Những câu hỏi liên quan
LL
Xem chi tiết

I.   GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

Câu 2:Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

-     Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2, 3, 4.

-     Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

Bình luận (0)

Câu 3:Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Câu 1:       Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                        Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

-     Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

-     Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

-     Áp dụng kinh nghiệm này, người ta sử dụng thời gian hợp lí với mỗi mùa chú ý phân bổ thời gian biểu làm việc cho phù hợp.

Bình luận (0)

Câu 2:       Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

-     Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

-     Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

-     Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

   + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

   + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Luyện tập

Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.

    - Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Bình luận (0)
HP
6 tháng 1 2019 lúc 20:18

lên vietjack mà tìm

Gõ lên đây tốn thời gian

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
TR
8 tháng 1 2020 lúc 19:13

Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:

Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mìnhChỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
21 tháng 7 2017 lúc 18:05

Đáp án

- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 

- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:

   + Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích).

   + Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
21 tháng 6 2019 lúc 6:08

Đáp án: A

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
TT
21 tháng 2 2016 lúc 12:45

1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.

2. Phân tích từng câu tục ngữ

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm
mà câu tục ngữ thể hiện

1

Con người quý hơn tiền bạc.Đề cao giá trị của con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4

Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực.Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5

Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.Đề cao vị thế của người thầy.

6

Học thầy không bằng học bạn.Đề cao việc học bạn.

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

 Không thầy đố mày làm nên.

 Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

* Diễn đạt bằng so sánh:

 Một mặt người bằng mười mặt của.

 Học thầy không tày học bạn.

 Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi”(người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

 ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

 Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả  cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành… Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân  việc lớn, việc khó… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

 Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

 Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

– Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

– Quả, kẻ trồng cây, cây, non… cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8

 

Bình luận (0)
NN
20 tháng 2 2016 lúc 16:28

Trả lời câu hỏi

1. Đọc

2. Phân tích từng câu tục ngữ

- Câu 1 : đề cao giá trị của con người

- Câu 2 : Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người

- Câu 3 : Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp

- Câu 4 : Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa

- Câu 5 : Đề cao vị thế người thầy

- Câu 6 : Đề cao việc học bạn

- Câu 7 : Đề cao ứng xử nhân văn

- Câu 8 : Phải biết ơn với những người có công lao, giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả

- Câu 9 : Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết

3. Hau câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận và đánh giá vai trò của người thầy và xác định được việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết.

- Không thầy đố mày làm nê

- Học thầy không tày học bạn

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ này đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ  cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học và học tập những điều hay lẽ phải, từ kinh nghiệm của bạn bè thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của đặc điểm trong tục ngữ :

a) Diễn đạt bằng so sánh :

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, có tác dụng làm cho các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng

b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

Phép ẩn dụ có tác dụng làm mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa

Tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt  và hoàn cảnh giao tiếp

 

 

Bình luận (0)
NV
21 tháng 2 2016 lúc 9:11

 

I. THỂ LOẠI

(Xem thêm trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất)

Ngoài các cách gieo vần tương tự như ở bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, các câu tục ngữ về con người và xã hội còn nổi bật ở những khía cạnh khác:

- Sử dụng các hình ảnh so sánh, hoán dụ, các phép đối,... hiệu quả.

- Đưa ra những câu tục ngữ có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau. Ví dụ như hai câu 5, 6:

Không thầy đố mày làm nên

Học thầy không tày học bạn.

Không nên căn cứ vào ý nghĩa của câu sau để phủ nhận vai trò của người thầy cũng như đề cao vai trò của bạn quá mức. Thực ra, đây chỉ là những cách nói hình ảnh. Nói đến "thầy" là nói đến nhà trường, đến những tri thức sách vở, còn nói đến "bạn" là nói đến thực tiễn đời sống muôn màu vẻ. Có câu "Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi", tri thức đời sống rất quan trọng nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của nhà trường, của tri thức sách vở trong việc mở mang vốn tri thức, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách của con người. Tri thức sách vở và tri thức đời sống đều cần thiết, không loại trừ nhau, trái lại, phải bổ sung cho nhau để con người được hoàn thiện.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.

2. Phân tích từng câu tục ngữ

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm 
mà câu tục ngữ thể hiện

1

Con người quý hơn tiền bạc.

Đề cao giá trị của con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.

Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.

Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4

Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực.

Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5

Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.

Đề cao vị thế của người thầy.

6

Học thầy không bằng học bạn.

Đề cao việc học bạn.

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.

Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.

Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.

Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

 Không thầy đố mày làm nên.

 Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

* Diễn đạt bằng so sánh:

– Một mặt người bằng mười mặt của.

– Học thầy không tày học bạn.

– Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

– ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả  cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân việc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

 Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

 Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

– Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

– Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Cách đọc tục ngữ cơ bản giống nhau, đều phải đảm bảo đọc đúng vần, đúng nhịp. Ngay cả với những câu tục ngữ có hình thức ca dao ("Một cây làm chẳng nên non...") thì tính chất đúc rút kinh nghiệm vẫn là chủ yếu, cần đọc rõ ràng, rành mạch, không cần chú ý nhiều đến yếu tố truyền cảm.

2. Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ đã học trong bài này.

Gợi ý: Tham khảo các câu tục ngữ sau:

- Đồng nghĩa:

+ Người sống hơn đống vàng.

+ Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.

+ Uống nước nhớ nguồn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

- Trái nghĩa:

+ Của trọng hơn người.

+ Ăn cháo đá bát.

 

+ Được chim bẻ ná, đước cá quên nơm.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TT
11 tháng 1 2022 lúc 19:46

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

3. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

4. Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn

5. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

6. Kiến đen tha trứng lên cao

Thế nào cũng có, mưa rào rất to.

7. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

8. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

9. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

10. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.

Tham khảo

Bình luận (0)
LM
11 tháng 1 2022 lúc 19:46

TK:

* Tục ngữ về " Thiên nhiên và lao động sản xuất "

1. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

2.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

3. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

4. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.`

5. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

6. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

7. Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy.

8. Chớp đông nhay nháy, gày gáy thì mưa.

9.Chắc rễ bền cây.

10.Tấc đấc tấc vàng.

Bình luận (0)
NT
11 tháng 1 2022 lúc 19:48
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưaTháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụtRét tháng Ba, bà già chết cóng.Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúaTháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêuChắc rễ bền câyCon trâu là đầu cơ nghiệpNhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống Tấc đất tấc VàngNước chảy đá mòn.
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
6 tháng 1 2018 lúc 22:23

1. Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc.
2. Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần.
3. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
4. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
5. Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa..
6. Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ.
7. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
8. Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang.
9. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
10. Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
11. Nước chảy đá mòn.
12. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
13. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
14. Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.
15 Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.
16. Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
17. Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
18. Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
19. Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
20. Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.

 

Bình luận (0)
SG
6 tháng 1 2018 lúc 22:24

trời,lắm thế!??????///:(

Bình luận (0)
NT
6 tháng 1 2018 lúc 22:24

1. Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc.
2. Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần.
3. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
4. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
5. Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa..
6. Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ.
7. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
8. Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang.
9. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
10. Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
11. Nước chảy đá mòn.
12. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
13. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
14. Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.
15 Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.
16. Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
17. Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
18. Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
19. Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
20. Nửa năm bén rễ bén dây

 

Bình luận (0)