hành tương sinh tương khắc hòa quyện triết lí đông phương. Nếu phần thân rễ biểu hiện cho cốt cách cứng cỏi của người quân tử thì phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát là nguồn hạnh phúc, là tài lộc vượng phát sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.
Đến rồi đi, nở rồi tàn nhanh chóng theo thời gian. Đời hoa ngắn ngủi vô thường. Bởi vậy, hoa mai được xem như là biểu trưng sâu sắc cho cái vòng xoay tuần hoàn đầy khắc nghiệt của vũ trụ. Từ nghìn năm qua, hoa mai vẫn giữ một vai trò trọng yếu trong tâm linh người Việt. Hoa mai trở thành biểu tượng của mùa xuân, của cái đẹp, của tâm hồn Việt Nam bình dị mà hòa thắm thương yêu của dân tộc ta.
Thật không có loài hoa nào có vẻ đẹp cao sang và lộng lẫy như hoa mai. Trong mỗi dịp tết đến xuân về, hoa mai bung nở vàng cả thôn làng, dệt nên sắc xuân tươi thắm. Sắc vàng rực rỡ làm không gian tết trở nên sống động khác thường.
Nếu người miền Bắc yêu chuộng cái sắc hồng son phơn phớt củahoa đào thì người miền Nam lại say mê cái sắc vàng ươm tươi tắn của hoa mai. Cả hai loài hoa đều mang đến cho cái tết cổ truyền Việt Nam nét xuân quyến rũ và sức sống mãnh liệt trong nghìn năm qua.Ở nước ta, mai có hai loại: mai xuân và mai tứ quý. Mai xuân chỉ nở khi mùa xuân đến. Mai tứ quý là hoa mai nở rải rác quanh năm. Mai tứ quý là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Bởi vậy khi hoa đã tàn mà người ta còn ngỡ như cây mai đang chuyển sang một vận hội khác.Còn có một loại hoa mai khác nở hai lần trong năm. Chính vì vậy loài mai này còn có tên là “Nhị độ mai” (tức “mai nở hai lần”). Cây mai có dáng vẻ thanh cao đến kì lạ. Thân cây mềm mại, lá xanh thắm biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Để cho hoa nở đúng vào ngày mùng một đầu năm người ta thường bẻ lá đồng loạt và tưới cây. Việc làm ấy nhằm kích thích nụ hoa bung nở và lộc biếc vươn cành. Ngày đầu năm mới, một vài đóa mai nở chen lẫn trong lộc non chồi biếc là dấu hiệu của sự an lành, thịnh vượng, niềm may mắn sẽ đến.Hoa mai nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa mai thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín cánh, mười cánh. Những cánh hoa vàng kết dính vào tâm, xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Nhị hoa bé xíu rung rinh trong gió. Từng chùm lá non khoe khuẩy trong nắng. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của an lành, của một năm thịnh vượng, an khang.Ấn tượng nhất là khi hoa mai nở. Mới đêm qua, búp nụ còn e ấp, thế mà sáng ra, cả cây mai rực rỡ sắc vàng. Nhìn xa xa giống như một chiếc đèn lồng khổng lồ. Những cánh hoa bé xíu dịu dàng đu đưa trước gió cho ta cảm giác thanh bình, ấm áp ngày xuân. Có lẽ, hoa mai là loài hoa thắng thế trong cuộc đua sắc màu. Nó là loài hoa nở trong ngày đầu tiên của năm, là loài hoa nhiều hoa và rực rỡ nhất.Tươi đẹp là thế. Rực rỡ là thế. Tuy nhiên, hoa mai nhanh nở chóng tàn. Hoa nở trong tuần là bắt đầu rụng cánh. Từng cánh hoa thưa thớt rụng xuống. Rồi bỗng một sớm nào đó, toàn bộ cây mai trút bỏ chiếc áo vàng chỉ còn trơ trọi cành. Mấy búp chồi xanh cũng đứng trầm tư trong im lặng như tiếc nuối sắc hoa. Thế nên, người xưa hoa mai thường ví như cái đẹp mỏng manh, dễ vỡ.Nếu hoa cúc bình dị, hoa đào tươi tắn thì hoa mai lại mang vẻ đẹp cao sang hiếm có. Thế nhưng, cái cao sang ấy không kiêu hãnh như hoa hồng, thược dược, lay ơn,… mà âm thầm lặng lẽ đến khiêm nhường. Bởi thế, hoa mai rất dễ hòa hợp với mọi không gian. Từ vườn quê thành bình đến phố thị náo nhiệt, hoa mai luôn giữ vị trí không thể thay thế được trong mọi gia đình vào ngày tết đến xuân về.Có mai là có xuân. Xuân đến tết về. Một cành mai cắm vào lọ độc bình để ở chính giữa nhà là đã có cả một mùa xuân rực rỡ, một cái Tết đầy hi vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn. Chơi mai là để cho đẹp. Mỗi cành hoa mai còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình sum vầy trong năm mới sắp đến.Bằng một cây mai, người Việt đã đưa vũ trụ nhân sinh vào trong thú chơi tao nhã này. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu; bao gồm cả thiên, địa, nhân. Lại có cả ngũ hành tương sinh tương khắc hòa quyện triết lí đông phương. Nếu phần thân rễ biểu hiện cho cốt cách cứng cỏi của người quân tử thì phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát là nguồn hạnh phúc, là tài lộc vượng phát sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.
Đến rồi đi, nở rồi tàn nhanh chóng theo thời gian. Đời hoa ngắn ngủi vô thường. Bởi vậy, hoa mai được xem như là biểu trưng sâu sắc cho cái vòng xoay tuần hoàn đầy khắc nghiệt của vũ trụ. Từ nghìn năm qua, hoa mai vẫn giữ một vai trò trọng yếu trong tâm linh người Việt. Hoa mai trở thành biểu tượng của mùa xuân, của cái đẹp, của tâm hồn Việt Nam bình dị mà hòa thắm thương yêu của dân tộc ta.
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 100-150 chữ miêu tả về ngôi trường mà em đang học trong đó có sử dụng phép so sánh và phép nhân hóa đã học. Hãy gạch chân và chỉ rõ phép so sánh, nhân hóa được sử dụng.
Mùa xuân là mùa mà tôi thích nhất trong năm. Trong vườn, những bác cây đâm chồi nảy lộc. Những cây hoa đào bắt đầu nở những bông hoa hồng nhạt làm cho không khí xuân càng thêm tưng bừng. Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹn.Những em bé mặc những bộ đồ mới, màu sặc sỡ đi du xuân. Chúng cùng theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng người thân. Mỗi dịp Tết đến, tôi cũng như bao đứa trẻ khác đều thích nhận tiền lì xì. Tôi thích lì xì không phải vì tiền mà lì xì sẽ mang may mắn cho tôi trong năm. Không khí mùa xuân trở nên ấm áp hơn, cái giá lạnh của mùa đông đã dịu bớt. Và tôi lại thêm 1 tuổi mới. Mùa xuân là đẹp phải không nào các bạn!
Trường học là dạy cho em muôn vàn kiến thức trong cuộc sống. Trường của em rất đẹp ; nó khoác trên mình tấm áo màu rêu vàng ; lấp ló trong màu xanh cây cối tạo nên cảm giác thật cổ kính, nghiêm trang. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi ; thân thương như một ngôi nhà thứ 2 của em vậy. Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết cho việc học như anh bàn ; chị ghế, cậu bảng đen, cô phấn trắng ngoài ra ;còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như anh máy chiếu, chị máy in,…phục vụ cho công việc học tập của chúng em. Đằng sau trường là một khu đất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,…
so sánh : Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi ; thân thương như một ngôi nhà thứ 2 của em vậy
Nhân hóa :Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết cho việc học như anh bàn ; chị ghế, cậu bảng đen, cô phấn trắng ngoài ra ;còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như anh máy chiếu, chị máy in,…phục vụ cho công việc học tập của chúng em.
- dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
Cho mình xin lỗi bài này mới đúng.
Bài làm
chà! mùa hè sao trôi qua nhanh vậy ta. thấm thoắt đã đến ngày đi học rùi. hôm nay là buổi sớm thứ 2, không khí thật khang trang, mọi vật như khoác trên mình một hình tượng mới để chuẩn bị cho một tuần học đầu tiên đc vui vẻ và thành công. những bông hoa mười giờ nhỏ bé đã bắt đầu khoe sắc chào đón học sinh. bác bàng già ngày nào đã thay một màu áo mới. trông xa, nó như một ngọn nến xanh khổng lồ được thắp sáng trên bầu trời cao xanh.cây phượng hoa đỏ tháng năm đã tàn lụi những sắc đỏ. hàng ghế đá cx như sống lại bởi sự lau chùi sạch sẽ. tất cả của ngày đầu tuần thật tươi đẹp để đem lại nhiều may mắn cho cả tuần học mới.
Viết đoạn văn miêu tả cảnh có sử dụng phép so sánh nhân hóa và 2 câu trần thuật đơn
Em hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 9 đến 11 câu ) miêu tả cảnh bình minh trên quê hương em ( hoặc nói em sinh sống). Trong đoạn văn đó có sử dụng phép so sánh, nhân hóa chỉ rõ phép so sánh và nhân hóa
Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời .
Viết 1 bài văn từ 8- 10 câu tả về người thân mà em yêu mến , trong đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa và so sánh (CHỈ RÕ RA PHÉP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA ĐƯỢC DÙNG TRONG VĂN BẢN ) Giúp mik nha
THAM KHẢO!
Khi em hỏi các bạn của em rằng “Bạn quý ông hay bà hơn?” thì đa số các bạn của em đều nói rằng quý bà hơn vì bà gần gũi, tình cảm và chiều chuộng hơn. Thế nhưng em lại khác, em yêu quý cả hai ông bà nhưng lại quấn quýt và yêu quý ông nhiều hơn. Ông nội của em năm nay đã gần bảy mươi tuổi, sở dĩ như vậy là vì bố em là con út trong gia đình và em cũng là con út của bố mẹ. Ông của em là một kỹ sư đã về hưu, hình ảnh của ông bây giờ gắn với mái tóc bạc và đôi kính lão luôn thường trực. Tóc của ông tuy đã trắng gần hết nhưng vẫn dày, chắc khỏe và bồng bềnh như một đám mây. Răng của ông cũng rất chắc khỏe, ở tuổi của ông nhiều người phải trồng răng giả, rụng vài cái nhưng răng ông vẫn trắng sáng và đều tăm tắp, nụ cười của ông rất hiền hậu và đầy ắp tình yêu thương. Ông em có một đời sống tinh thần rất lành mạnh và lạc quan, ngoài việc ưa thích là đọc báo và tưới cây thì ông còn rất chăm chỉ tập thể dục và đạp xe. Hằng ngày, khi ông mặt trời còn chưa thức dậy, ông đều dậy sớm tập thể dục, còn chiều mát ông lại đi bộ hoặc đạp xe, có hôm mang theo vợt để đánh với các ông bà trong xóm. Em mong sao ông sẽ luôn giữ được phong độ và sức khỏe như bây giờ để sống vui vẻ bên con cháu, là chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình.
của chị học lớp mấy vậy?
Viết một đoạn văn ngắn tả về dê mèn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
Qua văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" em thấy Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn.Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi.Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng,xốc nổi và ngông cuồng.
