Thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm tự kể chuyện mình.
thanh gươm trong truyện sư tích hồ gươm tự kể chuyện mình
giup mình với
Bài làm
Ta là thanh gươm thần trong trong truyện Sự tích Hồ Gươm, chắc các bạn rất
muốn biết rõ về ta. Vậy hôm nay nhân buổi rỗi rãi, đất nước thanh bình ta sẽ kể lại
câu chuyện này cho các bạn nghe.
Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người
mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long
Quân:
- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo
tàn.
Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp
dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài
nói:
- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên
cho ngươi sau. Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ
khiến bà con hoảng sợ.
Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới
vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà. Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và ta còn cố tình làm nổi bật dòng chữ “Thuận thiên” để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông. Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minh này đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn.
Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhận được lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác. Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng. Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi.
Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn
các cháu một dịp khác nhau nhé.
# Chúc bạn học tốt #
Tôi là một thanh gươm báu của đức Long Vương dưới thủy cung. Thời khởi thủy tôi đã cùng với Long Vương chinh chiến trên các chiến trường ác liệt để có thể thống nhất được Long cung thành một thể như ngày nay. Xét theo một khía cạnh nào đó tôi còn có thể được coi là bậc “khai quốc công thần”, có công lao to lớn, mang trong mình sức mạnh phi thường mà những thanh kiếm thông thường không thể có được. Long Vương cũng rất coi trọng tôi, nhưng năm ấy trên hạ thế xảy ra nhiều biến loạn, đức Long Vương đau lòng trước thực trạng lầm tham của dân chúng mà quyết định cử tôi lên trần gian một chuyến để giúp người đứng đầu nghĩa quân chính nghĩa mang tên Lam Sơn giành chiến thắng trước bọn phản tặc nhẫn tâm.
Tôi không chỉ là một thanh gươm vô tri vô giác mà có linh khí như một vị thần linh thực sự. Vì vậy mà sau khi nhận nhiệm vụ mà Long Vương giao, tôi không hề nề hà, than thở mà ngay lập tức xuất phát đi làm nhiệm vụ. Trước hết để thực hiện trọng trách mà Long Vương giao, tôi phải tự tìm cho mình vị chủ nhân xứng đáng, có đủ sức mạnh, bản lĩnh và tấm lòng nhân hậu để có thể cùng tôi đánh bại quân giặc. Tôi xuất hiện không hề toàn vẹn, không phải một thanh gươm hoàn chỉnh mà tôi phân thân thành hai bộ phận, lưỡi kiếm và chuôi kiếm. Và chỉ khi người đứng đầu nghĩa quân kia có thể tìm thấy cả hai bộ phận ấy thì tôi mới phát huy sức mạnh một cách toàn vẹn.
Đây cũng chính là thử thách mà tôi đặt ra, buộc người chủ tướng ấy phải hoàn thành. Trước hết, phần lưỡi kiếm tôi để mắc vào lưỡi kiếm của một người ngư dân. Tại sao tôi không để Lê Lợi trực tiếp tìm ra mà lại để người ngư dân này tìm thấy ư? Tất cả đều có lí do, bởi người ngư dân tên Lê Thận này là một con người có tấm lòng yêu nước, có tài, đặc biệt là hết sức trung thành với chủ tướng của mình, một lòng phò tá chủ tướng để giành chiến thắng cuối cùng. Tôi lựa chọn Lê Thận, và phần lưỡi kiếm này của tôi chính là sợi dây gắn kết giữa vị chủ tướng với bậc hiền quân.
