Những câu hỏi liên quan
LH
Xem chi tiết
PT
2 tháng 3 2017 lúc 9:23

Câu 1:

- Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng.

Thời gian: đêm khuya.

Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.

- Thời gian được thể hiện qua câu với âm thanh văng vẳng trống canhdồn. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận âm thanh bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận về sự trôi đi của thời gian – thời gian vô thủy, vô chung nhưng thời gian còn chứa đựng sự phá hủy.

- Từ trơ được đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ vừa nói được bản lĩnh nhưng lại cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Trơ là tủi hổ, là bẽ bàng. Nhưng trơ với Hồ Xuân Hương còn là sự thách thức.

- Hồng nhan: cách nói về người phụ nữ nhưng đi liền với cái, gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai.

- Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: Câu thơ gợi lên cái vòng luẩn quẩn, như là sự cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của tạo hóa: Hương rượu và hương tình đi qua chỉ để lại vị đắng chát, khổ đau của tác giả.

- Hình ảnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với thân phận của người phụ nữ. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng chứa đựng nội tâm của tác giả, tạo nên sự thống nhất giữa trăng và người.

Câu 2:

Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục, mềm yếu; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rất chắc nhưng giờ cũng ngọn hơn để đâm toạc chân mây.

Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhà thơ.

Câu 3:

Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Từ lại thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, từ lại thứ hai là sự trở lại. Vì vậy, hai từ lại giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa, về cấp độ nghĩa.

Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến. Đây không phải là khối tình mà là mảnh tình, tức là hết sức bé nhỏ. Mảnh tình bé nhỏ lại đem san sẻ để chỉ còn tí con con.

Câu 4:

Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.

Sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ Tự tình ITự tình II của Hồ Xuân Hương

- Giống nhau:

+ Cùng sử dụng thơ Nôm đường luật thể hiện cảm xúc của tác giả.

+ Đều mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Điều đó được thể hiện qua kết cấu vòng tròn của hai bài thơ: mở đầu bằng thời gian và kết thúc cũng là thời gian.

+ Đều sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, trở, cái hồng nhan, ngán, tí con con, oán hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom…

- Khác nhau:

+ Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

+ Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ.

Bình luận (0)
MB
Xem chi tiết
TN
22 tháng 2 2016 lúc 15:37

Soạn bài con hổ có nghĩa I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn xuôi, đây là loại truyện trung đại Việt nam. - Có hai đoạn: + Đoạn một nói về việc con hổ có nghĩa với bà đỡ. + Đoạn hai kể về việc con hổ có nghĩa với người tiều phu. Câu 2. Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là nhân hóa. Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau. Câu 3. Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần. - Các hành động: + Gõ cửa cổng bà đỡ + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt. + Mừng rỡ, đùa giỡn với con. + Đào cục bạc tặng bà đỡ. + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ. - Con hổ thứ hai với bác tiều phu: + Mắc xương, lấy tay móc họng. + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu. + Tạ ơn một con nai. + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài. - Đây là con hổ có tầm lòng chung thủy sâu sắc với ân nhân, người cứu mạng mình thuở nào. - Những chi tiết thú vị : Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. - Đây là hành động của người chồng rất yêu thương vợ, rất lo lắng đến mạng sống của vợ trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất mà nếu có lẽ là con người thì cách biểu hiện đó vẫn là hay nhất. + Con hổ thứ hai có hành động rất lễ nghĩa của người con với người cha mới mất. Nói dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vừa biểu lộ sự đau đớn thương tiếc vừa biểu hiện nghĩa cử của con đối với cha. Nên nhớ rằng hành động này sau 10 năm. Con hổ đã coi hành động cứu mình ngày đó là ơn cứu mạng nó, nó không trả ơn mà không quên cái ngày quan trọng : ân nhân nó đã chết. + Con hổ thứ nhất đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn. + Con hổ thứ hai ngoài hành động đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối. Câu 4. Xem ghi nhớ SGK trang 114. II. Luyện tập Tham khảo : CON CHÓ BẤC 

 

Bình luận (0)
H24
17 tháng 11 2016 lúc 20:55

Chiếc xe tải mất lái đâm vào một người mù đang được ***** dẫn đường. Người mù chết ngay. ***** xông vào cứu chủ nên cũng bị chẹt chết. Linh hồn hai kẻ bị nạn bay lên trời, tới lối vào cổng thiên đường

Thiên thần gác cổng chặn lại: “Xin lỗi, bây giờ danh sách lên thiên đường chỉ còn lại một suất. Một trong hai ngươi phải xuống địa ngục.”

