Những câu hỏi liên quan
PH
Xem chi tiết
MN
27 tháng 12 2020 lúc 20:13

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

Bình luận (0)
H24
28 tháng 12 2020 lúc 18:26

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

 
Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
TA
22 tháng 2 2021 lúc 16:02

các b giúp mk ik ạ

 

Bình luận (0)
MN
22 tháng 2 2021 lúc 21:37

Đọc hiểu:

Câu 1:

Đoạn trích trên được trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài

Câu 2:

PTBD: miêu tả

Vì đoạn văn này đều nói đến ngoại hình của Dế Choắt

Câu 3:

Phó từ ''Đã''

Phó từ này cho thấy Dế Choắt này là một thanh niên rồi

Câu 4:

BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy ngoại hình gầy yếu, xấu xí của Dế Choắt, cậu được so sánh với ''một gã nghiện'' vì ngoại hình của mình

Câu 5:

Trong VB, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn không được huênh hoang, phải biết mình biết người. Từ đó, em rút ra bài học cho mình rằng: Không được kiêu ngạo, phải biết giúp đỡ người khác chứ không nên bắt nạt, trêu chọc họ

Bình luận (1)
PK
Xem chi tiết
H24
2 tháng 9 2021 lúc 9:06

hình bé quá

Bình luận (1)
TH
2 tháng 9 2021 lúc 9:08

sin 650=cos 350
\(cos70^0=sin30^0\)
\(tan80^0=cot20^0\)
\(cot68^0=tan32^0\)

Bình luận (0)
KK
2 tháng 9 2021 lúc 9:08

Ko nhìn chữ bn ơi, bn cho to hình một tý

Bình luận (2)
VC
Xem chi tiết
H24
1 tháng 10 2021 lúc 11:10

tham khảo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu - “Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” (theo cách nói của Phạm Văn Đồng). Một trong những mạch ngầm xuyên suốt trong tư tưởng về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu chính là “yêu nước thương dân”. Điều này đã được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bằng niềm xúc động mạnh mẽ trước sự hi sinh của những người nông dân, tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng, chân thực, hào hùng tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bối cảnh thời đại lúc bấy giờ qua những câu văn giàu cảm xúc: “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Đó là bối cảnh gắn liền với tiếng súng cùng bước chân xâm lược của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời đại căng thẳng, sục sôi và quyết liệt đó, hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ vụt sáng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Trước đây, họ chỉ là những con người quẩn quanh lối sống bình dị qua sự vất vả, tần tảo sớm hôm cùng ruộng đồng, nương bãi: 

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo đói”

Bằng những câu thơ ngắn, ngôn ngữ thơ bình dị, tác giả đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân trong cuộc sống thường nhật: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Họ chưa từng trải qua sự rèn luyện nơi “cung ngựa”, “trường nhung” và hoàn toàn lạ lẫm đối với những công việc như tập súng, tập khiên. Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.

Xuất phát từ ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm đó, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân tự nguyện sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ đất nước. Bởi vậy, trong trận nghĩa đánh Tây, họ xuất hiện với tư thế kiên cường, bất khuất và hành động quả cảm, mạnh mẽ: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”; “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…”. Sự quyết liệt được tô đậm hơn nữa thông qua biện pháp liệt kê: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Bởi vậy, dù trang bị, vũ khí hết sức thô sơ: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”,... nhưng họ vẫn bước ra chiến trường với tư thế dũng mãnh của người làm chủ: “cũng chém rớt đầu quan hai họ”. 

Tác phẩm kết thúc bằng lời khẳng định về sự hi sinh cao đẹp của người nông dân - nghĩa sĩ qua câu văn ngắn gọn tám chữ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Từ ngữ “nghìn năm” đã gợi mở phạm trù thời gian vĩnh hằng để ngợi ca linh hồn bất tử của người nông dân. 

Để khắc họa thành công hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực. Đây là một trong những đóng góp mới mẻ trong nền văn học trung đại - giai đoạn chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nhờ vậy, hình tượng người nông dân đã hiện lên chân thực qua nhiều nét vẽ, từ dáng vẻ bề ngoài đến cuộc sống lao động cùng những tâm tư, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để tăng sức gợi hình, gợi cảm như so sánh (“trông tin quan như thời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), đối lập, đặc tả,...

Như vậy, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân, nổi bật là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm. Đó là những phẩm chất chung của nhân dân ta qua mọi thời đại, làm nên giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Tuy nhiên, qua việc sử dụng bút pháp hiện thực, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người nông dân với những nét mới mẻ của sự bi tráng trong thời đại văn học trung đại Việt Nam.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
PT
13 tháng 6 2021 lúc 18:40

Đề là gì?

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
DH
14 tháng 9 2021 lúc 18:42

1 knowing the answer, they told us

2 the unique handicraft, we didn't like it

3 We looked into these machines so that we could find out the method 

We looked into these machines so as to find out the method 

4 Jack's poverty, everyone looks up to him

5 In order to choose the best chair, Linda looked through this catalouge 

6 is not as dirty as this one

7 I didn't play as successfully as Linda

8 A dog can't run as fast as a horse

A dog runs more slowly than a horse

9 No rivers in the world is as long as the Nile

10 No one in my family talks as politely as Linda

Bình luận (1)