Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
11 tháng 3 2018 lúc 14:57

Người lính trong bài Đồng chí, mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp

    + Xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để gia nhập quân đội

    + Là những người lính đoàn kết, chia sẻ, yêu thương đồng đội trong mọi hoàn cảnh

    + Can trường, dũng cảm trước mọi hiểm nguy

- Người lính trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Vẻ đẹp của chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, xem thường hiểm nguy

    + Là những người lính có tâm hồn sôi nổi, yêu đời, lạc quan

    + Ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bình luận (0)
BA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KT
9 tháng 8 2018 lúc 8:56

     - Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo.
     - Nhan đề của bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
     - Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của tác giả: Phạm Tiến Duật không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía trước

p/s: chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
TN
9 tháng 8 2018 lúc 9:06

Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật ỉà từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Bình luận (0)
NH
2 tháng 9 2021 lúc 20:05

Ý nghĩa nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:

- Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng từ đó thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.

- Nhan đề trên đã làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không kính, thể hiện sự gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh của tác giả.

- Hai chữ "bài thơ" cho thêm vào nhan đề cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực chiến tranh của tác giả và muốn nói về chất thơ của hiện thực chiến tranh khốc liệt, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của thời chiến.

- Nhan đề trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm là khắc họa hình ảnh về những chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật lên hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
DL
20 tháng 3 2022 lúc 18:32

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
27 tháng 1 2022 lúc 8:09

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
23 tháng 3 2019 lúc 8:22

- Giống nhau:

●   Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

 ●   Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

- Khác nhau:

 ●   Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

●   Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

●   Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
9 tháng 12 2019 lúc 21:00

Từ buổi đầu dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trong đó phải kể đến hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vô cùng gian khổ. Cứ mỗi lúc đất nước gặp hiểm nguy, thanh niên Việt Nam lại nô nức lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Và họ đã trở thành những biểu tượng người lính dũng cảm, kiên cường được khắc hoạ chân thực trong hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Ở hai thời kì khác nhau, dưới hai ngòi bút khác nhau, những người lính cách mạng trong hai bài thơ đều mang trong mình phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, anh dũng, gan dạ và lòng yêu Tổ quốc sâu nặng. Họ là những người cùng chung lí tưởng, cách mạng cao đẹp là nguyện phấn đấu, hi sinh vì Tồ quốc, vì độc lập tự do của dân tộc. Đặc biệt, sau hơn hai mươi năm từ khi Đồng chí được ra đời thì lớp đàn con, đàn cháu của những người lính thời chống Pháp từng súng bên súng, đầu sát bên đầu hay thương nhau tay nắm lấy bàn tay vẫn giữ trong mình truyền thống, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả. Từ trong mưa bom, bão đạn của chiến tranh, những chiếc xe không kính lại hội tụ về đây họp thành tiểu đội xe không kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua của kính vỡ rồi.

Từ những cái bắt tay ấy, họ trao cho nhau cả niềm tin, hi vọng và sức mạnh. Nhưng, điểm khác ở họ là ý thức giác ngộ cách mạng. Những năm đầu chống Pháp, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ nên về nhận thức chiến tranh của những người lính còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời chống Pháp.

Và nếu như trong Đồng chí thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính những chiến sĩ lái xe phải tắm trong mưa bom, bão đạn, phải chịu sự dày vò của thời tiết trên tuyến đường Trường Sơn hiểm trở: Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Nhưng họ vẫn bất chấp, hiên ngang để vượt qua tất cả, họ vẫn thật lạc quan, yêu đời, và tinh nghịch, vẫn giữ trong mình một phong cách rất lính. Và gia đình của họ là ở nơi chiến hào, với đồng đội thân yêu, chứ không phải là ở hậu phương, nơi có mẹ già, vợ dại, con thơ như những chiến sĩ trong tác phẩm Đồng chí.

Vậy là dù có ở đâu, trong thời điểm nào ta vẫn cảm thấy sự anh dũng đáng khâm phục, bất chấp khó khăn gian khổ của chiến tranh. Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã hoá thân vào các chiến sĩ Việt Nam để khắc hoạ thật sinh động hình ảnh của họ, để lại cho đời những bức chân dung tuyệt đẹp.

Học tốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
9 tháng 12 2019 lúc 21:02

E nêu 1 vài ý đc ko ak?

* Đồng chí:

- Bình dị , cao cả

- Xuất thân từ nông dân

- Nặng lòng gắn bó với làng quê thân yêu

- Cùng trải qua những gian lao, thiếu thốn

- Có tình đồng chí, đồng đội sâu sắc xuất phát từ tình yêu nước

* Bài thơ tiểu đội xe không kính:

- Tư thế: hiên ngang, ung dung

- Tầm nhìn: phóng khoáng, mở rộng

- Bất chấp khó khăn, nguy hiểm, luôn dũng cảm và kiên cường

- Có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, lãng mạn, yêu đời: 

(+) Vẫn tạo ra được thú vui khi lái xe không kính

(+) Tếu táo, vui tính

(+) Lạc quan, yêu đời

 => Hiện lên với tình đồng đội chân thành, thắm thiết. Hiện lên với ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam.

(Đây chỉ là 1 vài ý nhỏ thôi ak, có j sai mong mọi người bỏ qua)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 8 2018 lúc 4:47

 - Giống nhau:

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

       + Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

    - Khác nhau:

       + Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

       + Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết