Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
PD
27 tháng 12 2020 lúc 8:01

Câu 3:

a/ Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX, vì:

- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh. 

- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.

- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.

- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

b/ Từ sự phát triển của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX, hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- VN cần đầu tư và sử dụng hiệu quả các thành tựu về khoa học kĩ thuật, nhằm thu hút các nhà khoa học đến với nước ta, đồng thời đưa VN thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng khoa học công nghệ.

- VN cần sử dụng các vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ: ODA) sao cho hợp lý. Nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế.

- Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp VN có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài (tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi VN chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải tận dụng khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

- VN có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; cùng nguồn nhân lực dồi dào, chăm chỉ, thông minh -> cần sử dụng và phát huy tối đa khả năng.

- VN cần đào tạo đội ngũ trí thức lãnh đạo cùng các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, nhanh nhạy, kịp thời với xu thế của nhân loại, nhằm đưa đất nước ngày 1 phát triển.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
20 tháng 1 2019 lúc 8:38

* Nội dung chính sách mới:

     + Nhà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế

     + Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp

     + Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế: Đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp

- Ý nghĩa:

     + Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội

     + Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng

     + Tăng thu nhập quốc dân

     + Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì

* Chính sách đối ngoại

     + Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh Củng cố vai trò của Mĩ ở Mĩ Latinh, cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh (chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ)

     + Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11.1933) (Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản)

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
VT
11 tháng 4 2017 lúc 10:55

- Chính phủ đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với đời sống kinh tế của nước Mĩ để điều hoà việc lưu thông hàng hoá, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội.

- Điểm đáng lưu ý nhất trong Chính sách mới là các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Nó quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

- Chính sách mới đã khắc phục được sự phát triển tự do chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu của nước Mĩ trước đó. Nước Mĩ từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
3 tháng 9 2017 lúc 18:00

- Bối cảnh: Chiến tranh suốt bảy năm(1914-1921) đã tàn phá nặng nề kinh tế nước Nga, sản lượng nông – công nghiệp giảm sút, bệnh dịch và nạn đói trầm trọng, bọn phản cách mạng gây bạo loạn; Nga đã thực hiện Chính sách kinh tế mới.

- Nội dung cơ bản:

- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thuế lương thực.

- Tự do buôn bán, mở lại các chợ.

- Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

- Ý nghĩa:

- Phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

- Tạo cơ sở tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
VT
11 tháng 4 2017 lúc 10:39

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I Lê –nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp về tiền tệ.

Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sauk hi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và được tự do bán ra thị trường.

Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.

Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới

Bình luận (0)
HS
Xem chi tiết
PD
29 tháng 12 2020 lúc 23:10

- Chính sách mới của Ru-dơ-ven

+ Chính sách mới nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

+ Ban hành các đạo luật về phục hung công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

* Nội dung

-  Giải quyết nạn thất nghiệp.

-  Phục hồi các ngành kinh tế, tài chính.

- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, đặt dưới dự kiểm soát của nhà nước.

- Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng.

- Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp.

- Tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội.

*Tác dụng

-  Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

-  Cứu nguy cho tư bản Mỹ.

-  Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động.

-  Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.

=> Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ  nhưng cũng giải quyết phần nào khó khăn của người lao động góp phần cho nước Mỹ duy trì được chế độ chân chủ tư sản.

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
24 tháng 1 2019 lúc 9:28

Trong những năm 1929-1939 Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách “láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. Nói cách khác là để biến các nước Mỹ Latinh thành “sân sau êm đềm” của Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)