Người chủ chó hỏi: “Con chó của tôi chưa hề biết thiên đường là gì, địa ngục là gì. Có thể để cho tôi quyết định ai được lên thiên đường hay không ạ ?”

Thiên thần nhìn người mù với ánh mắt khinh bỉ, chau mày nói: “Rất tiếc ! Đã là linh hồn thì đều bình đẳng với nhau. Các ngươi phải qua một cuộc thi để chọn ra kẻ được lên thiên đường.”

Người mù thất vọng hỏi: “Thi thế nào ạ ?”

“Rất đơn giản, thi chạy. Từ đây chạy tới cổng thiên đường, ai tới trước thì được lên thiên đường. Nhưng ngươi cũng đừng lo, vì ngươi đã chết rồi nên không còn là kẻ mù nữa, và tốc độ chạy của linh hồn thì không liên quan gì tới thể xác; linh hồn nào càng trong sạch lương thiện thì chạy càng nhanh.” Người mù nghĩ ngợi giây lát rồi đồng ý.

Khi tuyên bố cuộc chạy đua bắt đầu, thiên thần cứ tưởng người mù sẽ khôn ngoan ráng sức chạy thật nhanh, ai ngờ người đó vẫn đi thong thả chậm rãi. Kỳ lạ hơn là ***** dẫn đường kia cũng không chạy mà chỉ đi cùng với chủ của nó, không hề rời một bước. Bấy giờ thiên thần mới hiểu ra: bao năm nay ***** ấy đã tập được thói quen mãi mãi làm theo chủ nó, luôn luôn đi đằng trước để dẫn đường cho chủ, người chủ bảo gì thì nó nghe theo ngay. Rõ ràng, nếu là kẻ có tâm địa độc ác thì khi tới cổng thiên đường người chủ sẽ bảo ***** đứng lại để người đó dễ dàng thắng cuộc thi chạy này.

Thiên thần thương hại nhìn ***** và lớn tiếng bảo nó: “Mày đã vì cứu chủ mà hiến dâng tính mạng của mình, bây giờ chủ mày đã hết mù rồi, mày chẳng cần dẫn đường cho ông ta nữa, mày chạy nhanh lên nào !” Thế nhưng người chủ cũng như con chó, cả hai dường như chẳng nghe thấy thiên thần nói gì cả, vẫn cứ thong thả như đi dạo.

Khi tới cách cổng thiên đường vài bước chân, người chủ ra lệnh cho ***** dừng lại. Nó bèn ngoan ngoãn ngồi xuống. Thiên thần nhìn người chủ với ánh mắt khinh bỉ.

Người chủ nhoẻn miệng cười quay lại bảo thiên thần: “Tôi sắp sửa tiễn ***** của mình lên thiên đường. Bây giờ điều tôi lo nhất là nó thật sự không muốn lên đấy mà chỉ thích ở bên tôi ……Chính vì thế mà tôi muốn quyết định thay cho nó.”

Thiên thần ngạc nhiên đứng sững lại.

Người chủ nhìn ***** với ánh mắt lưu luyến, lại nói: “Thật tốt là ta có thể dùng cách chạy thi để quyết định thắng thua. Ít nhất tôi cũng có thể bảo ***** kia bước thêm vài bước nữa, như vậy nó có thể lên thiên đường được rồi. Có điều ***** này đi cùng tôi đã bao năm nay mà bây giờ lần đầu tiên tôi mới hết mù và được nhìn thấy nó bằng chính mắt của mình. Bởi vậy tôi muốn đi thong thả một chút để được nhìn nó lâu hơn. Nếu được phép thì có lẽ tôi thật sự muốn mãi mãi được nhìn thấy nó. Nhưng bây giờ đã tới cổng thiên đường rồi. Đây mới là nơi nó cần được đến. Xin thiên thần làm ơn chăm nom nó giúp tôi !”
Nói dứt lời, người chủ ra lệnh cho ***** tiến lên phía trước. Khi ***** tới cổng thiên đường thì người chủ rơi xuống địa ngục như một chiếc lá rụng. ***** quay đầu nhìn thấy chủ nó rơi xuống bèn chạy thục mạng đuổi theo chủ.