Bài làm
Dế Mèn, là nhân vật em yêu thích nhất trong 1 tác phẩm của Tô Hoài, đó là Dế Mèn phiêu lưu kí. Chàng Dế Mèn có những cái vuốt ở chân, ở khoeo,cứ cứng dần và nhọn hoắt . Thỉnh thoảng, Dế Mèn muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt,anh co cẳng lên, đạp phanh phách vào những ngọn cỏ.Ngọn cỏ gãy rạp, y như vừa có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh của anh trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ dài kín đến tận chấm đuôi. Hai răng đen nhánh của anh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Chúc bạn học tốt
Hãy viết 1 đoạn văn tả mùa xuân( 7 - 10 câu ) có sử dụng phép nhân hóa, so sánh
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Viết một đoạn văn tả cảnh thể dục giữa giờ của trường em có sử dụng phép so sánh,nhân hóa
Từ các ô cửa, các bạn ùa ra như một đàn chim sổ lồng. Trước đó, sân trường thật yên tĩnh nhưng giờ đây đã trở nên ồn ào náo nhiệt. Chúng em đang chơi, bỗng nhạc thể dục vang lên báo hiệu giờ thể dục bắt đầu. Tất cả nhanh nhẹn tìm vị trí của lớp mình để xếp hàng. Chẳng mấy chốc các hàng đã thẳng tắp như sợi chỉ căng. Theo tiếng nhạc, động tác cổ đã được bắt đầu. Đầu các bạn cứ cúi xuống, ngẩng lên, quay bên này, quay bên nọ như những con đông tây nam bắc. Động tác tay trống thật thuần thục và điêu luyện. Những cánh tay cứ đưa lên hạ xuống như một rừng búp măng đang đón lấy ánh sáng Mặt Trời. Nhìn kia, các bạn đang tập động tác lườn trông thật tuyệt. Thân hình lắc lư uyển chuyển như những rừng hoa đang đung đưa theo gió. Lần lượt các động tác bốn, năm được kết thúc trong tiếng hô "Khoe!" vang dội khắp sân trường.
1. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về bạn bè, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ: Ẩn dụ, so sánh. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Lớp em có 52 bạn(1). Chúng em luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau(2). Nhưng em thích nhất là bạn Minh Trang(3). Bạn Minh Trang học rất giỏi và rất xinh đẹp(4). Bạn có nụ cười tươi như hoa, làn da của bạn trắng như tuyết(5). Những lời khuyên của bạn đã thắp lên trong em niềmctin và niềm hi vọng(6). Em rất yêu quý bạn Minh Trang(7).
- Biện pháp so sánh:
Vế A: Nụ cười, làn da.
Vế B: Hoa, tuyết
Từ so sánh: như.
- Ẩn dụ: Từ “thắp”.
2. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về gia đình, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: Hoán dụ, nhân hóa. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5).
- Hoán dụ: Từ “nhà”.
- Nhân hóa: từ “ông”, “thức dậy”.
3. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về trường, lớp, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: nhân hóa, hoán dụ. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Ngôi trường của em mang tên Phạm Văn Chiêu(1). Mặc dù mới được học tại trường chưa đầy một năm nhưng ngôi trường đã để lại trong em nhiều kỷ niệm đẹp(2). Trường rộng gồm 44 phòng học, sân trường được lát xi măng rất sạch với những tán cây bàng, cây phượng xanh mát(3). Giờ ra chơi, bóng áo trắng tràn xuống sân thật vui nhộn(4). Sân trường bỗng vui tươi hẳn lên(5). Em rất yêu trường với những giờ học, giờ chơi thật thú vị(6).
- Hoán dụ: từ “bóng áo trắng”.
- Nhân hóa: từ “vui tươi”.
4. Viết đoạn văn 5-7 câu, chủ đề về quê hương, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ: nhân hóa, so sánh. Chỉ rõ hai phép tu từ đó. Đánh số câu.
Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Hóc Môn(1). Trên cánh đồng quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều(2). Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim Đại bàng dũng mãnh(3). Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em(4). Em yêu quê hương của mình(5).
- So sánh:
Vế A: Từ “cánh diều”.
Vế B: từ “cánh chim Đại bàng”.
Từ so sánh: từ “như”.
- Nhân hóa: Từ “mỉm cười”, vui đùa”.