Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
H24
21 tháng 2 2021 lúc 15:50

Bạn tham khảo :

Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.

Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.

 

Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.

Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .

Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”

Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.

 

Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.

Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.

 

Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa

Bình luận (1)
GD
21 tháng 2 2021 lúc 15:51

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
MB
21 tháng 2 2021 lúc 15:53

"Nhân dân ta từ xưa đến nay có một lòng nồng nàn yêu nước". Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta . Ngày trước, khi đát nước rơi vào vòng kìm kẹp với những thế lực lăm le xâm lược bờ cõi, nhân dân ta với tất cả lòng yêu nước của mình đã anh dũng đứng lên chống lại quân thù xâm lược. Biết bao người anh hùng đã ngã xuống nơi biên cương, trận mạc , biết bao nấm mồ vô danh đã được dựng lên bên kia đường. Âý vậy, nhưng cái chết không làm dân ta nao lúng. Bằng tất cả tình yêu nước, lòng sục sôi căm thù giặc và ý chí kiên cường, nhân dân ta đã dũng cảm đứng lên đánh phá quân thù xâm lược, giành lại tự do cho nước nhà. Ngày nay, khi mà bờ cõi đã được yeen ổn, hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn không hề bị giảm sút. Nhân dân ta tiếp tục sản xuất, tăng gia, tạo ra những của cải , vật chất phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của cộng dồng. Không những vậy, những người dân trong xóm làng còn đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu xây dựng gia đình, thôn xã ngày một giàu mạnh. Đặc biệt là thế hệ thanh niên - những mầm xanh của đất nước, ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình với non sông, thanh niên ngày càng sôi nổi hơn trong những phong trào của đoàn thế. Các bạn trẻ đã ra sức cống hiến, học tập và không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân để phát triển mình và phục vụ được nhiều hơn cho tổ quốc. Có biết bao cái tên khiên người ta tự hào như Nguyễn Thị Ánh Viên, anh em Quốc Cường, Quốc Bảo ,.... Họ đã mang tên tuổi của Việt Nam vươn tầm thế giới. Đó quả thực là những tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta . Họ đã làm được, vậy tại sao chúng ta lại không thể ? Thiết nghĩ, mỗi cá nhân hãy không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện để ngày càng phát triển mình. Một khi đã thực sự tài năng , ta hoàn toàn có thể cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của mình với non sông. Đó cũng chính là cách mà người Việt Nam chứng minh cho Thế Gioi thấy tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc mình.

tick hộ mình nha

Bình luận (0)
YH
Xem chi tiết
DX
2 tháng 3 2021 lúc 12:40

THAM KHẢO NHA !!

Mở bài

-Giới thiệu về tác giả: 

-Hồ Chí Minh là một nhà văn nhà thơ nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám có sứ cảnh hưởng lớn tới cộng đồng như Nhật ký trong tù Tuyên ngôn độc lập Cảnh khuya…

-Giới thiệu về bài viết

Bài viết“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ’được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích lời lẽ cô đọng lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

.+Thânbài:

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ”.

+Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào ?

-Xây dựng luận điểm ngắn gọn cô đọng lời văn vô cùng xúc tích trong phần lập luận thì rất chặt chẽ khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện ,bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền,tầng lớp.Tính khái quát cao.

- Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê , dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình . Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất sĩ ngoài mặt trận...đến hậu phương...,từ những phụ nữ...đến các bà mẹ chiến sĩ...''

-Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ:Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như:Làn sóng , lướt qua,...làm cho bài viết trở nên trơn tru dễ đọc dễ nghe.

-Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+Tinh thần yêu nước của dân ta:

-Lòng yêu nước là giá trị thần cao quý.Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

-Dân ra ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc,mọi lứa tuổi,mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước.Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần ,ý chí kiên cường,lòng yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

-Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể .Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động,trong nghiên cứu khoa học ,trong hc tập...

-Giongj văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài này.

-Trong phần cuối bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ dễ thấy hơn.Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý,vô giá hơn pha lê rất nhiền lần(ko pk rất nhiều lần nx mà là rất rất nhiều lần).Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi,và lưa danh sử sách ngàn năm.

+Kết bài:

-Qua bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất , quật cường của nhân dân ra.

-Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ , ngôn ngữ vừa giản dị dể hiểu , vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra. 