Hôm ấy Lê Thận mang lưới ra bờ sông đánh cá, tôi đã cố tình không để cho anh ta kéo được bất cứ con cá nào, đến tận gần trưa tôi mới để lưỡi kiếm mắc vào lưới. Khi kéo lưới lên, thấy lưới nặng anh ta rất vui vẻ, hành động cũng khẩn trương lạ thường, khác hẳn với cái vẻ uể oải lúc trước. Nhưng khi kéo lên thấy chỉ có thanh sắt bị bùn đất bám dính không nhìn ra hình dáng thì anh ta lại thất vọng mà ném lưỡi kiếm xuống sông. Lần hai kéo lên thấy vẫn là thanh sắt nọ,anh ta một lần nữa bực mìn mà ném xuống sông. Nhưng lần thứ ba kéo được, anh ta lấy làm kì lạ lắm, mang thanh sắt ra bờ sông rửa sạch, thấy vẻ sáng bóng, sắc bén của lưỡi kiếm thì anh ta rất ngạc nhiên, sau đó không nói gì mà mang lưỡi gươm về để trong nhà.
Trong một lần bị quân Minh phục kích giữa rừng, Lê Lơi và một số người trên đường chạy trốn, tôi đã cố tình dẫn mọi người đến ngôi nhà nhỏ của Lê Thận, và cũng phát sáng để thu hút sự chú ý của họ. Lúc ấy Lê Lợi đã rất bất ngờ, đặc biệt khi nhìn thấy dòng chữ Thuận Thiên trên lưỡi kiếm thì càng đăm chiêu. Biết được lai lịch của người trong nhà của mình, Lê Thận đã rất xúc động mà xin đi theo phò tá cho Lê Lợi. Quả nhiên Lê Lợi là một người biết trọng dụng hiền tài, nhận thấy vẻ chân thành của Lê Thận thì lập tức đồng ý cho Lê Thận gia nhập vào nghĩa quân, cũng từ đó mà họ vào sinh ra tử cùng nhau.
Sau cuộc gặp gỡ với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận, một lần nữa tôi dẫn dắt Lê Lợi đến khu rừng khi đang ẩn nấp quân giặc, thấy ánh sáng phát ra từ một ngọn cây, Lê Lợi đã lại gần và nhặt được chuôi kiếm. Lúc ấy đôi mắt của người chủ tướng này sáng rực như tìm ra một chân lí nào đó. Sau đó mang chuôi kiếm về nhà của Lê Thận và lắp chúng lại với nhau. Và khi ấy tôi đã hoàn chỉnh, sức mạnh được quy tụ và phát huy một cách tối đa nhất. Trong những trận chiến sau đó tôi đã đồng hành cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, nghĩa quân liên tiếp thắng lợi, quân Minh đại bại mà rút về nước.
Sau khi nghĩa quân đại thắng, Lê Lợi lên ngôi vua, lúc ấy tôi vẫn đồng hành một thời gian để xem người này có phải một vị vua mẫu mực hay không. Quả nhiên, đây là một con người dũng mãnh khi chiến đấu nhưng lại là một vị minh quaann hiền từ. Trong một lần cùng dạo thuyền với nhà vua trên hồ tả vọng, sứ giả Rùa Vàng của đức Long Vương hiện lên, tôi biết thời gian quay về của mình đã đến nên chủ động chuyển động lại gần sứ giả. Vua Lê Lợi sau khi biết Long Vương đòi lại gươm thần thì rất kính cẩn dâng tôi cho Rùa vàng, sau đó tôi cùng Rùa Vàng trở về Long Cung. Cũng sau ngày hôm đó hồ Tả Vọng này được đổi lại tên, gọi là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, như để ghi nhớ sự kiện trả gươm này.
Tưởng tượng mình được trò chuyện với vua Lê Lợi trong truyện Sự tích Hồ Gươm và kể lại cạu chuyện đó
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”, vì sao Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, Lê Lợi nhận gươm thần ở đây là đúng. Nhưng trả gươm lại ở Thăng Long bởi vì đây là cố đô, là thủ đô của đất nước. Nó là biểu tượng cho sự nghiệp xây dựng hòa bình phồn vinh của toàn dân tộc trong giai đoạn thái bình. Hai không gian là hai thời kì, hai sứ mệnh của Lê Lợi.
Các sự việc trong truyện Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự nào ?
