Tìm số nguyên x sao cho biểu thức sau có giá trị nguyên: x+6 phần x+2
Tìm số nguyên X sao cho biểu thức sau có giá trị nguyên \(\frac{x+6}{x+2}\)
Để biểu thức trên nguyên
=> x+6 chia hết cho x+2
=> x+2+4 chia hết cho x+2
Vì x+2 chia hết cho x+2
=> 4 chia hết cho x+2
=> x+2 thuộc Ư(4)
x+2 | x |
1 | -1 |
-1 | -3 |
2 | 0 |
-2 | -4 |
4 | 2 |
-4 | -6 |
KL: x thuộc {-1; -3; 0; -4; 2; -6}
Cho biểu thức A = \(\frac{3|x|+2}{|x|+5}\)
a) Tìm số nguyên x sao cho biểu thức A có giá trị lớn nhất.
b) Tìm số nguyên x sao cho biểu thức A có giá trị nguyên.
Tách phần nguyên của biểu thức sau, rồi tìm giá trị nguyên của x để giá trị của biểu thức cũng là 1 số nguyên:
\(\dfrac{4x^3-3x^2+2x-83}{x-3}\)
Bài 5. Cho biểu thức: C = \(\dfrac{2\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}-2}\) 𝑣ớ𝑖 𝑥 ≥ 0; 𝑥 ≠ 4. Tìm x nguyên để C đạt giá trị nguyên nhỏ nhất
Bài 6. Cho biểu thức: D = \(\dfrac{x-3}{\sqrt{x}+1}\) với 𝑥 ≥ 0; 𝑥 ≠ 1. Tìm x nguyên để D có giá trị là số nguyên
Bài 5:
\(C=\frac{2\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}-2}=\frac{2(\sqrt{x}-2)+1}{\sqrt{x}-2}=2+\frac{1}{\sqrt{x}-2}\)
Để $C$ nguyên nhỏ nhất thì $\frac{1}{\sqrt{x}-2}$ là số nguyên nhỏ nhất.
$\Rightarrow \sqrt{x}-2$ là ước nguyên âm lớn nhất
$\Rightarrow \sqrt{x}-2=-1$
$\Leftrightarrow x=1$ (thỏa mãn đkxđ)
Bài 6:
$D(\sqrt{x}+1)=x-3$
$D^2(x+2\sqrt{x}+1)=(x-3)^2$
$2D^2\sqrt{x}=(x-3)^2-D^2(x+1)$ nguyên
Với $x$ nguyên ta suy ra $\Rightarrow D=0$ hoặc $\sqrt{x}$ nguyên
Với $D=0\Leftrightarrow x=3$ (tm)
Với $\sqrt{x}$ nguyên:
$D=\frac{(x-1)-2}{\sqrt{x}+1}=\sqrt{x}-1-\frac{2}{\sqrt{x}+1}$
$D$ nguyên khi $\sqrt{x}+1$ là ước của $2$
$\Rightarrow \sqrt{x}+1\in\left\{1;2\right\}$
$\Leftrightarrow x=0; 1$
Vì $x\neq 1$ nên $x=0$.