Lúc bấy giờ, vị thiên thần lòng đầy hối hận vội giương cánh bay theo định túm lấy ***** dẫn đường. Nhưng vì ***** ấy vốn có linh hồn trong sạch nhất, lương thiện nhất, cho nên nó chạy nhanh hơn bất cứ thiên thần nào. Và thế là rốt cuộc ***** dẫn đường ấy lại trở về bên người chủ của nó. Dù là ở dưới địa ngục, nó cũng sẽ mãi mãi bảo vệ chủ của mình.

Thiên thần đứng rất lâu nhìn theo hai linh hồn đáng thương kia và lẩm bẩm: “Ngay từ đầu ta đã phạm sai lầm. Hai linh hồn ấy là một thể thống nhất không thể tách rời nhau. Được cùng ở bên nhau thì dù là thiên đường hay địa ngục chúng cũng bằng lòng.”
Share câu chuyện này nếu bạn thấy ý nghĩa nhé ♥
 

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
DV
22 tháng 2 2016 lúc 10:16

1. Bố cục bài văn gồm bốn phần:

Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.

 Thích thực(Từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ)  hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

 Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lờithương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

 Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ moíư là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ.

3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không...; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa - chỉ biết ruộng trâunào đợi - chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong - ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.

Vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường: Ngoài cật một manh áo vải... Trong tay một ngọn tầm vông...

Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc: ... ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ; ... muốn tới ăn gan, ... muốn ra cắn cổ... Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh:

Hỏa mai đánh bằng ....

Kẻ đâm ngang, người chém ngược...

Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý.

4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng... đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.

Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, yêu cuộc sống bìh yên nơi thôn dã nhưng đã sẵn sàng đứng lên cầm giáo cầm mác để đánh đuổi xâm lăng. Họ đã chịu bao gian khổ anh dũng hi sinh, dù thất bại nhưng họ đã khẳng định tinh thần bất khuất kiên cường không cam tâm làm nô lệ của con người Việt Nam. Các chi tiết nổi bật: xác phàm vội bỏ, nào đợi gươm hùm treo mộ, tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta, sống làm chi theo quân tà đạo..., thà thác mà dặng câu địch khái...

Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo  nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy !... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ:  đoái - nhìn, chẳng phải - vốn không, thà thác - cũng vinh.

5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.

Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

Bình luận (0)
CB
16 tháng 12 2017 lúc 19:26

bài này ko khó lắm!với mình thì dễ èo

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
KU
22 tháng 2 2016 lúc 21:11

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.

Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.

2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

3. Sức mạnh của gươm thần:

- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.

- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

4. Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

5. Ý nghĩa:

- Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

 

6* Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

 Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành  hồ Hoàn Kiếm.

2. Lời kể:

Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện.

- Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.

- Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm ("Ha ha! Một lưỡi gươm") có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng.

- Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi ("Đây là Trời có ý... báo đền Tổ quốc"): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng.

- Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí... không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước"): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái.

3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được.

4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.

5. Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.

Gợi ý:

- Về định nghĩa truyền thuyết (xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).

 

- Các truyền thuyết đã học: xem lại mục lục và tự thống kê.

 

Bình luận (1)
NN
3 tháng 11 2016 lúc 13:59

ồ, cảm ơn vui.

Bình luận (0)
HY
6 tháng 9 2017 lúc 19:40
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ. 2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn. 3. Sức mạnh của gươm thần: - Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. - Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước. 4. Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước. 5. Ý nghĩa: - Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân. - Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc. 6* Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt: Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. 2. Lời kể: Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện. - Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt. - Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm ("Ha ha! Một lưỡi gươm") có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng. - Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi ("Đây là Trời có ý... báo đền Tổ quốc"): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng. - Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí... không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước"): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái. 3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được. 4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra. 5. Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học. Gợi ý: - Về định nghĩa truyền thuyết (xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên). - Các truyền thuyết đã học: xem lại mục lục và tự thống kê.
Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
26 tháng 9 2018 lúc 14:40

Tiểu thuyết trung đại thường vay mượn đề tài, cốt truyện từ đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc

+ Tập trung xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn

+ Kết cấu lối chương hồi, theo công thức. Nhân vật thuật theo trình tự thời gian, nhân vật phân tuyến rõ ràng

+ Kết thúc có hậu

- Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ chưa có nhiều. Hồ Biểu Chánh nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định chỗ đứng của mình với nhiều tác phẩm với có tên tuổi

+ Tái hiện được bức tranh hiện thực xã hội Nam Bộ, đủ các tầng lớp trong xã hội

+ Mô phỏng cốt truyện phương Tây, còn mang nhiều nét của văn học trung đại

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NV
21 tháng 2 2016 lúc 10:23

 

I. VỀ TÁC PHẨM

Đi đường cũng là một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, các chú thích để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ.

2. Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm được mạch triển khai tứ thơ:

- Câu đầu - câu khai (khởi), mở ra ý thơ : nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan).

- Câu tiếp - câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai : khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua (Trùng san chi ngoại hựu trùng san).

- Câu 3 - câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này : Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót (Trùng san đăng đáo cao phong hậu).

- Câu 4 - câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài : Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian).

Tình cảm, cảm xúc, các hình tượng nghệ thuật của bài thơ vận động theo kết cấu này. Như thế, cấu thứ ba như là một cái bản lề tạo ra bước ngoặt về ý cho cả bài thơ.

3. Việc sử dụng liên tiếp các điệp từ  (tẩu lộ, trùng san) trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ có hiệu quả rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ. Việc lặp lại hai chữ tẩu lộ đã làm nổi bật ý thơ đường đi thật khó khăn gian khổ. Việc lặp lại các chữ trùng sanhựu trùng sancũng vậy. Các chữ này tiếp tục nhấn mạnh cái khó khăn đang nối tiếp, chồng chất khó khăn như tạo ra một cái nền vững chắc để khẳng định cái sức mạnh của tinh thần ở phía sau.

4. Câu thơ thứ hai:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san.

(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng).

khắc hoạ cái khó khăn chồng chất của người đi đường (vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác).  Các dãy núi nối tiếp cứ như bất tận, triền miên. Nhân vật trữ tình như đang cảm nhận một cách rõ ràng hơn cái khó khăn của đường đi nói chung và của con đường cách mạng nói riêng, để từ đó suy ngẫm về tinh thần của người chiến sĩ trước gian nan.

Đến câu thơ cuối:

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non).

Con người từ tư thế bị đày đoạ tưởng như không thể nào vượt qua nổi bỗng trở thành một du khách ung dung say ngắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

Ngoài nghĩa miêu tả, câu thơ thứ hai và câu thơ cuối còn mang nghĩa khác. Những con đường núi gian nan hiểm trở kia gợi ra hình ảnh con đường cách mạng đầy gian nan thử thách, đầy những hi sinh. Và niềm vui ở câu thơ cuối đâu chỉ là niềm vui của con người đã vượt qua bao dãy núi. Nó còn là niềm vui, niềm hạnh phúc của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng thành công sau bao gian khó, hi sinh.

5. Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện). Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chú ý cách ngắt nhịp và sử dụng thanh điệu ở câu 2:

Trùng san chi ngoại / hựu trùng san

Cả câu thơ chỉ có hai thanh trắc (ngoại, hựu) nhưng lại nằm ngay ở điểm nhấn quan trọng: chỗ ngắt nhịp. Do đó câu thơ như bị kéo trĩu xuống trước khi trở lại trạng thái thăng bằng. Chi tiết này rất gợi hình, gợi cảm. Đọc lên có thể hình dung ra ngay một con đường rừng với những đoạn đèo dốc thăm thẳm.

Câu thơ dịch cũng thể hiện được ít nhiều ấn tượng đó:

Núi cao / rồi lại / núi cao / trập trùng

 

Nhịp 2/2/2/2 cùng với cách sử dụng thanh điệu đặc biệt (trong mỗi nhịp đều có một thanh trắc đi với một thanh bằng) đã diễn tả phần nào những gian khổ của người tù trên đường đi đày.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NV
21 tháng 2 2016 lúc 10:23

 

I. VỀ TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc.

2. Tác phẩm

Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm vàngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

2. Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

3. Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

4. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,…Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

5*. Nhận xét của Hoài Thanh: “Thơ Bác đầy trăng” là có ý chỉ thơ Bác có nhiều bài viết về trăng. Hơn nữa còn có nhiều bài miêu tả trăng rất đẹp và ấn tượng, ví dụ:

- Các bài như: Ngắm trăng (vọng nguyệt), Trung thu, Đêm thu (Thu dạ), … là những bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù.

- Các bài như: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp),…là những bài Bác viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt giống như các cuộc ngắm trăng khác trong những bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Song có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng; trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),…Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện những suy nghĩ lắng sâu của tác giả.

Bình luận (0)
TS
15 tháng 1 2019 lúc 19:15

Câu 1: Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ "nhòm" và "ngắm" trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Đó là do đêm trăng quá đẹp, Bác chỉ mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Chính việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Câu 3: Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 4:

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
VL
2 tháng 3 2016 lúc 13:16

Câu 1 

Bố cục : 3 phần

- Đặt vấn đề (Từ đầu đến "Không ai chối cãi được") : Mục đích lí tưởng chiến đấu của dân tộc ngày này

- Giải quyết vấn đề : (Từ " Thế mà" đến "Dân tộc đó phải được độc lập") : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp " lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta" : vi phạm chân lí của thời đại

- Kết thúc vấn đề : (Đoạn còn lại) ; Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt nam đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập

Tuyên ngôn thường có ba phần :

- Nêu nguyên lí chung

- Chứng minh nguyên lí ấy

- Tuyên ngôn

Tính Logic chặt chẽ của lập luận đã được thể hiện ở chỗ nguyên lí chung làm cơ sở lí luận dẫn đến những dẫn chứng thực tế cần chứng minh để đi đến mục đích là phần tuyên ngôn luận điểm kết luận của văn bản

Câu 2 : 

Nêu căn cứ vào lời mở đầu của bản Tuyên ngôn ( "Hỡi  đồng bào cả nước") và lời tuyên bố ở cuối bản Tuyên ngôn (" Chúng tôi, chính phủ lâm thời nước Việt nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng ..." thì Tuyên ngôn độc lập viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

Thực ra không đơn giản như vậy. Cần thấy rằng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn thì ở phía Nam, quân viễn chinh Pháp nấp sau lưng quân đội Anh ( có nhiệm vụ tước vũ khí quân đội Nhật) đã tiến vào Đông Dương. Còn ở phía bắc, quân đội Tưởng giới Thạch cũng chuẩn bị vượt biên giới nước ta, sau lưng chúng là Đế quốc Mĩ. Đó là những ngày hết sức căng thẳng. Hồ Chủ Tích biết rõ mâu thuẫn giữa Anh, Mĩ và Pháp với Liên Xô; Anh, Mĩ có thể sẽ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương. Nhằm chuẩn bị cho cuộc tái xâm lược đó, Pháp đã sớm tung luận điệu tuyên truyền trước dư luận thế giới rằng việc chúng trở lại Đông Dương là hợp tình, hợp lí. Bởi Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp. Pháp có công lao khai hóa, xây dựng đất nước này. Pháp thuộc phe đồng minh chống phát xít nay phát xít Nhật bại trận, đầu hàng thì Đông Dương trở về tay Pháp là một lẽ đương nhiên.

Như vậy, đối tượng mà bản Tuyên ngôn độc lập hướng tới không những là đồng bào ta mà còn là nhân dân thế giới, trước hết là Mĩ, Anh và Pháp. Do đó, bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc mà còn bao hàm cuộc đấu tranh luận để bác bỏ luận điệu xảo quyệt của kẻ địch trước dư luận quốc tế.

Điều này giải thích vì sao bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn nguyên văn bản Tuyên Ngôn độc lập của Mĩ và bản " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền "  của Cách mạng Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí MInh đã sử dụng thủ pháp "lấy gậy ông đập lưng ông". Bọn đế quốc Mĩ, thực dân Pháp lẽ nào lại dám bác bỏ những danh ngôn tổ tiên họ.

Ngoài ta, việc trích dẫn ấy còn thể hiện niềm tự hào dân tộc : đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập và ba bản tuyên ngôn lên ngang hàng với nhau.

Câu 3 : 

Trong phần thứ hai của "Tuyên Ngôn độc lập" , để khẳng định quyền độc lập tự do của Việt nam ta, tác giả đã sử dụng một hệ thống lâpk luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.

Trước hết là hệ thống lí lẽ bác bỏ luận điện của bọn đế quốc thực dân

Chúng thường khoe khoang công lao khai hóa đối với Đông Dương. bản "Tuyên ngôn độc lập" chỉ rõ trong 80 năm thống trị nước ta, thực dân Pháp đã thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ và chia rẽ ba Kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cồn, vơ vét tận xương tủy, cuối cùng đã gây ra nạn đói khiến hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.

Chúng kể công "bảo hộ" thì bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó là tội "trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật"

Thực dân Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại thì bản tuyên ngôn đã vạch rõ sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng đồng minh thì nhân dân ta nổi dậy giành lấy chính quyền, lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. 

Để khẳng định điều vừa nói, tác giả đã đưa ra những lí lẽ mạnh mẽ và vững chắc.