Bình luận (0)
NM
2 tháng 3 2021 lúc 12:42

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả:

– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…

– Giới thiệu về bài viết:

– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

+ Thân bài: Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?

– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.

-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”

– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.

– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…

– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.

– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.

+ Kết bài

– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.

– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.

Bình luận (0)
PS
2 tháng 3 2021 lúc 16:01

I. Mở bài: Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta Napoleon – hoàng đế Pháp đã từng nói: “Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước.” Đúng vậy, lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của biết bao dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trải qua bao thế kỉ, tinh thần yêu nước vẫn được các thế hệ ta giữ gìn và phát huy vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. II. Thân bài: 1. Giải thích: Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước. 2. Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không phải chỉ thể hiện ở một khoảng thời gian nhất định, mà nó là cả một quá trình, một hành trình dài nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những cuộc chiến đấu cho đến thời bình. a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong “buổi bình minh lịch sử”: Buổi bình minh lịch sử- đó là giai đoạn nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tồn tại (3000 – 179 TCN) Ngày nay, trong các bảo tàng lịch sử, di tích văn hóa, ta vẫn thấy người ta trưng bày những di chỉ văn hóa như giáo, rìu, mũi tên, giáp che thân… một là để sử dụng như công cụ lao động, một là để phòng vệ, chống quân xâm lược. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã được nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe những truyền thuyết li kì với hình ảnh các vua Hùng và nhân dân đã chiến thắng các cuộc chiến chống giặc Ân, giặc Man… Văn học thời nào cũng vậy, luôn phản ảnh chân thật hơi thở cuộc sống, mang dấu ấn thời đại. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta có thể thấy tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất của nhân dân Việt cổ được thể hiện rất rõ nét và ấn tượng. b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời phong kiến: Năm 40, Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược và chiến thắng. Năm 938, nổi danh với chiến tích sông Bạch Đằng là hình ảnh người anh hùng Ngô Quyền tài ba, sáng suốt lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Mông – Nguyên. Chiến thắng của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống quân Thanh gian lao của dân tộc… c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ: Nếu như trong thời kỳ mới lập nước của các vua Hùng hay thời phong kiến, giặc ngoại xâm tấn công ta với những vũ khí còn thô sơ thì quãng thời gian chống Pháp, Mỹ là quãng thời gian dân ta phải oằn mình chống lại mưa bom bão đạn có sức hủy diệt lớn. Tuy vậy, trong gian khổ, hiểm nguy, nhân dân Việt Nam vẫn chiến đấu với tinh thần yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Có hàng loạt các cuộc chiến lẫy lừng mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ta có thể nhắc tới như: Chiến thắng Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,…Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975… d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời bình: Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai. III. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó đã trở thành một truyền thống quý báu…”. Là thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc xây dựng Tổ quốc, bản thân em phần nào hiểu được trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, hăng say học tập, rèn luyện để góp sức xây dựng đất nước.

Bình luận (1)
NN
Xem chi tiết
LP
30 tháng 1 2016 lúc 16:26

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Qua đoạn trích này, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.

Tuy chỉ là đoạn trích nhưng bài văn vẫn có đầy đủ tính chất đặc trưng và cấu trúc của một văn bản nghị luận chứng minh với ba phần rõ rệt như sau:

Mở bài: Từ đầu đến lũ cướp nước: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Thân bài: Tiếp theo đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

Kết bài: Phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng là động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày càng phát huy mạnh mẽ để cuộc kháng chiến chống Pháp đi tới thành công.

Bố cục như trên cho thấy sự hợp lí và chặt chẽ trong phương pháp lập luận. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài văn là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng.

Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.

Để khẳng định sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, tác giả đã mượn một hình ảnh hoành tráng có tính chất tượng trưng để so sánh: … lòng yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lòng yêu nước được nhắc lại nhiều lần (bằng đại từ thay thế nó), kết hợp với các động từ có khả năng gợi cảm lớn như: kết thành, lướt qua, nhấn chìm… làm nổi bật sức mạnh không gì ngăn cản nổi của lòng yêu nước. Âm hưởng hào hùng của câu văn làm rung động trái tim muôn người. Cảm xúc sôi nổi, nhiệt thành, khâm phục và rất đỗi tự hào của Chủ tịch Hồ Chí Minh bộc lộ rõ trong từng câu, từng chữ.