Vậy $x=0; 3$
Bài 6:
Để D nguyên thì \(x-3⋮\sqrt{x}+1\)
\(\Leftrightarrow\sqrt{x}+1\in\left\{1;2\right\}\)
\(\Leftrightarrow\sqrt{x}\in\left\{0;1\right\}\)
hay \(x\in\left\{0;1\right\}\)
Cho biểu thức:A=\(\dfrac{2x-1}{x+2}\)
a) Tìm số nguyên x để biểu thức A là phân số
b)Tìm các số nguyên x để biểu thức A có giá trị là 1 số nguyên
c)Tìm các số nguyên x để biểu thức A đạt giá trị lớn nhất,giá trị nhỏ nhất
A = \(\dfrac{2x-1}{x+2}\)
a, A là phân số ⇔ \(x\) + 2 # 0 ⇒ \(x\) # -2
b, Để A là một số nguyên thì 2\(x-1\) ⋮ \(x\) + 2
⇒ 2\(x\) + 4 - 5 ⋮ \(x\) + 2
⇒ 2(\(x\) + 2) - 5 ⋮ \(x\) + 2
⇒ 5 ⋮ \(x\) + 2
⇒ \(x\) + 2 \(\in\) { -5; -1; 1; 5}
⇒ \(x\) \(\in\) { -7; -3; -1; 3}
c, A = \(\dfrac{2x-1}{x+2}\)
A = 2 - \(\dfrac{5}{x+2}\)
Với \(x\) \(\in\) Z và \(x\) < -3 ta có
\(x\) + 2 < - 3 + 2 = -1
⇒ \(\dfrac{5}{x+2}\) > \(\dfrac{5}{-1}\) = -5 ⇒ - \(\dfrac{5}{x+2}\)< 5
⇒ 2 - \(\dfrac{5}{x+2}\) < 2 + 5 = 7 ⇒ A < 7 (1)
Với \(x\) > -3; \(x\) # - 2; \(x\in\) Z ⇒ \(x\) ≥ -1 ⇒ \(x\) + 2 ≥ -1 + 2 = 1
\(\dfrac{5}{x+2}\) > 0 ⇒ - \(\dfrac{5}{x+2}\) < 0 ⇒ 2 - \(\dfrac{5}{x+2}\) < 2 (2)
Với \(x=-3\) ⇒ A = 2 - \(\dfrac{5}{-3+2}\) = 7 (3)
Kết hợp (1); (2) và(3) ta có A(max) = 7 ⇔ \(x\) = -3
tìm giá trị nguyên của x để biểu thức A = 2 phần 6-x có giá trị lớn nhất
Ta có:
A = 2/ (6 - x)
Để A có GTLN
=> 6 - x có GTLN và 6 - x khác 0
Mà 6 - x khác 0
=> 6 - x = 1
=> x = 5
=> A = 2/1 = 2 khi x = 5
ban kia làm sai roi ....nhin mik lam ne
A=2/6-x co gia tri lon nhat khi va chi khi
6-x co gia tri nho nhat
suy ra A=1
suy ra x=5
vay A=2 khi va chi khi x=5
\(A=\frac{2}{6-x}\) lớn nhất \(\Rightarrow6-x\) nhỏ nhất
Vì 2 > 0 => 6 - x là số nguyên dương nhỏ nhất
=> 6 - x = 1 => x = 5
Vậy A có giá trị lớn nhất khi x = 5
Tách phần nguyên của biểu thức sau đây và tìm các giá trị nguyên của x để biểu thức cx có giá trị nguyên:
\(\dfrac{4x^3-6x^2+8x}{2x-1}\)
cho biểu thức A bằng x mũ 2-2x-6/x+1. tìm số nguyên x để A có giá trị nguyên
Bài1: Cho biểu thức:
A= x^3 - 3x^2 + 4x - 1 / x-3
a) Tìm điều kiện xác định
b) Tìm giá trị nguyên của x để biểu thức có giá trị nguyên.
Bài 2:Cho biểu thức:
P= x^3 - 3x^2 + 6 / x^2 - 3x
a) Tìm điều kiện xác định
b) Tính giá trị của P khi x = 2
c) Tìm giá trị nguyên của x để P nhận giá trị nguyên
BÀI 1:
a) \(ĐKXĐ:\) \(x-3\)\(\ne\)\(0\)
\(\Leftrightarrow\)\(x\)\(\ne\)\(3\)
b) \(A=\frac{x^3-3x^2+4x-1}{x-3}\)
\(=\frac{\left(x^3-3x^2\right)+\left(4x-12\right)+11}{x-3}\)
\(=\frac{x^2\left(x-3\right)+4\left(x-3\right)+11}{x-3}\)
\(=x^2+4+\frac{11}{x-3}\)
Để \(A\)có giá trị nguyên thì \(\frac{11}{x-3}\)có giá trị nguyên
hay \(x-3\)\(\notinƯ\left(11\right)=\left\{\pm1;\pm11\right\}\)
Ta lập bảng sau
\(x-3\) \(-11\) \(-1\) \(1\) \(11\)
\(x\) \(-8\) \(2\) \(4\) \(14\)
Vậy....
cảm ơn bạn nha nhưng bạn có chắc là nó đúng ko