Các sự việc trong truyện Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự:thời gian
Các sự việc trong truyện Sự Tích Hồ Gươm đc kể theo trình tự : Thời gian .
Sự xuất hiện của thanh gươm trong truyện "Sự tích Hồ Gươm" có ý nghĩa gì đối với quân Lam Sơn?
Giúp cho nghĩa quân có vũ khí để chống lại kẻ thù, hay nói 1 cách khác là sức mạnh của nghĩa quân khi hợp lại
Em hãy kể lại truyền thuyết sự tích hồ gươm(không được giống trong sách)
Lập dàn ý cho đề văn: Hãy kể lại truyện truyền thuyết sự tích hồ gươm
Truyền thuyết về Hồ Gươm là một câu chuyện cổ xưa kể về nguồn gốc của hồ này. Theo truyền thuyết, từ lâu đời, trên vùng đất nay là Hà Nội, có một con rồng tên là Long Vương sống trong một hồ lớn. Long Vương là vị thần bảo vệ cho nhân dân và mang lại sự thịnh vượng cho vùng đất này.
Một ngày nọ, Long Vương đã xuất hiện trong giấc mơ của một người nông dân tên là Lạc Long Quân. Trong giấc mơ, Long Vương đã yêu cầu Lạc Long Quân xây dựng một thành phố mới và đặt tên là Thăng Long, tức là "Rồng bay lên". Lạc Long Quân, người sau này trở thành vua của vùng đất này, đã lắng nghe lời khuyên và tiến hành xây dựng thành phố Thăng Long.
Trong quá trình xây dựng thành phố, Lạc Long Quân đã nhìn thấy một con rồng trắng lớn bay lượn trên mặt nước. Con rồng này được cho là linh vật của Long Vương. Lạc Long Quân tin rằng đó là một điềm báo tốt và quyết định xây dựng một hồ lớn để làm nơi trú ngụ cho con rồng.
Hồ được đặt tên là Hồ Gươm, có ý nghĩa là "Hồ của con rồng". Nó trở thành biểu tượng của thành phố Thăng Long và sau này là Hà Nội. Người dân tin rằng việc xây dựng Hồ Gươm đã mang lại sự may mắn và bình an cho thành phố, và con rồng vẫn tiếp tục bảo vệ và gìn giữ sự thịnh vượng của vùng đất này.
Đến ngày nay, Hồ Gươm vẫn là một điểm đến du lịch nổi tiếng và mang trong mình những câu chuyện và truyền thuyết đầy màu sắc về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.
Viết 1 đoạn văn khoảng 6-8 câu nói về thanh gươm thần trong truyện sự tích hồ gươm
Gươm thần là một yếu tô kì ảo xuất hiện trong truyện nhưng lại chưa đựng nhiều ý nghĩa. Thanh gươm ấy đã góp phần đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân và đưa một vị vua anh minh lên trị vì đất nước. Gươm thần vẫn còn được nhắc đến tận ngày nay như tinh thần cảnh giác đối với mọi người. Đặc biệt răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Việc trả gươm lại cho rùa thần thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình sâu sắc của dân tộc ta. Gươm thần gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước. Từ ấy, lấy đó làm độn lực nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc.
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6-8 câu nói về thanh gươm thần trong truyện Sự tích Hồ Gươm
Gươm thần là một yếu tô kì ảo xuất hiện trong truyện nhưng lại chưa đựng nhiều ý nghĩa. Thanh gươm ấy đã góp phần đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân và đưa một vị vua anh minh lên trị vì đất nước. Gươm thần vẫn còn được nhắc đến tận ngày nay như tinh thần cảnh giác đối với mọi người. Đặc biệt răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Việc trả gươm lại cho rùa thần thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình sâu sắc của dân tộc ta. Gươm thần gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước. Từ ấy, lấy đó làm độn lực nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc.
Đóng vai gươm thần kể lại truyện sự tích hồ gươm mở bài gián tiếp
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.