Ở phần thân bài, để chứng minh cho nhận định trên, tác giả đã đưa ra những chứng cứ hùng hồn trong lịch sử giữ nước và trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp để chứng minh. Đó là những tấm gương yêu nước sáng soi muôn đời của các vị anh hùng dân tộc nổi tiếng:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,,.. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là bốn ngàn năm kế thừa và phát huy liên tục truyền thống yêu nước. Lòng yêu nước như một mạch ngầm thiêng liêng không bao giờ vơi cạn trong dòng máu mỗi người dân đất Việt. Giờ đây, nó được biểu hiện thành những hành động thiết thực:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

 

Bình luận (0)
CY
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
HC
14 tháng 4 2020 lúc 9:50

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.

- Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”.

- Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.

- Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

- Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

- Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

- Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
ML
7 tháng 2 2022 lúc 21:05

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã nhắc đến tình cảm thiêng liêng và cao quý trong mỗi người, đó chính là lòng yêu nước. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo. Trách nhiệm của chúng ta là cần tuyên truyền rộng rãi để tinh thần ấy được lan tỏa đến tất cả mọi người, đến những người cùng chung tiếng gọi thiêng liêng “đồng bào”. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, dẫ chứng chọn lọc tiêu biểu, giọng văn tràn đầy lòng tự hào, văn bản đã khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước trong trái tim mỗi người dân yêu nước.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
19 tháng 5 2018 lúc 16:28

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để  hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

hk tốt nhe bn ^_^

Bình luận (0)
H24
19 tháng 5 2018 lúc 17:29

1. Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng

Phải có kiên cường mới gọi hùng

Tay cứng lòng lành ngoài ách tớ

Má đào nóng nảy giới quyền chồng.

Lợi chung dầu sẽ mua về được

Kiếp mạng chi nài sự có không

Ba hột đạn - thầm hai tấc lưỡi

Sao cho ích giống mấy cam lòng!

Hy Mã bá đại nhân thấu

Cuồng điệt Nguyễn Tất Thành.

2. 

Rằng nay gặp hội giao hòa 

Muôn giân hèn yếu gần xa vui tình 

 Cầu rằng các nước Đồng Minh

Đem gươm công lý giứt tình giã man

Mấy phen công bố rõ ràng

Giân nào rồi cũng được trong bình quyền

Việt Nam xưa cũng oai thiêng

Mà nay đứng trước thuộc quyền Lang Sa

Lòng thành đỏ nổi xót xa

Giám xin đại quốc soi qua chút nà

Một: Xin tha kẻ đồng bào

Vì chưng chính trị mắc vào tù giam

 Hai: Xin pháp luật sửa sang

 Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng

Những tòa đặc biệt bất công

 Giám xin bỏ bớt rộn giung dân lành

 Ba: Xin rộng phép học hành

 Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương

 Bốn: Xin được phép hội làng

 Năm: Xin nghĩ ngợi, nói làm tự gio

 Sáu: Xin được phép lịch du

 Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình

 Bảy: Xin hiến pháp ban hành

 Trăm điều phải có thần linh pháp quyền

 Tám: Xin được cử nghị viên

 Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ giân

 Tám điều cần tỏ xa gần 

 Chúng nhờ Vạn quốc công dân xét tình

 Riêng nhờ giân Pháp công bình

Đem lòng đoái lại của mình trong tay

Pháp giân nức tiếng xưa nay

 Đồng bào, bác ái sánh tày không ai

 Nỡ nào ngoảnh mặt, ngơ tai

 Để cho mấy ức triệu người bơ vơ

Dân Nam một dạ ước mơ

 Lâu nay tiếng nước, sau phò lẽ công

Gịch (3) mấy chữ quốc âm bày tỏ

 Để đồng bào lớn nhỏ được hay

 Hòa bình nay gặp hội này

 Tôn dùng công lý, đọa đày giã man

 Nay gặp hội khải hoàn hể hả

 Tiếng vui mừng khắp cả đồng giân

 Tây vui chắc đã mười phần

Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi

 Hẵng mở mắt mà soi cho rõ:

 Nào Ái Lan, Ấn Độ, Cao Ly

Xưa hèn phải bước suy vi

 Nay, gần độc lập cũng vì giân khôn

 Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt

 Thế cuộc này phải quyết mà lo

Đồng bào, bình đẳng, tự gio

Xét mình rồi lại đem so mấy người

Ngổn ngang lời vắn, ý dài

 Anh em đã thấu lòng này hay chưa?

3. “Mười chính sách của Việt Minh 
Việt Nam độc lập đồng minh 
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây. 
Quyết làm cho nước non này, 
Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền: 
Làm cho con cháu Rồng, Tiên, 
Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta. 
Có mười chính sách bày ra, 
Một là ích nước, hai là lợi dân. 
Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân, 
Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền. 
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, 
Họp hành, đi lại, có quyền tự do. 
Nông dân có ruộng, có bò 
Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn. 
Công nhân làm lụng gian nan, 
Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ. 
Gặp khi tai nạn bất ngờ, 
Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho. 
Thương nhân buôn nhỏ, bán to 
Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền. 
Nào là những kẻ chức viên, 
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng. 
Binh lính giữ nước có công, 
Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu. 
Thanh niên có trường học nhiều, 
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho. 
Đàn bà cũng được tự do, 
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền. 
Người tàn tật, kẻ lão niên, 
Đều do chính phủ cất tiền ăn cho. 
Trẻ em, bố mẹ khỏi lo, 
Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy. 
Muốn làm đạt mục đích này, 
Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn. 
Sao cho từ Bắc chí Nam, 
Việt Minh có hội muôn vàn hội viên. 
Người có sức, đem sức quyên, 
Ta có tiền của, quyên tiền của ta. 
Trên vì nước, dưới vì nhà, 
Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh. 
Chúng ta có hội Việt Minh 
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh 
Rồi ra sự nghiệp hoàn thành 
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng 
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng, 
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ».