Bản Tuyên ngôn cũng cho ta thấy dù thực dân Pháp đê hè, tàn bạo nhưng nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan dung, nhân đạo với kẻ thù đã thất thế : sau cuộc biến động ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên giới, lại cứu cho người Pháp ra khỏi trại giam của Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ

Từ những lập luận ấy, tác giả khẳng định một dân tộc đã hứng chịu bao cơ cực, lầm than dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh hùng quật khởi chiến đấu cho độc lập, đã đứng hẳn về phe Đồng minh chống phát xít Nhật lại nhân đạo, bác ái như đã nói, dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do

Câu 4 :

Bản tuyên ngôn độc lập tiêu biểu cho khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. Ý chí, khát vọng đó đã bộc lộ trong văn bản nhưng rõ rệt nhất là ở phần cuối. đặc biệt là ở hai đoạn văn "Một dân tộc gan góc.........phải được độc lập"; " Nước Việt nam có quyền ...........giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"

Giọng văn hùng hồn, đanh thép, đầy sức thuyết phục ấy là của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, bộc lộ một tấm lòng yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của một con người mang nặng khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy

Chính tấm lòng của vị Cha già dân tộc đã làm nên chất văn cho tác phẩm, khiến Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn bản chính luận, mẫu mực mà còn là một áng văn gây xúc động mãnh liệt lòng người.

 

 

 

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
NV
19 tháng 2 2016 lúc 22:02

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

 Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.

2. Tác phẩm

Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày.

- Nhà ở.

- Việc làm.

- Lời nói, bài viết.

2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:

Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.

+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.

+ Giản dị trong lời nói, bài viết.

3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:

"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".

Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".

- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".

- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.

- Luận cứ xác đáng, toàn diện.

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...

2. Cách đọc

Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).

3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt chè ngon mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa hạc cũ với xuân này.

        (Cảnh rừng Việt Bắc)

 

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.

 

Bình luận (4)
BA
20 tháng 2 2016 lúc 14:10

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Phạm Văn Đồng (01/3/1906) ở làng Thi Phổ Nhất, bây giờ thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là nhà hoạt động chính trị, nhà văn hoá lớn của Việt Nam.

2. Tác phẩm

Bài này được trích từ bài " Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại", diễn văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19-5-1970)

II. Trả lời câu hỏi

1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn. "Đức tính giản dị của Bác Hồ....Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn  của Hồ Chủ tịch" .  Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên phương diện : 

- Bữa ăn hàng ngày

- Nhà ở

- Việc làm 

- Lời nói, bài viết

2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể :

- Mở bài : Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác

- Thân bài : Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm

                  + Bữa ăn thanh đạm, giản dị

                  + Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên

                  + Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

Bình luận :Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hòa hợp tuyệt với với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác

                  + Giản dị trong lời nói, bài viết

3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi !" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết.... Các dẫn chứng đều cụ t hể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh

4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc đẻ bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề.Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn :

- Luận điểm ngắn ngọn, tập trung

- Luận cứ xác đáng, toàn diện

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề.

Bình luận (3)
NT
1 tháng 2 2017 lúc 10:29

I. Tìm hiểu chung văn bản.

1. Tác giả, tác phẩm:

a. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000) – một cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.

- Là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.

- Các tác phẩm có tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.

b. Tác phẩm:Trích từ diễn văn“Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc,lương tâm của thời đại” – đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

2. Đọc và chú thích: Sgk.

3. Thể loại: Nghị luận chứng minh.

4. Bố cục: 2 phần.

+ Mở bài (đoạn 1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.

+ Thân bài (đoạn 3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác

(Chứng minh sự giản dị của Bác).

II. Phân tích

1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác:

- Điều rất quan trọng... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.

->Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau.

->Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.

=>Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.

=>Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác.

2. Chứng minh sự giản dị của Bác:

a. Giản dị trong lối sống:

* Trong sinh hoạt, làm việc:

-Bữa cơm chỉ có vài ba món...

-Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...

-Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ...

-> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.

=> Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng như trong công việc.

*Trong quan hệ với mọi người:

- Viết thư cho một đồng chí.

- Nói chuyện với các cháu miền Nam.

- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.

-> Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu.

=>Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quí tất cả mọi người.

b. Giản dị trong cách nói và viết:

- Không có gì quí hơn độc lập tự do.

-Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

->Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.

=>Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

- Lập luận theo trình tự hợp lí.

2. Ý nghĩa văn bản:

- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bình luận (3)