4. Dân ta phải biết sử ta 
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. 
Kể năm hơn bốn nghìn năm, 
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà. 
Hồng Bàng là Tổ nước ta. 
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang. 
Thiếu niên ta rất vẻ vang 
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời, 
Tuổi tuy chưa đến chín mười 
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương. 
An Dương Vương thế Hùng Vương, 
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân. 
Nước tàu cậy thế đông người, 
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam, 
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam. 
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi? 
Hai Bà Trưng có đại tài, 
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian, 
Ra tay khôi phục giang san, 
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta. 
Tỉnh Thanh Hoá có một bà, 
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi, 
Tài năng dũng cảm hơn người, 
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương. 
Phụ nữ ta chẳng tầm thường, 
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời, 
Kể gần sáu trăm năm giời, 
Ta không đoàn kết bị người tính thôn 
Anh hùng thay ông Lý Bôn, 
Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người, 
Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài. 
Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền. 
Vì Lý Phật Tử ngu hèn, 
Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta. 
Thương dân cực khổ xót xa, 
Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu, 
Vì dân đoàn kết chưa sâu, 
Cho nên thất bại trước sau mấy lần. 
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm, 
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm. 
Đến hồi Thập nhị sứ quân 
Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn. 
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng, 
Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh. 
Ra tài kiến thiết kinh dinh, 
Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời. 
Lê Đại Hành nối lên ngôi. 
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành 
Vì con bạo ngược hoành hành, 
Ra đời thì đã tan tành nghiệp vương. 
Công Uẩn là kẻ phi thường, 
Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta. 
Mở mang văn hoá nước nhà, 
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân. 
Lý Thường Kiệt là hiền thần, 
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành. 
Tuổi già phỉ chí công danh, 
Mà lòng yêu nước trung thành không phai. 
Họ Lý truyền được chín đời, 
Hai trăm mười sáu năm giời thì tan. 
Nhà Trần thống trị giang san, 
Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài, 
Quân Nguyên binh giỏi tướng tài: 
Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu, 
Tung hoành chiếm nửa Âu châu, 
Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la, 
Lăm le muốn chiếm nước ta, 
Năm mươi vạn lính vượt qua biên thuỳ, 
Hải quân theo bể kéo đi, 
Hai đường vây kín BẮc Kỳ như nêm 
Dân ta nào có chịu hèn, 
Đồng tâm, hợp lực mấy phen đuổi Tàu. 
Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu, 
Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang, 
Mênh mông một giải Bạch Đằng, 
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh, 
Hai lần đại phá Nguyên binh, 
Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời. 
Quốc Toản là tre có tài, 
Mới mười sau tuổi ra oai trận tiền, 
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, 
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung. 
Thật là một đấng anh hùng, 
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo. 
Đời Trần văn giỏi võ nhiều, 
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh. 
Mười hai đời được hiển vinh, 
Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi. 
Cho con nhà Hồ Quý Ly, 
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên. 
Tình hình trong nước không yên, 
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu, 
Bao nhiêu của cải trân châu, 
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn. 
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, 
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn. 
Mấy phen sông Nhị núi Lam, 
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng. 
Kìa Tuý Động nọ Chi Lăng, 
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành. 
Mười năm sự nghiệp hoàn thành, 
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan. 
Vì dân hăng hái kết đoàn, 
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng. 
Vua hiền có Lê Thánh Tôn, 
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành. 
Trăm năm truyền đến cung hoàng, 
Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi 
Bấy giờ trong nước lôi thôi, 
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà, 
Bảy mươi năm nạn can qua 
Cuối đời mười sáu mạc đà suy vi. 
Từ đời mười sáu trở đi, 
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu 
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau, 
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng. 
Dân gian có kẻ anh hùng, 
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn, 
Đóng đô ở đất Quy Nhơn, 
Đánh tan Trịnh, Nguyễn, cứu đảo huyền 
Nhà Lê cũng bị mất quyền, 
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vưong. 
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường, 
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu, 
Ông đà chí cả mưu cao, 
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng. 
Cho nên Tàu dẫu làm hung, 
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà. 
Tướng Tây Sơn có một bà, 
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân, 
Tay bà thống đốc ba quân, 
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là. 
Gia Long lại dấy can qua, 
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài. 
Tự mình đã chẳng có tài, 
Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây. 
Nay ta mất nước thế này, 
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà, 
Khác gì cõng rắn cắn gà, 
Rước voi dẫy mả, thiệt là ngu si. 
Từ năm Tân Hợi trở đi, 
Tây đà gây chuyện thị phi với mình. 
Vậy mà vua chúa triều đình, 
Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan. 
Nay ta nước mất nhà tan 
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn. 
Năm Tự Đức thập nhất niên 
Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây. 
Hăm lăm năm sau trận này, 
Trung kỳ cũng mất, Bắc kỳ cũng tan, 
Ngàn năm gấm vóc giang san, 
Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! 
Tội kia càng đắp càng đầy, 
Sự tình càng nghĩa càng cay đắng lòng. 
Nước ta nhiều kẻ tôi trung, 
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương. 
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương 
Cùng thành còn mất làm gương để đời. 
Nước ta bị Pháp cướp rồi, 
Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng; 
Trung kỳ đảng Phan Đình Phùng 
Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương. 
Mấy năm ra sức Cần Vương 
Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên, 
Giang san độc lập một miền, 
Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành. 
Anh em khố đỏ, khố xanh, 
Mưu khởi nghĩa tại Hà thành năm xưa, 
Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa, 
Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn. 
Kìa Yên Bái, nọ Nghệ An 
Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu. 
Nam Kỳ im lặng đã lâu, 
Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây. 
Bắc Sơn đó, Đô Lương đây! 
Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn. 
Xét trong lịch sử Việt Nam, 
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng. 
Nhiều phen đánh bắc dẹp đông, 
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên. 
Ngày nay đến nỗi nghèo hèn, 
Vì ta chỉ biết lo yên một mình. 
Để người đè nén, xem khinh, 
Để người bóc lột ra tình tôi ngươi! 
Bây giờ Pháp mất nước rồi, 
Không đủ sức, không đủ người trị ta. 
Giặc Nhật Bản thì mới qua, 
Cái nền thống trị chưa ra mối mành. 
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh, 
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rẫy rà. 
Ấy là dịp tốt cho ta, 
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông. 
Người chúng ít, người mình đông 
Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên. 
Hỡi ai con cháu Rồng Tiên! 
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau. 
Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu, 
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn. 
Người giúp sức, kẻ giúp tiền, 
Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta. 
Trên vì nước, dưới vì nhà, 
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh. 
Chung ta có hội Việt Minh 
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh 
Mai sau sự nghiệp hoàn thành, 
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng 
Dân ta xin nhớ chữ đồng: 
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!

HỌC TỐT!!

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
DD
18 tháng 3 2022 lúc 17:13

                                                                    Bài làm

   MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.

   LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại  nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

   LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.

   Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

   Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.

   LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

   LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

 

 

 

   KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết